Hoàn thiện các chính sách tác động đến sự gia nhập thị trường và cạnh tranh trên thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 135)

- Hiệu lực và hiệu quả thực thi một số chính sách về bảo vệ môi trường, bảo

BÁN LẺ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM

4.3.1. Hoàn thiện các chính sách tác động đến sự gia nhập thị trường và cạnh tranh trên thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ

tranh trên thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ

4.3.1.1. Hoàn thiện chính sách hội nhập và mở cửa thị trường DVPPBL

Để hoàn thiện chính sách hội nhập và mở cửa thị trường DVPPBL, Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung một số quy định chính sách cụ thể liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo lập các cơ hội tiếp cận, tham gia thị trường bán lẻ và môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, ổn định và minh bạch cho các nhà phân phối trong và ngoài nước, tuân thủ nguyên tắc MFN và NT của WTO. Quan điểm chủ đạo của chính sách là Nhà nước không khuyến khích các nhà phân phối nước ngoài được mở cơ sở bán lẻ ở các đô thị lớn, các địa bàn có lợi thế địa kinh doanh bán lẻ. Cụ thể như sau:

- Xây dựng tiêu chí và ban hành quy định chính sách cụ thể về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) áp dụng đối với các nhà cung cấp dịch vụ phân phối nước ngoài khi muốn mở cơ sở bán lẻ từ thứ hai trở lên tại Việt Nam làm căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực DVPPBL và các cơ quan hữu quan áp dụng thống nhất trong cả nước. Trong đó, để khắc phục tình trạng ENT là một định nghĩa mơ hồ và khó áp dụng, ngoài tiêu chí cơ sở “kế hoạch tổng thể và quy hoạch vùng” làm một trong những căn cứ phê duyệt cho phép cơ sở bán lẻ thứ hai trở lên đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài mà Chính phủ đang dự kiến xem xét quy định cần quy định cụ thể và có thể đánh giá tương đối chính xác tiêu chí “sự ổn định thị trường” và tiêu chí về “quy mô địa lý”. Mặt khác, vấn đề “không hạn chế số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện khu vực địa lý” (dự kiến) cũng cần được xem xét trong mối quan hệ với 3 tiêu chí kiểm tra, xem xét cấp phép nêu trên, nhất là tại các địa điểm có lợi thế đặc biệt ở các đô thị lớn. Chẳng hạn, với lý do để giảm ách tắc giao thông và bảo vệ môi trường ở Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, có thể không

xem xét cấp phép cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài mở cơ sở bán lẻ thứ hai ở địa bàn các quận nội thành (Thái Lan cũng đã áp dụng quy định này trên quan điểm quy hoạch để hạn chế mở các cơ sở bán lẻ quy mô lớn ở Khu vực nội thành thủ đô Băng Cốc)

- Nghiên cứu Ban hành các quy định mới và bổ sung hoàn thiện một số quy định chính sách đối với trường hợp các tập đoàn phân phối xuyên quốc gia (TNCs) và đa quốc gia quy mô lớn gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam trên cơ sở học tập và rút kinh nghiệm của các nước trong khu vực (như Thái Lan, Malaysia, Indonesia). Trong đó, có các quy định chính sách về thủ tục lập cơ sở bán lẻ mới (khi các TNCs gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam), yêu cầu về nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế - xã hội, yêu cầu về đáp ứng các quy hoạch kinh tế - xã hội vùng, địa bàn lãnh thổ, yêu cầu về quy mô dân số phục vụ, yêu cầu về dịch vụ hỗ trợ, yêu cầu về kho bãi, yêu cầu về quản lý và marketing.

- Nghiên cứu ban hành quy định giờ mở cửa và đóng cửa đối với các siêu thị, TTTM, chính sách đối với hình thức bán lẻ không cần cửa hàng… bán hàng trực tiếp cá nhân, bán hàng đa cấp, bán hàng trực tuyến (trên cơ sở mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp).

- Xây dựng ban hành quy định chính sách và công cụ điều tiết sự hình thành các chuỗi liên kết đối với các doanh nghiệp phân phối lớn của các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài, như quy định chỉ cho các Tập đoàn nước ngoài có quy mô lớn hoặc đang chiếm ưu thế trên một khu vực thị trường nhất định, chỉ được mở từng siêu thị riêng lẻ, không cho hoặc hạn chế hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị trường (như trường hợp chính phủ Thái Lan và chính phủ Trung Quốc áp dụng). Đồng thời bổ sung các quy định chính sách cụ thể tại các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh về chống/hạn chế các liên kết chuỗi với mục đích chi phối lũng đoạn thị trường của các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp phân phối trong nước. Xây dựng và bổ sung các quy định chính sách cụ thể về khuyến khích liên kết giữa các nhà bán lẻ truyền thống trong nước đối với các nhà bán lẻ hiện đại nước ngoài, khuyến khích các siêu thị nhỏ và các cửa hàng truyền thống của nhà bán lẻ trong nước liên kết với các nhà phân phối nước ngoài (kể cả bằng hình thức mua cổ phần của nhau) như thông qua khuyến khích thành lập các liên minh bán lẻ, nhằm giúp các siêu thị nhỏ trong nước có được quyền lực thị trường tương đương hoặc không quá yếu thế so với các siêu thị lớn của nhà phân phối nước ngoài.

- Nghiên cứu ban hành văn bản pháp luật (luật, pháp lệnh hoặc trước mắt là Nghị định của Chính phủ) quy định chính sách cụ thể đối với kinh doanh dịch vụ logistics (hoặc trước mắt là kinh doanh kho bãi) để điều tiết và kiểm soát sự tham gia thị trường và ngăn chặn sự thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với mạng lưới logistics trong nước trực tiếp liên quan đến phát triển DVPPBL. Việc này sẽ góp phần ngăn ngừa các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thao túng mạng lưới logistics để chi phối mạng lưới bán lẻ trong nước, nhất là ở khu vực đô thị. Đồng thời, cần bổ sung các quy định cụ thể về quy mô, tiêu chuẩn kho hàng, hầm lạnh, kho lạnh đối với siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm trên cơ sở sửa đổi bổ sung Quy chế siêu thị trong trung tâm thương mại đã ban hành theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM.

- Bổ sung các quy định về ngưỡng giới hạn tối đa về diện tích kinh doanh đối với các cửa hàng quy mô lớn của các tập đoàn phân phối nước ngoài. Tiếp tục sửa đổi “Quy chế siêu thị, TTTM” ban hành theo Quyết định1371/2004/QĐ-BTM. Trong đó, thay vì chỉ quy định ngưỡng diện tích tối thiểu (như quy định hiện hành của Quy chế này) đối với mỗi ST, TTTM thì cần bổ sung quy định về ngưỡng diện tích tối đa đối với từng địa bàn, từng khu vực thị trường.

Trong việc xây dựng các quy định chính sách nêu trên, có thể nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc. Chẳng hạn, có thể quy định các cơ quan Nhà nước có chức năng cấp phép và quản lý đầu tư trực tiếp của nước ngoài chỉ được phép chấp thuận đơn xin mở cửa hàng quy mô lớn (siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi) của doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở tại Việt Nam nếu diện tích kinh doanh của mỗi cửa hàng không vượt quá 2.000 m2 , đồng thời tổng số các cửa hàng giống nhau (cửa hàng chuỗi) mở ở Việt Nam không quá 10.

- Bổ sung và ban hành quy định thời gian cấp phép cho các dự án FDI vào lĩnh vực bán lẻ dài hơn so với bán buôn (như trường hợp Trung Quốc đã áp dụng)

- Nghiên cứu xây dựng và công bố lộ trình thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường phân phối Việt Nam theo lộ trình. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng và thực hiện chế độ thẩm tra, giám sát việc xây dựng các cơ sở bán lẻ quy mô lớn; xây dựng và ban hành các quy định về việc xếp hạng các nhà bán lẻ (A,B,C) trong việc tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, coi đây là một trong những căn cứ đánh giá xem xét việc cấp phép cho nhà phân phối nước ngoài được

mở cơ sở bán lẻ mới từ thứ 2 trở lên (nhưng không coi đây là tiêu chí về kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT).

4.3.1.2. Hoàn thiện các chính sách thương nhân, chính sách mặt hàng trong lĩnh vực DVPPBL

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách thương nhân theo hướng khuyến khích và hỗ trợ quá trình phát triển nhanh đội ngũ thương nhân có trình độ chuyên nghiệp hoá cao, tư duy kinh doanh mang tính toàn cầu và đủ khả năng phát triển các liên kết dọc theo ngành hàng, các liên kết ngang trong khâu bán lẻ. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất có khối lượng hàng hoá lớn đầu tư xây dựng HTPPBL sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Hoàn thiện các qui định chính sách đối với các trường hợp chấm dứt hoạt động của thương nhân trong nước, thương nhân nước ngoài do vi phạm luật pháp và qui định của giấy phép kinh doanh, đặc biệt là pháp luật về bảo vệ môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm và về bảo vệ người tiêu dùng.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách mặt hàng trong lưu thông ở thị trường trong nước theo hướng qui định bổ sung danh mục mặt hàng nhạy cảm cao với những biến động của tình hình thị trường thế giới, giá cả dễ bị biến động do các yếu tố tâm lý người tiêu dùng và đầu cơ (trong đó có vàng, điện thoại di động, các mặt hàng xa xỉ có xu hướng tiêu dùng hàng ngoại cao ...) để có các kịch bản phản ứng chính sách kịp thời khi có sự bất thường nhằm bình ổn cung cầu, giá cả thị trường. Mặt khác, chính sách mặt hàng lưu thông qua các cơ sở bán lẻ ở thị trường trong nước cần được điều chỉnh nhằm hỗ trợ thực hiện mục tiêu chính sách mặt hàng nhập khẩu, chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam để đảm bảo tính đồng bộ, bổ sung lẫn nhau giữa các chính sách này. Việc hoàn thiện chính sách mặt hàng lưu thông qua các cơ sở bán lẻ cần theo hướng bổ sung các quy định cụ thể về quản lý chất lượng hàng hóa, bảo đảm VSATTP và bảo vệ môi trường tại các cơ sở bán lẻ ; đồng thời gắn với các quy định về phân loại cơ sở bán lẻ để cấp phép mở rộng hoặc xây dựng cơ sở bán lẻ mới của doanh nghiệp bán lẻ .

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 135)