Triển vọng phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế thời kỳ tới năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 118)

- Hiệu lực và hiệu quả thực thi một số chính sách về bảo vệ môi trường, bảo

BÁN LẺ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM

4.1. Triển vọng phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế thời kỳ tới năm

hội nhập quốc tế thời kỳ tới năm 2020

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) vừa được đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 được đại hội XI của Đảng thông qua cũng đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng lớn về phát triển lĩnh vực các ngành dịch vụ. Trong đó, chiến lược đã xác định: “Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh” là một trong những định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ 2011 – 2020. Mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát là: phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP. Hình thành một số trung tâm dịch vụ có tầm cỡ khu vực và quốc tế; mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước; chủ động tham gia mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam; hiện đại hóa và mở rộng dịch vụ có giá trị gia tăng cao như Logistics và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh”… là một trong những định hướng lớn về phát triển thị trường và thương mại trong nước, phát triển dịch vụ phân phối nói chung, dịch vụ phân phối bán lẻ nói riêng. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2015 được đại hội XI của Đảng thông qua cũng đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng cụ thể về phát triển thương mại và dịch vụ phân phối trong 5 năm tới. Trong đó, thương mại là một trong những ngành dịch vụ được định hướng ưu tiên phát triển và hiện đại hóa cần có cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng hàng hóa sản

xuất trong nước, mở rộng thị trường nội địa, phát triển thương mại trong nước ở tất cả các vùng; hoàn thiện hệ thống phân phối để xác lập vị thế vững chắc của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường bán lẻ. Phấn đấu khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng GDP và gấp ít nhất 1,3 lần tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất sản phẩm vật chất; tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân 5 năm 2011- 2015 đạt 8 đến 8.5%/năm.

Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 (được phê duyệt tại quyết định 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng chính phủ) đã đề ra quan điểm chỉ đạo chiến lược là “phát triển lĩnh vực dịch vụ nhanh, hiệu quả và bền vững”;”phát triển khu vực dịch vụ tiếp cận với trình độ hiện đại, đảm bảo hội nhập quốc tế và khu vực”; “Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong phát triển các lĩnh vực dịch vụ”. Mục tiêu chiến lược và phân kỳ phát triển khu vực dịch vụ là : giai đoạn 2011 – 2015 đạt tốc độ tăng trưởng 7,8 đến 8,5%/năm, quy mô chiếm khoảng 41% - 42% GDP toàn bộ nền kinh tế; giai đoạn 2016 – 2020 tốc độ tăng trưởng 8,0 – 8,5%/năm, quy mô chiếm khoảng 42,0 – 43,0% GDP toàn nền kinh tế. Một trong những định hướng lớn về phát triển khu vực dịch vụ trong thời kỳ tới năm 2020 là : phát triển hệ thống phân phối sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ Việt Nam; Hình thành một số trung tâm dịch vụ; coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối; Các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Chiến lược cũng đề ra định hướng lớn về phát triển dịch vụ phân phối: Đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý Nhà nước đối với hệ thống phân phối của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn được tổ chức và phân phối thông suốt trên phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm chiếm lĩnh tại các địa bàn thị trường then chốt và trọng yếu; Có đủ các nguồn lực để giải quyết kịp thời các biến động của thị trường về quan hệ cung – cầu, giá cả hàng hóa và dịch vụ. Có chính sách, cơ chế tạo lập vị thế và sức mạnh điều tiết thị trường của hệ thống bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối. Đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hệ thống phân phối vừa và nhỏ trên thị trường các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Trước hết và chủ yếu là thị trường nông thôn và miền núi [81]

Căn cứ bối cảnh quốc tế, trong nước và các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, chiến lược tổng thể phát triển khu

vực dịch vụ Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 về định hướng đến 2030… có thể dự báo phát triển DVPPBL thời kỳ tới như sau:

Bảng 4.1. Triển vọng phát triển DVPPBL Việt Nam đến năm 2020

Chỉ tiêu

Quy mô (tỷ đồng) Nhịp độ tăng trưởng bình quân (%/năm) TH 2010 (sơ bộ) 2015 2020 2011 2015 2016 2020 2011 - 2020 1. Dân số (ngàn người) 86.927,7 92.179 97.121 1,15 1,05 1,1 2. GDP (tỷ đồng, giá so sánh 1994) 551.609 775.000 1.130.000 7,0 7,8 7,4 3. GDP/người (Trđ/người) 6,347 8,408 11,635 5,8 6,7 6,25 4. GDP thương nghiệp, sửa chữa (tỷ đồng, giá so sánh 1994) 92.206 135.500 205.000 8,0 8,7 8,35 Tỷ lệ 4/2: (%) 16,71 17,5 18,1 5. Tổng số lao động trong ngành thương nghiệp (ngàn người) 5.549,7 5.900 6.300 1,2 1,3 1,25 6. Nhu cầu vốn đầu tư

vào thương nghiệp 15.012 23.500 38.000 9,35 10,1 9,75 7. Tổng mức LCHHBL&DTDV (tỷ đồng, giá thực tế) 1.541.800 3.600.000 9.000.000 18,5 20,15 19,3 8. Tổng mức bán lẻ (tỷ đồng, giá thực tế) 1.220.708,2 2.730.000 6.400.000 17,5 18,6 18,0 Tỷ lệ 8/7 (%) 79,1 75,8 71,1 -Tổng mức bán lẻ qua hệ thống PPBL hiện đại ST,TTTM, - CHTL, TMĐT) 231.934 869.000 2.880.000 36,5 27,1 27,1 Tỷ trọng: (%) 19,0 30 45 - Tổng mức bán lẻ qua hệ thống PPBL truyền thống 988.774,2 1.861.000 3.520.000 13,5 13,6 13,55 Tỷ trọng: (%) 81,0 70 55

Nguồn: Tính toán của tác giả Luận án từ các dữ liệu dự báo. – số liệu 2010 từ nguồn của Niên giám Thống kê 2010, Tổng cục thống kê

Trong 10 năm tới, Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường DVPPBL, hội nhập hệ thống phân phối khu vực và toàn cầu ngày càng sâu rộng. Việt Nam trở thành thành

viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ tháng 11/2006. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn đang hưởng “ân hạn” dành cho các nước có nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển ở trình độ thấp. Trong giai đoạn 2009 – 2015, hầu hết những “ân hạn” này sẽ không còn hiệu lực. Những nghĩa vụ mà Việt Nam phải thực hiện sau thời gian ân hạn như:

- Về cải cách thể chế, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để được công nhận là nền kinh tế thị trường vào năm 2018; trong đó thể chế trong lĩnh vực lưu thông phân phối phải đi trước một bước để thúc đẩy các lĩnh vực khác.

- Về mở cửa thị trường dịch vụ, Việt Nam sẽ phải từng bước mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, hạn chế góp vốn của đối nước ngoài ở mức 49% đã được dỡ bỏ. Năm 2009, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường đối với một số mặt hàng nhạy cảm như sắt thép, phân bón, xi măng,…Với việc thực hiện đầy đủ các cam kết khi gia nhập WTO, trong giai đoạn 2009 – 2015 và các năm tiếp theo, phân ngành DVPPBL Việt nam vừa có những cơ hội phát triển mới, vừa có những thách thức. Việc thực hiện đầy đủ các cam kết cũng có nghĩa là: Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng khả năng thu hút vốn FDI vào các ngành sản xuất để tạo nguồn hàng, nhất là các ngành dịch vụ phân phối; Nâng cao năng lực thể chế thông qua việc sửa đổi, ban hành những văn bản pháp luật mới, nâng cao tính minh bạch của chính sách; Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng,…Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ gặp những khó khăn cơ bản về phát triển DVPPBL trong những năm tới như: Các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ, nhất là các hộ kinh doanh sẽ phải cạnh tranh với các tập đoàn phân phối lớn và có nguy cơ bị thu hẹp; Nguy cơ nhập khẩu tăng, nhất là các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ do cắt giảm thuế quan; việc quản lý chất lượng hàng hóa trong lưu thông PPBL và việc bảo đảm VSATTP sẽ trở thành thách thức lớn trong việc thực hiện vai trò của Nhà nước đối với việc điều tiết thị trường nội địa, quản lý hoạt động lưu thông phân phối bán lẻ hàng hóa.

- Thị trường DVPPBL Việt Nam sẽ tiếp tục chịu tác động mạnh của hội nhập và liên kết kinh tế - thương mại khu vực. Việc xây dựng EAC vào năm 2015 và tầm nhìn ASEAN 2020 phác hoạ ra một khối kinh tế khu vực ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao – nơi các dòng hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và vốn được

chuyển dịch tự do. Bên cạnh đó, ASEAN còn triển khai các chương trình hợp tác với bên ngoài khu vực như hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Đông Á, ASEAN + 3,… Việc Trung Quốc triển khai ý tưởng chiến lược một trục hai cánh. Chiến lược này nằm trong chiến lược xây dựng cực tăng trưởng thứ tư của Trung Quốc. Một trục là hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Singapore có chiều dài 3.900 km. Hai cánh, trong đó cánh thứ nhất được phát triển từ chương trình hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, bao gồm Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) và 5 nước ASEAN là Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Cánh thứ hai là vành đai Vịnh Bắc Bộ mở rộng từ Bắc Hải qua lãnh hải các nước Việt Nam, Malaysia, Indonexia, Philippin, Bruney và Singapore. Trong chiến lược đó, Việt Nam có vị trí quan trọng cả về vị trí địa kinh tế và độ rộng thị trường. Cùng với quá trình liên kết đó, các nước trong tiểu vùng Mê Kông đang tăng cường hợp tác xây dựng các hành lang kinh tế Đông – Tây cũng sẽ mang lại cho Việt Nam cả cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế. Trong đó, về thương mại, cơ hội phát triển có thể nhận thấy là:

+ Cải thiện cơ sở hạ tầng qua đó thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực;

+ Mở rộng không gian kinh tế, thương mại và gia tăng qui mô thương mại hàng hoá, dịch vụ;

+ Tăng cơ hội tham gia cung cấp các dịch vụ nói chung và dịch vụ xuất – nhập khẩu nói riêng;

+ Phát triển thương mại tại các vùng kém phát triển của Việt Nam, đặc biệt là thương mại khu vực biên giới;

+ Qui mô thị trường nội địa cũng được tăng lên nhờ phát triển các ngành dịch vụ du lịch, vận tải, chuyển khẩu.

Bên cạnh đó, những thách thức mà Việt Nam có thể sẽ gặp phải như:

+ Nếu Việt Nam không có chiến lược khai thác cơ hội bao gồm cả việc chuẩn bị về cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm, của các nhà phân phối trong nước, nâng cao hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước,… thì Việt Nam có nguy cơ không khai thác được lợi ích do không gian thị trường mở rộng, thậm chí còn trở thành thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp phân phối lớn từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan,…

+ Nguy cơ gia tăng nhập khẩu, nhất là nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc thế hệ công nghệ trung bình và thấp từ Trung Quốc;

+ Nguy cơ gia tăng xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu (nông sản, khoáng sản), các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp ;

+ Nguy cơ tham gia vào quá trình thương mại giữa các quốc gia ở những công đoạn có giá trị gia tăng thấp.

Trong 10 năm tới, triển vọng và xu hướng chính trong phát triển DVPPBL ở Việt Nam là:

Thứ nhất, quy mô thị trường bán lẻ trong nước tiếp tục được tăng lên cùng với quá trình gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao

Độ rộng thị trường trong nước được xác định bởi diện tích lãnh thổ, qui mô dân số và thu nhập bình quân đầu người. Trong đó, qui mô dân số và mức thu nhập bình quân đầu người là những yếu tố biến động, làm thay đổi độ rộng của thị trường trong nước theo thời gian.

Theo mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 và kết quả dự báo triển vọng phát triển DVPPBL (bảng 4.1) nêu trên, nền kinh tế Việt nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ cao trong thời kỳ 2011 – 2020. GDP bình quân đầu người sẽ đạt khoảng 1.700 – 1.800 USD/người vào năm 2015 và khoảng 3.000 USD/người vào năm 2020. Nếu so sánh với các nước trong khu vực ASEAN, mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 chỉ tương đương với Philippin vào năm 2004 - 2005, hay Indonexia năm 2003 - 2004. Đến năm 2020 chỉ tương đương với của Thái Lan vào năm 2006. Như vậy, mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn chậm hơn so với một số nước trong ASEAN – 6 từ 10 – 15 năm.

Theo kết quả dự báo (tại Bảng 4.1) thời kỳ 2011 -2020 với nhịp độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa bình quân khoảng 18%/năm (chưa loại trừ yếu tố giá) quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2020 sẽ lớn gấp khoảng 5,2 lần năm 2010 và gấp khoảng 2,3 lần năm 2015. Trong đó, quy mô tổng mức lưu chuyển hàng hóa qua hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại (ST, TTTM, CHTL và cả TMĐT) năm 2020 sẽ gấp khoảng 12,5 lần năm 2010 và gấp khoảng 2,3 lần năm 2015 ; qua hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống năm 2020 sẽ gấp khoảng 3,6 lần năm 2010 và khoảng 1,9 lần năm 2015. Cấu trúc phân phối bán lẻ sẽ có sự chuyển dịch khá nhanh theo hướng văn minh hiện đại: Tỷ trọng tổng mức bán lẻ qua hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại sẽ tăng từ khoảng 19% trong năm 2010 lên chiếm khoảng 30%

vào năm 2015 và khoảng 45% vào năm 2020. Tuy thế, tỷ trọng này chỉ tương đương với Thái Lan năm 2000 và Việt Nam chuyển dịch cấu trúc phân phối bán lẻ chậm hơn so với các nước ASEAN 6 khoảng 15 đến 20 năm

Thứ hai, năng lực cung ứng hàng hoá và chất lượng dịch vụ PPBL trong nước tiếp tục được cải thiện, nâng cao và mở rộng

Với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp, tăng trưởng của khu vực công nghiệp và dịch vụ sẽ cao hơn mức tăng trưởng GDP chung khoảng 1,2 đến 1,3 lần. Đồng thời, Việt Nam đang ngày càng chú trọng hơn đến phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và tích cực tìm kiếm cơ hội tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu. Điều này không chỉ mở rộng các ngành sản xuất công nghiệp, mà còn góp phần nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất chung của khu vực công nghiệp. Đồng thời điều đó cũng sẽ tạo điều kiện phát triển các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w