- Ở góc độ tiếp cận của ngành thương mại, chính sách phát triển DVPPBL là chính sách thương mại cụ thể hay nó là chính sách bộ phận của chính sách thương
b) Phân loại các chính sách cụ thể tác động đến sự phát triển DVPPBL Phân loại theo đối tượng tác động của chính sách, phân thành 3 nhóm sau:
2.4. Một số bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm nước ngoài về điều chỉnh và hoàn thiện chính sách phát
nước ngoài về điều chỉnh và hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ trong bối cảnh hội nhập
Từ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia… về điều chỉnh và hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL trong bối cảnh hội nhập quốc tế (cụ thể xem phụ lục 1), Luận án rút ra 8 bài học có thể vận dụng cho Việt Nam như sau :
Thứ nhất, lựa chọn đúng cách tiếp cận và định dạng tổng quát lĩnh vực PPBL
thành hai phân hệ lớn là hệ thống PPBL truyền thống và hệ thống PPBL hiện đại làm cơ sở khách quan cho nhận thức, xây dựng và điều chỉnh kịp thời chính sách thích ứng. Bài học kinh nghiệm này thể hiện ở một số khía cạnh chủ yếu và bằng chứng lịch sử cụ thể sau:
- Định dạng tổng quát ngành DVPP thành hai phân ngành dịch vụ phân phối chính là: Bán buôn và bán lẻ. Trên cơ sở đó, xây dựng khung khổ luật pháp riêng điều chỉnh hai lĩnh vực hoạt động dịch vụ phân phối cụ thể này. Cả Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan đều theo hướng này (Nhật Bản có Luật bán buôn, và Luật Cửa hàng bán lẻ qui mô lớn, sau đó đổi thành Luật bán lẻ; Hoa Kỳ có Luật bán buôn, Luật bán lẻ; Thái Lan và Trung Quốc đang soạn thảo để ban hành Luật bán lẻ).
- Phân định DVPPBL theo phương thức bán lẻ để định dạng tổng quát thành hai phân hệ lớn là HTPPBL truyền thống và HTPPBL hiện đại. Trên cơ sở định dạng tổng quát đó, có chính sách thích ứng để điều chỉnh sự hình thành và phát triển hai loại HTPPBL này, phù hợp với đặc điểm và sự vận động của chúng. Đồng thời có chính sách giải quyết các xung đột về lợi ích và các hiệu ứng không mong muốn khi không tạo được sự hài hoà giữa sự phát triển của HTPPBL truyền thống với sự phát triển của HTPPBL hiện đại. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa Thái Lan và Trung Quốc là trong khi Thái Lan vấp phải thực tiễn có sự xung đột gay gắt về lợi ích giữa các nhà bán lẻ truyền thống (bị mất mát thua thiệt) với các nhà bán lẻ hiện đại (giành vị thế cạnh tranh và lợi nhuận lớn) trong quá trình tự do hoá thương mại bán lẻ thì mới chú trọng đến chính sách quản lý bằng qui hoạch; còn Trung Quốc thì chủ động ngay từ đầu khi mở cửa, hội nhập và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực
bán lẻ. Có thể nói, ở mức độ nhất định, Thái Lan đã không thành công trong quá trình tự do hoá thương mại bán lẻ khi đã không chủ động và thận trọng trong việc đưa ra những khung chính sách với các qui định đúng đắn và phù hợp trước khi tiến hành tự do hoá thương mại bán lẻ.
- Phát triển DVPPBL theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế nhưng phải bảo đảm qui tắc cạnh tranh công bằng (phù hợp với tiến độ và sự sẵn sàng của nền kinh tế trong tiến hành tự do hoá thương mại bán lẻ, mở cửa thị trường bán lẻ) gồm ba nhóm: HTPPBL hiện đại do các doanh nghiệp trong nước chi phối, HTPPBL hiện đại do các doanh nghiệp nước ngoài chi phối (hay còn được gọi là HTPPBL hiện đại của các tập đoàn phân phối đa quốc gia), và HTPPBL hiện đại liên kết (sự liên kết và xâm nhập vào nhau của hai nhóm trên). Trên cơ sở đó, Chính phủ có những qui định về chính sách thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp trong nước, bảo đảm cạnh tranh công bằng, thúc đẩy liên kết quốc tế.
Trung Quốc là trường hợp rất thành công trong vấn đề này từ khi mở cửa, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hội nhập quốc tế (mặc dù có chuyên gia gọi đó là vi phạm nguyên tắc NT của WTO). Gần đây, Thái Lan cũng đi theo hướng này, sau khi thị phần của các tập đoàn đa quốc gia chiếm tới 80% thị trường bán lẻ Thái Lan, Chính phủ vấp phải phản ứng mạnh của các nhà bán lẻ trong nước.
Thứ hai, xây dựng lộ trình và kiểm soát thực hiện lộ trình tự do hoá thương
mại bán lẻ theo tiến độ phù hợp với sự sẵn sàng của nền kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường bán lẻ. Đây là bài học rút ra từ trường hợp không thành công của Thái Lan trong việc thu hút các tập đoàn phân phối nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực thương mại bán lẻ ở Thái Lan và đã chi phối lĩnh vực PPBL của nước này (có thời điểm các tập đoàn nước ngoài chiếm tới 80% thị phần). Khi Thái Lan thực hiện chính sách có tính đường lối về tự do hoá thương mại bán lẻ trong khuôn khổ khung chính sách mở rộng của Chính phủ để thu hút FDI, Chính phủ đã thiếu thận trọng, không xác định lộ trình và khung qui định đúng đắn, phù hợp trước khi tiến hành tự do hoá bán lẻ; và thiếu sự kiểm soát nên đã để cho các tập đoàn phân phối nước ngoài chi phối thị trường bán lẻ. Hậu quả là hàng loạt nhà bán lẻ trong nước bị phá sản, gặp khó khăn ... gây ra những phản đối chính trị gay gắt chống lại tự do hoá thương mại bán lẻ từ phía các nhà bán lẻ truyền thống, các nhà bán buôn và các nhà trung gian thương mại trong nước, gây tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường ở các đô thị lớn. Khi xảy ra các xung
đột nêu trên, Chính phủ mới bị động phản ứng chính sách để đảm bảo sự hài hoà lợi ích giữa các nhà bán lẻ trong nước với các nhà bán lẻ nước ngoài, giữa các nhà bán lẻ truyền thống với các nhà bán lẻ hiện đại. Đây là bài học đắt giá cho những nước đi sau trong việc mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ như Việt Nam.
Thứ ba, hoàn thiện khung pháp lý với các qui định chính sách cụ thể, chặt chẽ
cho hoạt động kinh doanh trên thị trường hàng hoá bán lẻ và quản lý đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ.
Theo kinh nghiệm của Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc… sau khi mở cửa thị trường hàng hoá bán lẻ có quá nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào kinh doanh trên thị trường, làm hạn chế sự phát triển và khả năng cạnh tranh của các nhà bán lẻ trong nước. Chính phủ các nước này đã xây dựng các đạo Luật về bán buôn, bán lẻ và ban hành các quy định chính sách cụ thể trong các văn bản dưới Luật để điều chỉnh sự phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ, trong đó có các siêu thị, đặc biệt là siêu thị của các tập đoàn nước ngoài.
Ngoài các quy định về hạn chế vốn góp, về yêu cầu vốn tối thiểu, về thủ tục lập cơ sở bán lẻ mới, cả Thái Lan và Trung Quốc đều có các quy định quản lý thị trường bán lẻ thông qua việc quản lý đất đai, mặt bằng xây dựng, qui định số lượng siêu thị tại các thành phố. Khống chế diện tích tối đa hoặc tối thiểu khi mở các siêu thị nhằm hạn chế sự phát triển của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Indonesia có các quy định về yêu cầu kho bãi, quản lý và marketing. Malaysia có các quy định về yêu cầu dịch vụ bổ trợ, về nghiên cứu tác động kinh tế, xã hội, yêu cầu về quy mô dân số phục vụ…
Thứ tư, thực hiện các chính sách hỗ trợ các nhà bán lẻ trong nước, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh với các hệ thống phân phối của doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường trong nước
Các biện pháp mà Chính phủ có thể thực hiện bao gồm hỗ trợ về thông tin, đào tạo kỹ năng quản lý, nghiên cứu thị trường, chuyển giao công nghệ. Tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế trao đổi kiến thức kỹ năng về kinh doanh bán lẻ ...
Hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ của các doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh việc hạn chế sự phát triển quá mức của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, Nhà nước cần phải đảm bảo cơ sở hạ tầng cho hoạt động kinh doanh bán lẻ. Thực tế cho thấy, tại một số nước do chi phí về đất đai quá đắt nên các nhà bán lẻ thường phải xây dựng cơ sở của mình với qui mô quá nhỏ hoặc nằm quá xa trung
tâm thành phố nên hoạt động rất kém hiệu quả. Để phát triển hệ thống bán lẻ Nhà nước cần dành quĩ đất hợp lý trong qui hoạch thành phố để xây dựng các siêu thị, đại siêu thị, các trung tâm thương mại ... tại những địa điểm thích hợp. Mặt khác Nhà nước cũng cần đầu tư giao thông, điện nước, viễn thông ... để nâng cao hiệu quả hoạt động của các bán lẻ trong nước.
Thứ năm, thực hiện chính sách ưu tiên phát triển mạng lưới bán lẻ hàng hoá tại các địa phương có đủ điều kiện và hạn chế phát triển tại các thành phố lớn thị trường hàng hoá bán lẻ đã bão hoà. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy trong giai đoạn đầu phát triển hầu như tất cả các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài đều có mặt ở các thành phố lớn của Trung Quốc đến mức bão hoà, trong khi tại các tỉnh và thành phố nhỏ chưa có một siêu thị nào. Thực tế này cho thấy Nhà nước cần có chính sách ưu tiên phát triển thị trường hàng hoá bán lẻ tại các thành phố nhỏ nhằm xây dựng hệ thống bán lẻ hiện đại trên cả nước.
Thứ sáu, có chính sách cụ thể về thu hút, khuyến khích Kiều bào đầu tư về nước phát triển hệ thống phân phối bán lẻ. Đồng thời, thực hiện nhất quán chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển DVPPBL ở Việt Nam nhưng có kiểm soát chặt chẽ.
Thứ bảy, để nhanh chóng hiện đại hoá lĩnh vực PPBL, nâng cao hiệu năng
của nó đối với phát triển sản xuất và định hướng tiêu dùng của xã hội, Nhà nước cần có chính sách phát triển chuỗi cửa hàng như trường hợp Trung Quốc.
Cần nhận thức rõ vai trò tiên phong của chuỗi cửa hàng trong việc thúc đẩy phát triển các loại hình phân phối bán lẻ hiện đại để sớm có chính sách ưu tiên và chiến lược phát triển chuỗi cửa hàng. Thực tế, phát triển chuỗi cửa hàng ở Trung Quốc và các nước cho thấy, phương thức vận doanh cửa hàng theo chuỗi, trong đó có việc phát triển chuỗi cửa hàng theo hình thức các doanh nghiệp bán lẻ trong nước được phép cho các tập đoàn nước ngoài vào đầu tư xây dựng và mở rộng hệ thống cửa hàng của họ, tạo “cú hích” đầu tiên để hiện đại hoá lĩnh vực DVPPBL
Thứ tám, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ
thống phân phối bán lẻ của các tập đoàn phân phối nước ngoài ở thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường thế giới. Sự tham gia, thâm nhập lẫn nhau giữa các HTPPBL của doanh nghiệp trong nước với HTPPBL của các doanh nghiệp nước ngoài, sẽ tạo sự phát triển có tính tuỳ thuộc lẫn nhau và có khả năng tạo ra sự hài hoà trong lĩnh vực DVPPBL của nền kinh tế, ngăn ngừa xảy ra các xung đột giữa các nhà bán lẻ trong nước với các nhà bán lẻ nước ngoài (như Thái
Lan đã vấp phải).
CHƯƠNG 3