Theo phạm vi mặt hàng kinh doanh bán lẻ người ta chia các hình thức tổ chức bán lẻ hàng hoá thành các loại: Cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện dụng,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 25)

chức bán lẻ hàng hoá thành các loại: Cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện dụng, các siêu thị chuyên doanh, và các siêu thị tổng hợp, cửa hàng bách hoá.

- Theo phương thức tổ chức kinh doanh bán lẻ, người ta chia làm ba loại: Phương thức tổ chức kinh doanh bán lẻ độc lập (cửa hàng bán lẻ độc lập, siêu thị độc lập ...); phương thức tổ chức kinh doanh bán lẻ theo chuỗi liên kết (chuỗi cửa hàng tiện lợi, chuỗi siêu thị ...); và hình thức tổ chức kinh doanh bán lẻ trên mạng / trực tuyến.

2.1.2. Vai trò của dịch vụ phân phối bán lẻ đối với phát triển kinh tế - xã hộitrong thời đại ngày nay trong thời đại ngày nay

- Trong tất cả các quốc gia có đầy đủ dữ liệu, lĩnh vực phân phối (bán buôn và bán lẻ cộng lại) chiếm một phần đáng kể trong các hoạt động kinh tế. Phần đóng góp của lĩnh vực phân phối trong tổng GDP nằm trong khoảng từ 8% ở Đức, Ireland đến trên 20% ở Hồng Kông, Trung Quốc và Panama. Tại Philippin và Indonesia, dịch vụ phân phối đóng góp khoảng 16% GDP. Tại nhiều nền kinh tế, lĩnh vực này chỉ đứng thứ hai sau lĩnh vực chế tạo về mức đóng góp GDP và vượt trên các lĩnh vực khác như nông nghiệp, khai khoáng, vận tải, viễn thông và dịch vụ tài chính. Đóng góp của lĩnh vực này trong việc tạo công ăn việc làm thường còn lớn hơn đóng góp vào GDP, thể hiện khả năng thu hút lao động mạnh mẽ của lĩnh vực này. Dịch vụ bán lẻ bao giờ cũng sử dụng nhiều lao động hơn dịch vụ bán buôn. Chỉ số thể hiện tầm quan trọng của lĩnh vực phân phối trong các hoạt động kinh doanh chính là tỷ lệ số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối trong tổng số các doanh nghiệp trong một nền kinh tế, tỷ lệ này nằm trong khoảng từ nhỏ hơn 20% tại Hoa Kỳ, Đan Mạch và Ireland, lên tới 40% tại Hy Lạp và Bồ Đào Nha.

Một số nước có số lượng tương đối lớn các doanh nghiệp phân phối là do đặc thù có nhiều doanh nghiệp bán lẻ qui mô nhỏ. Ở Việt Nam, dịch vụ phân phối đóng góp 13 - 14% vào tổng GDP của nền kinh tế từ sau năm 2004 đến nay.

Ý nghĩa kinh tế của DVPPBL trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế còn hơn nhiều so với đóng góp đơn thuần vào GDP, các DVPPBL có các vai trò và ý nghĩa kinh tế chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 25)