- Ở góc độ tiếp cận của ngành thương mại, chính sách phát triển DVPPBL là chính sách thương mại cụ thể hay nó là chính sách bộ phận của chính sách thương
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.1. Khái quát thực trạng phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Namtrong quá trình hội nhập trong quá trình hội nhập
3.1.1. Các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ hànghoá của Việt Nam hoá của Việt Nam
Quá trình hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam cũng thực sự bắt đầu từ năm 1995 trong khuôn khổ Chương trình hợp tác khu vực ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ. Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ V tại Thái Lan năm 1995, các nước ASEAN đã cùng nhau ký kết Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) với các nội dung và mục tiêu cụ thể gồm:
+ Đẩy mạnh hợp tác giữa các thành viên ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đa dạng hoá năng lực sản xuất, cung cấp và phân phối dịch vụ;
+ Xoá bỏ đáng kể các hàng rào hạn chế thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên;
+ Thực hiện tự do hoá thương mại dịch vụ bằng cách mở rộng và thực hiện sâu sắc hơn những cam kết mà các nước đã đưa ra tại WTO vì mục tiêu thực hiện khu vực thương mại tự do đối với dịch vụ;
+ Để thực hiện tự do hoá thương mại dịch vụ trong khu vực, các nước cam kết sẽ tiến hành đàm phán song phương để đạt được các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ cho các loại hình dịch vụ với nguyên tắc đề ra cho đàm phán là các cam kết phải ở mức cao hơn các cam kết tại WTO.
Sau khi Việt Nam gia nhập APEC (Tháng 11/1997), Việt Nam bắt đầu thực hiện chương trình hoạt động của APEC, trong khuôn khổ điều chỉnh về dịch vụ: liên tục giảm những hạn chế để mở cửa cho thương mại dịch vụ; dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia ở 4 lĩnh vực cụ thể là viễn thông, giao thông, vận tải, năng lượng, du lịch.
động trong việc triển khai “Kế hoạch hành động thuận lợi hoá thương mại” (TFAP) ... Trong khuôn khổ TFAP, Việt Nam đã cùng các thành viên ASEM xây dựng danh sách các rào cản chung trong thương mại trên 8 lĩnh vực ưu tiên ban đầu của TFAP và một số rào cản chung khác. Năm 2001 Chính phủ đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), có hiệu lực từ ngày 10/12/2001, tạo bước đệm cho việc gia nhập WTO của Việt Nam. Tác động quan trọng nhất của BTA là tạo động lực thực hiện các chương trình cải cách có hệ thống ở Việt Nam, như: Xây dựng một hệ thống luật pháp thương mại và thủ tục hành chính phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và nhu cầu của nền kinh tế thị trường; thúc đẩy một số ngành dịch vụ còn non trẻ; tăng cường đầu tư, xuất khẩu và mở cửa thị trường giữa hai nước. Hiệp định BTA cũng đã góp phần trực tiếp vào việc tạo cơ hội tiếp cận thị trường cho trên 20 lĩnh vực dịch vụ quan trọng (trong đó có dịch vụ phân phối) và một số lĩnh vực khác đối với các nhà đầu tư và cung ứng dịch vụ của Hoa Kỳ. Trong các cam kết BTA về mở cửa thị trường dịch vụ, Việt Nam đã có các cam kết đáng kể để tự do hoá việc tiếp cận 110 phân ngành dịch vụ trong tổng số 155 phân ngành dịch vụ của tổng số 11 khu vực (ngành) dịch vụ mà WTO đã qui định, trong đó có ngành dịch vụ phân phối. Đối với hầu hết các dịch vụ này, Việt Nam sẽ cho phép hình thức sở hữu 100% của nước ngoài, nhưng sẽ duy trì tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở các mức từ 49 - 65% trong các giai đoạn lộ trình và đối với một số lĩnh vực nhạy cảm như viễn thông, các hạn chế đó sẽ áp dụng vĩnh viễn.
Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong WTO về cơ bản như cam kết của Việt Nam với Hoa Kỳ trong BTA và có chặt hơn so với các nước mới gia nhập WTO khác. Cụ thể là: Về thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là như BTA (1/1/2009). Tương tự như BTA, Việt Nam không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách, báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quí cho nước ngoài; nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, phân bón, xi măng ... Việt Nam chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm; Việt Nam hạn chế mở điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nhà phân phối nước ngoài chỉ được thành lập liên doanh vốn góp nước ngoài không quá 49% ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Hạn chế về vốn này được bãi bỏ từ ngày 1/1/2008, sau thời điểm này nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn tới 99,99% vốn pháp định của liên doanh. Tuy nhiên, chỉ từ sau 1/1/2009, các nhà phân phối nước ngoài mới được thành lập
công ty 100% vốn nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Hộp 3.1: Một số cam kết cụ thể về dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam trong WTO:
+ Việt Nam không mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ 10 mặt hàng và nhóm hàng: 1) Thuốc lá và xì gà; 2) Sách; 3) Báo và tạp chí; 4) Vật phẩm đã ghi hình; 5) Kim loại quí và đá quí; 6) Dược phẩm (không bao gồm các sản phẩm bố dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột); 7) Thuốc nổ; 8) Dầu thô và dầu đã qua chế biến; 9) Gạo; 10) Mía đường và đường củ cải.
+ Việt Nam không hạn chế đối xử quốc gia đối với dịch vụ bán lẻ. + Việt Nam hạn chế tiếp cận thị trường bán lẻ với các mức:
. Nhà phân phối nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2008 hạn chế vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ. kể từ ngày 1/1/2009 không hạn chế.
. Kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung ứng dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ: Xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rượu; và phân bón.
. Kể từ ngày 1/1/2009, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ máy kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy.
. Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
. Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoại trừ cơ sở thứ nhất) sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Điều này cũng có nghĩa là việc xin phép thành lập nhiều hơn một cơ sở bán lẻ khác tuân thủ qui trình đã có và được công bố công khai và việc cấp phép phải dựa trên các tiêu chí khách quan. Các tiêu chí chính để kiểm tra nhu cầu kinh tế là số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và các qui mô địa lý.
Nguồn: Trích từ văn kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO của Việt Nam do: Ủy ban quốc tế về hợp tác kinh tế quốc tế biên soạn, NXB Chính trị quốc gia 2006
[ 85 ]
Như thế, mức cam kết nêu trên còn thấp hơn hiện trạng thời điểm gia nhập WTO của Việt Nam vì trên thực tế Việt Nam đã cho phép một số tập đoàn phân
phối nước ngoài thành lập siêu thị 100% vốn nước ngoài và mở hàng loạt siêu thị tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 1998 (sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, APEC và ASEM) các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài đã được đầu tư xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ tại thị trường Việt Nam.
Tính chung trong 10 năm qua, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có trên 10 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đầu tư xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ của mình tại các đô thị lớn. Theo một số nguồn tư liệu đánh giá sơ bộ, các tập đoàn này tuy chỉ chiếm khoảng 10% tổng số siêu thị và Trung tâm thương mại cả nước nhưng lại chiếm khoảng 50% giá trị lưu chuyển hàng hoá bán lẻ qua hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại ở Việt Nam.
3.1.2. Khái quát thực trạng phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hoá ở ViệtNam trong quá trình hội nhập quốc tế Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Trong quá trình hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam có những đặc điểm và xu hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất, Quy mô và tốc độ tăng trưởng bán lẻ nhanh nhưng chưa ổn định:
Bảng 3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa thời kỳ 1996 – 2010 Năm Tổng mứcbán lẻ (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Chỉ số giá tiêu dùng (%) Tăng trưởng bán lẻ thực tế (%) Tổng mức bán lẻ đã loại trừ yếu tố tăng giá
(tỷ đồng) 1995 94.863,0 - 12,7 - - 1996 117.547,0 24,0 4,5 19,5 113.361 1997 131.770,4 12,0 3,6 8,4 122.883 1998 153.780,6 17,0 9,2 7,8 132.468 1999 166.989,0 9,0 0,1 8,9 144.258 2000 183.864,7 10,0 -0,6 10,6 159.549 2001 200.011,0 9,0 0,8 8,2 172.632 Bình quân năm 1996 – 2001 (ASEAN – BTA) 953.963 13,25 11,0 2002 221.569,7 11,0 4,0 7,0 184.716 2003 262.832,6 19,0 3,0 16,0 214.271 2004 314.618,0 20,0 9,5 10,5 236.769
2005 373.879,4 19,0 8,4 10,6 261.8672006 463.144,1 24,0 6,6 17,4 307.432 2006 463.144,1 24,0 6,6 17,4 307.432 Bình quân năm 2002 – 2006 (BTA – WTO) 1.636.044 18,35 12,25 2007 574.814,4 24,0 12,63 11,37 342.387 2008 781.957,1 36,0 19,89 16,11 397.546 2009 983.281,0 26,0 6,52 19,48 474.988 2010 (Sơ bộ) 1.220.708,2 24,0 11,75 12,25 533.174 Bình quân năm 2007 – 2010 (Sau WTO) 5.560.761 27,5 14,7
Nguồn: Niên giám thống kê 2007 và 2010, Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu Bảng 3.1 cho thấy, nếu nhịp độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ bình quân năm theo giá thực tế của giai đoạn 1996 – 2001 (sau khi gia nhập ASEAN đến trước khi BTA có hiệu lực) là 13,25%/năm thì của giai đoạn 2002 – 2006 (sau khi BTA có hiệu lực đến trước khi gia nhập WTO) là 18,35%/năm và của giai đoạn 2007 – 2010 (sau khi gia nhập WTO) là 27,5%/năm. Nếu tính nhịp độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ thực tế (đã loại trừ yếu tố tăng giá) thì nhịp độ tăng trưởng của các giai đoạn tương ứng lần lượt là: 11%/năm; 12,25%/năm và 14,7%/năm. Điều này cho thấy, hội nhập quốc tế đã góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ.
Thị trường bán lẻ Việt Nam có quy mô ngày càng lớn trong quá trình hội nhập, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tính theo giá thực tế, tổng mức bán lẻ năm 2010 đạt 1.220.708,2 tỷ đồng, gấp 3 lần năm 2006 (trước khi gia nhập WTO), gấp 6 lần năm 2001 (trước khi BTA có hiệu lực) và gấp 13 lần năm 1995 (trước khi gia nhập ASEAN). Nếu đã loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ năm 2010 đạt 533.174 tỷ đồng, gấp 2 lần năm 2006, gấp 3 lần năm 2001 và gấp 5 lần năm 1996.
Thứ hai, đóng góp của thương mại bán lẻ vào GDP có xu hướng tăng, trình độ và chất lượng dịch vụ phân phối bán lẻ được nâng lên rõ rệt sau khi Việt nam gia nhập WTO.
Mở cửa thị trường dịch vụ phân phối và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển cả về quy mô và trình độ lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam, chất lượng dịch vụ bán lẻ từng bước được nâng lên. Đóng góp của thương mại trong nước vào tổng GDP của nền kinh tế ngày càng lớn. Trong
cấu phần đóng góp vào tăng trưởng GDP, trước khi gia nhập WTO tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại (bán buôn, bán lẻ, sửa chữa nhỏ) luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế (GDP), nhưng sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại trong nước luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế nên tỷ trọng đóng góp của thương mại trong nước vào GDP có xu hướng tăng lên
Bảng 3.2. Đóng góp của thương mại trong nước vào GDP tính theo giá so sánh 1994
Năm Khi gia nhập WTO Sau khi gia nhập WTO
Chỉ tiêu 2000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (Sơ bộ) I. Quy mô (tỷ đồng) 1.GDP 273.666 336.242 362.435 393.031 425.373 461.344 490.458 516.566 551.609 2.Thương mại 44.644 54.747 59.027 63.813 69.418 74.194 79.219 85.302 92.206 3.Tỷ trọng 2/1 (%) 16,0 16,0 16,0 16,0 16,0 16,0 16,0 17,0 17,0