Nguồn gốc và tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn cố định đạm vùng rễ và nội sinh ở khoai lang (ipomoean batatas) trồng tại tỉnh vĩnh long (Trang 26)

Nguồn gốc và phân bố

Khoai lang có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Mỹ, nó được con người trồng cách đây trên 5.000 năm. Nó được phổ biến rất sớm trong khu vực này, bao gồm cả khu vực Caribe. Nó cũng đã được biết tới trước khi có sự thám hiểm của người phương tây tới Polynesia. Nó được đưa tới đây như thế nào là chủ đề của các cuộc tranh luận dữ dội, có sự tham gia của các chứng cứ từ khảo cổ học, ngôn ngữ học và di truyền học.

Khoai lang phân bố chủ yếu tập trung ở các nước châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philipines, India), là những nước sản xuất khoai lang quan trọng; ở Đông Phi có một số nước trồng khoai lang đáng chú ý như Uranda, Rwanda, Burundi, Kenya.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang trên thế giới

Trong tất cả các cây trồng chính, khoai lang đứng vị trí thứ 10 về diện tích, nhưng tính riêng cây có củ: khoai tây, củ cải đường, sắn… thì khoai lang đứng thứ 3 sau khoai tây và sắn. Về sản lượng, theo FAO năm 1999 khoai lang chiếm diện tích không lớn (8,9 triệu ha) nhưng lại có một sản lượng tương đối cao (129,2 triệu tấn), đứng ở vị trí thứ 9 trong các loại cây trồng chính. Điều này cho thấy cây khoai lang có tầm quan trọng và vị thế nhất định trong nền sản xuất nông nghiệp của thế giới.

Đến năm 2008, toàn thế giới có 111 nước trồng khoai lang (FAO 2009) trên diện tích 8,17 triệu ha, trong đó 95% tại các nước đang phát triển, năng suất bình quân 13,46 tấn/ha, sản lượng 110,13 triệu tấn (so với năm 2005 là 123,27 triệu tấn và năm 1961 là 98,19 triệu tấn).

Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang ở Việt Nam

Khoai lang là cây lương thực trồng lâu đời ở Việt Nam, xếp hàng thứ 3 sau cây lúa, cây ngô và là nước có diện tích khoai lang đứng hàng thứ 6 trên thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Urandda, Nigeria và Tanzania. Sản lượng khoai lang của Việt Nam đạt 1,32 triệu tấn, đứng thứ năm toàn thế giới sau Trung Quốc (85,21 triệu tấn), Nigeria (3,31 triệu tấn), Uganda (2,70 triệu tấn) và Indonesia (1,87 triệu tấn). Năm 2005, cả nước có 188,400 ha năng suất bình quân đạt 7,75 tấn/ha, sản lượng đạt 1,46 triệu tấn (năng suất thấp hơn so với bình quân chung của thế giới là 14,0 tấn/ha).

Hiện nay, cây khoai lang được phân bố rộng rãi ở nước ta. Ở vùng núi, Trung du Bắc Bộ, Duyên hải Miền Trung, Châu thổ sông Hồng, Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoai lang luôn có mặt trong nhiều cơ cấu luân canh của nhiều vùng đất.

Thị trường xuất khẩu khoai lang của Việt Nam dự báo thuận lợi và có lợi thế cạnh tranh cao do có nhu cầu về chế biến khoai lang xuất khẩu các loại thức ăn gia súc. Diện tích khoai lang của Việt Nam dự kiến ổn định khoảng 188,4 nghìn ha nhưng sẽ tăng năng suất và lượng khoai lang bằng cách chọn tạo và phát triển các giống khoai lang tốt có năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác khoai lang bền vững và thích hợp vùng sinh thái, đảm bảo thu nhập cho người dân.

(http://www.doko.vn/luan-van/danh-gia-tinh-hinh-san-xuat-va-tieu-thu-khoai- lang-nhat-ban-tai-mot-so-xa-thuoc-huyen-nho-quan-tinh-ninh-binh-160440, ngày 02/08/2013)

Giá trị dinh dưỡng

Trong củ khoai lang bao gồm một lượng lớn tinh bột, các acid amin, beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người như canxi, phospho, kẽm, sắt, magie, natri, kali,… Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã gọi khoai lang là loại “thực phẩm cân bằng dinh dưỡng nhất”.

Hàm lượng sắt trong các loại khoai lang đều cao (giống khoai lang màu cam), ngoài ra khoai lang còn chứa khá nhiều chất kẽm (giống khoai lang màu trắng và màu cam). Kẽm và sắt là 2 chất rất thiếu trong gạo, chẳng những thế, trong gạo còn có chất phytase ngăn cản hấp thu sắt và kẽm của các loại thực phẩm khác trong ruột, nên ăn độn trong thời kỳ kinh tế khó khăn cũng có cơ sở khoa học về mặt dinh dưỡng. Ngoài ra khoai lang còn có khá nhiều canxi và kali.

Các vi chất có trong khoai lang khá dồi dào, ăn khoai lang đơn thuần bảo đảm cung cấp thừa lượng vitamine A, đáp ứng 28% nhu cầu vitamine C, 25% chất manganese, 16% chất đồng, xơ và vitamine B6, 8% chất sắt và kali. Khoai lang có khối lượng đường bột (cacbonhydrat), vitamin A và năng lượng cao hơn so với lúa mì, lúa nước và sắn. Cùng với gạo, khoai lang và bắp là hai cây lương thực chính ở nước ta. Trong những năm khó khăn về lương thực, khoai lang trở thành cây cứu đói cho

làm thức ăn gia súc, chế biến bột, rượu cồn, bánh kẹo và gần đây đang được nghiên cứu làm màng phủ sinh học (bioplastic).

(http://www.rauhoaquavietnam.vn/printversion.aspx?ContentID=947,ngày

02/08/2013)

Khám phá gần đây cho thấy trong khoai lang có chứa nhiều chất chống ô-xy hóa ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, chống lão hóa và làm sạch các chất bẩn trong mạch máu. Bao gồm các hợp chất phenol, anthocyanin (có nhiều trong khoai lang tím), carotenoid, trong đó khoai lang tím chứa nhiều chất chống ô-xy hóa tổng số nhất, kế đến là khoai lang hồng và khoai lang bí. Đó là lý do ở Nhật lấy khoai lang tím và khoai lang bí để làm nước ép, loại nước uống của thực phẩm chức năng

Ngoài ra, củ và rau khoai lang có còn những giá trị chữa bệnh nên từ lâu trong dân gian có nơi còn gọi khoai lang là "Sâm nam".

(http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-tim-hieu-ve-khoai-lang-va-quy-trinh-san- xuat-tinh-bot-khoai-lang-11454/, ngày 02/08/2013)

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn cố định đạm vùng rễ và nội sinh ở khoai lang (ipomoean batatas) trồng tại tỉnh vĩnh long (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)