Trình độ, kinh nghiệm của người sản xuất

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG CHÈ XUẤT KHẨU TRÊN địa bàn TỈNH sơn LA (Trang 99)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 91 

nghiêm ngặt quy trình sản xuất chè theo hướng an toàn để tạo ra sản phẩm chè nguyên liệu đảm bảo chất lượng, ATTP như lựa chọn vùng sản xuất phù hợp, mật độ trồng, chế độ bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, khả năng tham gia hợp đồng liên kết sản xuất với các doanh nghiệp chế biến.

Bảng 4.27: Trình độ, kinh nghiệm của các hộ dân

Tiêu chí Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1. Trình độ học vấn - Tốt nghiệp tiểu học 30 25 - Tốt nghiệp THCS 50 41,5 - Tốt nghiệp THPT 25 21 - Trình độ khác 15 12,5 2. Kinh nghiệm SX chè - Trên 10 năm 67 55,8 - Dưới 10 năm 53 44,2

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ gia đình

Qua điều tra cho thấy, trình độ học vấn phổ thông của lao động vùng này khá thấp, chủ yếu lực lượng lượng lao động mới chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở và tiểu học 62,5%, lực lượng lao động tốt nghiệp trung học phổ thông còn thấp 21% số lao động được khảo sát. Do đó đây cũng là một hạn chế lớn cho công tác áp dụng tiến bộ kỹ thuật, khả năng giám sát chất lượng vào sản xuất chè nguyên liệu cho các doanh nghiệp. Từđó, việc tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người nông dân sẽ là giải pháp lâu dài và cần thiết cho việc mở rộng và phát triển ngành chè Sơn La theo hướng nâng cao chất lượng, quản lý được và tăng dần sản lượng và kim ngạch chè xuất khẩu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 92 

Bảng 4.28: Trình độ chuyên môn của lao động trong các doanh nghiệp

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 12/11 13/12 BQ LĐ phổthông 308 47,1 310 46,1 325 46,09 0,6 4,8 2,7 Trung cấp 197 30,3 190 28,3 185 26,2 -3,5 -2,6 -3,05 Cao đẳng 80 12,3 85 12,7 99 14,04 6,3 16,4 11,35 Đại học 50 7,6 69 10,3 77 10,9 38 11,5 24,75 Trên đại học 15 2,3 17 2,5 19 2,7 13,3 11,7 12,5 Tổng 650 671 100 705 100 3,2 5 4,1

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra doanh nghiệp

Qua điều tra cho thấy, lực lượng lao động phổ thông trong các doanh nghiệp chiếm gần 50%, lực lượng lao động có trình độ trung cấp khá lớn từ 26,2% đến 30,3% tùy theo các năm, lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học, các doanh nghiệp cũng có số lượng từ 2,5% nhân sự có trình độ trên đại học từ 19,9% năm 2011 đến 24,94% năm 2013. Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ không cao nhưng đang có xu hướng tăng dần theo các năm. Đặc biệt số lao động có trình độ trên đại học đã tăng từ 2,3% năm 2011 lên 2,7% năm 2013, đây là nguồn lực quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

Nhìn chung trình độ chuyên môn của lao động kỹ thuật tại các doanh nghiệp chế biến chè dần được nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu làm chủ công nghệ sản xuất. Về lực lượng cán bộ quản lý cũng dần từng bước nâng cao năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp. Đặc biệt nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đến việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bô làm công tác quản lý chất lượng sản phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 93 

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG CHÈ XUẤT KHẨU TRÊN địa bàn TỈNH sơn LA (Trang 99)