Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG CHÈ XUẤT KHẨU TRÊN địa bàn TỈNH sơn LA (Trang 47)

b) Đánh giá hiệu quả sản xuất một số cây CN chủ lực trên địa bàn tỉnh Bảng 3.5: Một số cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La

3.2.2Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các nguồn tài liệu của Sở NN&PTNT, Cục Thống kê, Chi cục QLCLNLS&TS, Chi cục BVTV, UBND các huyện, Phòng nông nghiệp các huyện, các bài viết trên các tạp chí, sách báo ...

3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra trực tiếp bằng biểu mẫu in sẵn phù hợp với từng doanh nghiệp điều tra. Thu thập các thông tin, số liệu bằng phương pháp phỏng vấn. Tại các địa điểm chọn nghiên cứu sẽ phỏng vấn các chủ và cán bộ quản lý doanh nghiệp vềđội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, .... Việc thu thập số liệu được tiến hành thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn theo các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 39 

nội dung phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ; các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn; tình hình sản xuất chè; tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV, thu hái, vận chuyển chè, chi phí sản xuất chè; thu nhập của người sản xuất chè; tình hình thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống của người sản xuất chè; các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần, các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất chè… Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thểđể họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.

Việc thu thập được thực hiện theo các bước sau:

+ Xây dựng phiếu điều tra: Căn cứ vào đề cương xây dựng và các chỉ tiêu cần phân tích đánh giá, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa và tham khảo ý kiến của người có trình độ chuyên môn.

+ Tiến hành điều tra: ở 02 huyện, với tổng số 120 hộ trồng chè, và 07 DN chế biến chè (Công ty chè Mộc Châu, Công ty cổ phần chè CờĐỏ, Công ty cổ phần chè Chiềng Ve, Doanh nghiệp tư nhân Mộc Sương, Công ty Satoen Việt Nam, HTX Tân Lập, Công ty cổ phần Sơn Hà). Số hộ chọn đểđiều tra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho các hình thức sản xuất chè toàn vùng, vừa phải đại diện và suy rộng được cho cả tỉnh. Cụ thể tiêu chí chọn hộ, DN đểđiều tra như sau: Hộ dân hợp đồng với công ty nhận khoán trên đất của công ty (công ty

cung ứng VTTN, hướng dẫn KT, thu mua chè búp tươi theo giá thỏa thuận); Hộ dân hợp đồng với công ty, đất của hộ dân (công ty ứng trước vốn, VTTN, hướng dẫn KT, thu mua sản phẩm); Hộ dân hợp đồng với công ty, đất của hộ dân (công ty bán VTNN, KT, thu mua chè búp tươi); Hợp đồng giữa công ty và hộ sản xuất tự do; Hộ dân sản xuất tự do, tự trồng, tự thu hái, tự chế biến chè thủ công. Với DN thì chọn các DN đại diện cho các loại hình DN FDI; DN tư nhân; Công ty cổ phần; DN nhà nước; hợp tác xã.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 40 

Ngoài ra còn thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực như cán bộ Sở NN&PTNT, Chi cục QLCLNLS&TS, Chi cục BVTV, cán bộ các Sở ban ngành khác, các chuyên gia về quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Từđó rút ra những nhận xét về thực trạng hỗ trợ công tác quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm chè cho các doanh nghiệp chè của tỉnh được chính xác và khách quan hơn.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG CHÈ XUẤT KHẨU TRÊN địa bàn TỈNH sơn LA (Trang 47)