d) Hệ thống điện
4.1.4 Đánh giá chung thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tại Sơn La
a) Thuận lợi
Sơn La có ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng theo hướng hàng hoá. Có 2 cao nguyên tương đối bằng phẳng, diện tích lớn thuận lơi cho việc phát triển vùng cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè và một số sản phẩm nông nghiệp khác (chăn nuôi đại gia súc, cà phê…). Đất đai, khí hậu thích hợp triển với nhiều loại cây trồng theo từng vùng. Cây chè rất phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu Sơn La, rất phát triển cho sản lượng, chất lượng cao, đã có thương hiệu trên thị trường trong nước, quốc tế, đặc biệt là giống chè Shan tuyết, chè ô long. Các cơ sở chế biến sản gắn với vùng nguyên liệu chủ yếu tập trung ven các đường giao thông thuận lợi cho sự lưu thông sản phẩm hàng hoá. Đây là yếu tốđộng lực có tác động thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành chè Sơn La nói riêng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước của ngành nông nghiệp đã được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở, thuận lợi cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
Nhân dân các dân tộc Sơn La cần cù chịu khó, lực lượng lao động dồi dào. Nhận thức của người dân trong nông thôn đã có chuyển biến rõ rệt, các tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã được người dân tiếp cận và áp dụng trong sản xuất. Nhiều hộ nông dân đã có các mô hình sản xuất thâm canh chè năng suất cao, chất lượng tốt, thu nhập ổn định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61
b) Khó khăn
Địa hình chia cắt mạnh, đất dốc dẫn đến sản xuất phân tán, tỷ suất đầu tư chưa cao và dễ gây thoái hóa đất nếu không có biện pháp canh tác hợp lý. Trình độ lao động nông nghiệp ở nông thôn chưa cao, đây là một trở ngại trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Thu nhập của một bộ phận dân cư còn thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao sẽ gây nhiều khó khăn trong đầu tư thâm canh. Thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản bấp bênh (được mùa – rớt giá),việc chế biến bảo quản nông sản còn hạn chế. Dân trí người dân nhất là ở các xã, bản vùng cao, vùng sâu còn thấp. Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Hiện tượng di dịch cư tự do vẫn còn.