Sản xuất chè tại các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG CHÈ XUẤT KHẨU TRÊN địa bàn TỈNH sơn LA (Trang 53)

Thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện phương án “khoán – quản” (doanh nghiệp giao khoán vườn chè của doanh nghiệp, gắn với việc quản lý quy trình sản xuất), doanh nghiệp đầu tư giống, phân bón, kĩ thuật, người nhận khoán được toàn quyền tổ chức sản xuất kinh doanh trên diện tích chè được giao. Nhờ vậy đã xây dựng thành công chiến lược quản lý vùng nguyên liệu, chiến lược sản phẩm và chiến lược tiêu thụ sản phẩm, bước đầu đã có hiệu quả và mang lại lợi nhuận tối đa cho người làm chè. Về cơ bản doanh nghiệp giao khoán vườn chè của công ty để người dân sản xuất chè búp tươi theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp thực hiện mô hình sản xuất khép kín từ sản xuất nông nghiệp đến chế biến thành phẩm (trên địa bàn Sơn La hiện có 01 công ty

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 45 

100% vốn đầu tư nước ngoài, một doanh nghiệp tư nhân thực hiện mô hình này). Doanh nghiệp được nhà nước giao thuê đất, doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất thuê công nhân từ khâu trồng, chăm bón, thu hái, kỹ thuật, quy trình sản xuất… theo quy trình kỹ thuật của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm chè búp tươi. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, chế biến toàn bộ chè búp tươi do mình tự sản xuất ra, không mua chè búp tươi từ bên ngoài. Đặc điểm của những đơn vị này là doanh nghiệp là tổ chức khép kín từ khâu sản xuất chè búp tươi và chế biến chế biến chè thành phẩm. Việc sử dụng phân bón, nước tưới, thuốc BVTV theo quy trình kỹ thuật và có bộ phận giám sát, kiểm tra, quản lý do vậy những đơn vị này chất lượng sản phẩm thường đảm bảo, ít xảy ra sự cố về chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG CHÈ XUẤT KHẨU TRÊN địa bàn TỈNH sơn LA (Trang 53)