3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Sơn La là tỉnh biên giới phía Tây bắc Việt Nam. Có tọa độđịa lý: Từ 200 39' - 220 02' vĩđộ Bắc.
1030 11' - 1050 02' kinh độĐông. Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái.
Phía Đông nam giáp nước CHDCND Lào và tỉnh Thanh Hoá. Phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình.
Phía Tây bắc giáp tỉnh Điện Biên, Lai Châu.
Tỉnh Sơn La có diện tích 1.417.444 ha. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc (các huyện Thuận Châu, Sông Mã, Quỳnh Nhai, Sốp Cộp, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc Yên, Phù Yên, Mường La và thành phố Sơn La).
Sơn La có một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới phía Tây Bắc Tổ quốc. Với 250km đường biên giới tiếp giáp với nước CHDCD Lào, có 2 cửa khẩu chính với nước bạn (cửa khẩu Chiềng Khương - Sông Mã và Lóng Sập - Mộc Châu) vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị. Có chiều dài tiếp giáp với các tỉnh khác khoảng 628 km.
Quốc lộ 6 chạy dọc qua tỉnh từ Hà Nội - Sơn La - Điện Biên là tuyến đường giao thông huyết mạch nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng núi Tây bắc (Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên), quốc lộ 279 thuộc vành đai biên giới Việt-Trung (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai…), quốc lộ 4G thuộc tuyến vành đai biên giới Viêt-Lào, ngoài ra còn có quốc lộ 37 và quốc lộ 43. Sơn La còn có đường thuỷ sông Đà về Hoà Bình, có cảng Tà Hộc ngoài ra còn có cảng hàng không nội địa Nà Sản - Hà nội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo chiều dòng chảy của sông Đà và sông Mã. Các dãy núi phần lớn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Độ cao bình quân từ 600m - 700m so với mặt nước biển, cao nhất là dãy Phu Luông nằm ở Bắc huyện Mường La với các đỉnh cao tới 2.849m, 2.925m, 2.985m. Thấp nhất là khu vực sông Đà với độ cao 120m. Độ dốc bình quân từ 250 - 300. Tuy Sơn La có địa hình cao dốc nhưng lại có 2 cao nguyên tương đối bằng phẳng là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản. Các cao nguyên này tương đối thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả... và phát triển đàn gia súc ăn cỏ nhất là bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu.
Với vị trí, đặc điểm trên, Sơn La có những lợi thế nhất định để phát huy nguồn lực, tiềm năng trong phát triển kinh tế nói chung và một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá nói riêng. Tuy vậy Sơn La còn có một số hạn chế do thuộc địa bàn đồi núi, lại nằm quá sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm văn hoá, chính trị. Cách Hà Nội 320km, việc đi lại, vận chuyển hàng hoá chủ yếu bằng đường bộ từđó đã làm giảm đáng kể khả năng thu hút nguồn đầu tư phát triển từ bên ngoài vào.
3.1.1.3 Khí hậu
Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc điểm khí hậu Tây Bắc, mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Địa hình chia cắt mạnh hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu tạo điều kiện cho sự phát triển một nền sản xuất nông lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu mang khí hậu ôn đới mát mẻ thích hợp cho nhiều loại cây trồng ôn đới ưa lạnh. Vùng dọc sông Đà khí hậu nóng ẩm thích hợp với các loài cây trồng vùng nhiệt đới…
+ Nhiệt độ: (trung bình 3 năm 2011 – 2013) - Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm 21,40c
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28
- Nhiệt không khí trung bình tháng cao nhất (tháng 6) 25,50c - Nhiệt không khí trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) 13,50c + Lượng mưa: (trung bình 3 năm 2011 – 2013)
- Lượng mưa trung bình năm 1.306mm
- Lượng mưa trung bình tháng cao nhất (tháng 7) 314,3mm - Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) 7,4mm
Bảng 3.1: Quan hệ giữa lượng mưa và sản lượng chè
Tháng 1 – 2 3 – 4 5 6 7 8 9 10 11-
12
Sản lượng (%) 0,39 6,0 12,3 16,7 18,6 14,91 16,5 10,6 4,0 Lượng mưa (mm) <50 >50 186 228 333 333 237 128 <50
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2013
Các tháng có lượng mưa trung bình trên 100mm/tháng từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm tới 90% tổng lượng mưa cả năm, trong đó tập trung nhiều nhất vào các tháng 6,7,8. Do số tháng có lượng mưa trên 100mm nhiều (6 tháng) nên thuận lợi cho cây chè không được tưới ở Sơn La sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, lượng mưa lớn và tập trung cũng dễ gây ra lũ lụt, xói mòn đất làm hư hỏng nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi... ảnh hưởng tới năng suất sản lượng. Bảng 3.2: Quan hệ giữa các tháng mưa và sản lượng chè Vụ mưa Tháng Lượng mưa (mm) Tỷ lệ mưa (%/năm) Sản lượng (%/năm) Nhiều 5-10 1447 82,8 82,1 Trung bình 3-4 150 8,6 12,5 Ít 11-2 151 8,6 5,4 Nguồn: Cây CN, 1996 - Đại học NNHN
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
Trong búp chè có chứa 75 - 80% nước, búp chè non được thu hoạch liên tục trong năm, do vậy cây chè đã lấy đi một lượng nước lớn trong đất. Vì vậy nhu cầu về nước của cây chè rất cao, cần lượng mưa hàng năm lớn 1.000 - 4.000mm. Trung bình từ 1.500 - 2.000mm. Ngoài ra cây chè còn yêu cầu lượng mưa hàng năm phải được phân bổ đều qua các tháng, trung bình trên dưới 100mm/tháng. Vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng chè.
Như vậy những tháng mưa nhiều, búp chè sinh trưởng tốt sẽ cho sản lượng cao. Độ ẩm không khí thích hợp với chè từ 75 - 80%. Tuy nhiên những tháng mưa nhiều năng suất chè tăng nhưng chất lượng lại giảm. Cây chè thích hợp với độ ẩm không khí 75-80% và độ độ ẩm của đất từ 80 - 85%. Vì vậy nếu trồng chè có tưới sẽ cho năng suất cao. Điều này đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu: Chè có tưới ở Trung Quốc đã tăng sản lượng 56,1%; Ấn Độ: 60%; Việt Nam: 41,5% so với không tưới... Do vậy cần có những biện pháp giữẩm đất cho chè trong mùa khô hạn.
Các yếu tố khí hậu khác như:
+ Sương muối: Phần lớn ảnh hưởng tới các vùng của Sơn La ở các mức độ khác nhau. Một năm thường chỉ có 1- 3 ngày, nếu có biện pháp canh tác hợp lý, biện pháp phòng chống sẽ hạn chếđáng kể sự thiệt hại do sương muối gây ra.
+ Gió nóng: Tháng 2,3,4 Sơn La có gió Tây Nam khô nóng thời kỳ này nhiệt độ cao, độ ẩm không khí xuống thấp cần phải có các biện pháp giữ ẩm cho cây đồng thời đây cũng là mùa làm nương rẫy lên dễ gây hoả hoạn cháy rừng phải có biện pháp phòng chống cháy.
Nhìn chung điều kiện khí hậu tỉnh Sơn La thích hợp để phát triển cây chè, đặc biệt là chè Shan tuyết và các giống chè của Đài Loan chất lượng cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Trên địa bàn tỉnh Sơn La có các nhóm đất chủ yếu sau: - Nhóm đất Feralit điển hình vùng nhiệt đới ẩm: 878.167 ha
- Nhóm đất phù sa sông suối (P) 5.080 ha chủ yếu có dọc hai bên bờ sông Đà, sông Mã và các con suối lớn. Thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, giàu chất dinh dưỡng, tầng đất từ trung bình đến sâu.
- Nhóm đất đen (Rk) diện tích 6.393 ha. Đất này có ở Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Sông Mã, chủ yếu có ở một số điểm ven các sông suối, thành phần cơ giới nhẹ, mùn nhiều, độ sâu tầng đất từ mỏng đến trung bình.
- Nhóm đất Feralit mùn trên núi: Diện tích 380.466 ha, nhóm đất này phân bốởđộ cao từ 900m - 1.800m, có ở hầu hết các huyện thị trong tỉnh. - Đất mùn Alít trên núi cao (A) diện tích 29.978 ha, phân bố ở độ cao 1.800m trở lên, đất này có chủ yếu ở Phù Yên.
Ngoài ra còn có các loại đất khác nhưđất Feralit biến đổi do trồng lúa, đất thung lũng, đất sông suối, núi đá... 117.360 ha.
Đất chủ yếu có độ dốc cao > 250. Tuy nhiên trên Sơn La lại có 2 cao nguyên tương đối bằng phẳng là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản. Các cao nguyên này là nơi phân bố các loại đất có độ phì cao, tầng đất dày mang lại ưu thế phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô tập trung.
3.1.1.5 Tài nguyên nước
Sơn La nằm trong lưu vực chính của hệ thống sông Đà và Sông Mã. Sông Mã chảy qua huyện Sông Mã với chiều dài khoảng 70 km. Sông Đà chảy qua các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên, Phù Yên và huyện Mộc Châu với chiều dài khoảng 230km, ngoài ra còn có rất nhiều các con suối lớn nhỏ khác nhau đã tạo ra cho Sơn La có mạng lưới sông suối dày đặc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31
mạng lưới sông suối phân bố không đều giữa các vùng. Ngoài hệ thống sông suối, Sơn La còn có trên 70 hồ thuỷđiện vừa và nhỏ.
Tuy nhiên phần lớn mặt nước sông suối lại thấp hơn diện tích đất canh tác và các khu dân cư lên hạn chế tới khả năng khai thác sử dụng vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, khiến không ít địa bàn tuy có điều kiện đất đai lại khó khăn về nguồn nước nên chưa phát huy được. Vì vậy biện pháp giải quyết nguồn nước là tiếp tục xây dựng các hồ chứa, hệ thống thuỷ lợi. Trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng để tăng nguồn sinh thuỷ...
- Nguồn nước ngầm:
Nước ngầm trên địa bàn tỉnh Sơn La tồn tại dưới 2 dạng chủ yếu: + Nước ngầm chứa trong các kẽ nứt của đá được hình thành do đá bị phong hoá mạnh, nước mưa ngấm qua đất trữ vào kẽ nứt trên bề mặt các loại đá, nhiều nguồn nước ngầm đã xuất lộ ra ngoài tạo thành dòng chảy.
+ Nguồn nước ngầm castơ: được tàng trữ trong các hoạt động castơ thường phân bố sâu (nước ngầm tầng sâu).
3.1.1.6. Tài nguyên rừng và đất rừng
Sơn La là một tỉnh miền núi có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển lâm nghiệp rất lớn, đất đai phù hợp với nhiều loài cây trồng lâm nghiệp, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo ra các vùng rừng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao. Phần lớn rừng hiện còn của Sơn La nằm ở nơi cao xa, nơi khó đi lại, đầu nguồn các con suối, trên các núi cao. Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh 934.039 ha chiếm 65,9% tổng diện tích tự nhiên trong đó đất có rừng 594.435,3 ha, độ che phủ rừng năm 2011 đạt 57,7%.
3.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản
Sơn La có nhiều loại khoáng sản khác nhau phân bố rải rác trên khắp địa bàn trong tỉnh. Tỉnh có một số loại khoáng sản chủ yếu như than, đá vôi, niken, đồng, vàng… Nhìn chung tài nguyên khoáng của Sơn La có trữ lượng không lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32