Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG CHÈ XUẤT KHẨU TRÊN địa bàn TỈNH sơn LA (Trang 94)

Sự hình thành và đẩy mạnh hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm nông sản nói chung trong đó có sản phẩm chè xuất khẩu trước tiên phải dựa trên các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, đảm bảo điều kiện hình thành và phát triển công tác quản lý chất lượng chè gắn với chuỗi thực phẩm an toàn nhu quy hoạch, khuyến khích áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất, hỗ trợ xây dụng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, maketing…. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình, để thực hiện nhất quán các chủ trương của Ban chấp hành Trung ương theo Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm là đẩy mạnh triển khai thực thi pháp luật chuyên ngành như Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn quốc gia, các nghị định hướng dẫn, các quy chuẩn, tiêu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 86 

chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản xuất, chế biến chè, các thông tư, văn bản quản lý chuyên ngành của Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học công nghệ, các cục chuyên ngành thuộc Bộ NN&PTNT về công tác quản lý chất lượng sản phẩm chè. Trên cơ chỉ đạo của liên bộ NN&PTNT, Nội vụ UBND tỉnh Sơn La thành lập Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Sơn La trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để làm công tác quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản nói chung (trong đó có sản phẩm chè xuất khẩu tại địa phương). Chi cục tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai áp dụng các văn bản pháp luật của Trung ương và đề xuất, ban hành các cơ chế chính sách phù hợp về quản lý chất lượng nông sản hợp với điều kiện thực tiễn sản xuất của địa phương, tạo hành lang pháp lý, khuyến khích các doanh nghiệp và người dân áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng tiến tiến vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm nông sản có chất lượng, ATTP đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Ngoài ra để triển khai có hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm chè trên địa bàn Chi cục QLCLNLS&TS còn ban hành các văn bản cá biệt trực tiếp chỉ đạo theo từng thời điểm cụ thể, sát với tình hình thực tế cơ sở để thực hiện tốt mục tiêu quản lý công tác quản lý chất lượng sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh. Cuối mỗi năm, Chi cục QLCLNLS&TS tham mưu cho Sở NN&PTNT, UBND tỉnh tổ chức tổng kết, thi đua, khen thưởng, đánh giá kết quả công tác quản lý chất lượng năm trước và đề ra nhiệm vụ giải pháp năm tiếp theo. Từ đó dần đưa công tác quản lý chất lượng chè vào nề nếp, giúp nâng chất lượng chè xuất khẩu của Sơn La trên thi trường.

Như vậy, điểm mạnh ở đây là đã có cơ chế chính sách, các văn bản pháp luật từ Trung ương đến địa phương về công tác quản lý chất lượng đã được ban hành, các bộ, ngành đã ban hành khá đầy đủ các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam về quản lý chất lượng chè, cấp địa phương cũng có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác quản lý chất lượng chè.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 87 

Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại bất cập trong một số chính sách về công tác quản lý chất lượng chè xuất khẩu như sau:

- Khi triển khai Quyết định 80/2012/QĐ-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ. Đây là chích sách khuyến khích liên kết trong sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp, nhưng thực tế nhiều khi hai chủ thể này chưa có tiếng nói chung do không có ràng buộc pháp lý để khuyến khích doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra với nông dân và nông sản phải bán sản phẩm cho doanh nghiệp khi tham gia liên kết. Chưa có các chế tài đối với cả doanh nghiệp và nông dân khi phá vỡ hợp đồng liên kết.

- Việc ban hành Luật An toàn thực phẩm, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, các nghị định, thông tư hướng dẫn triển khai, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản xuất chè … được xem là cơ sở pháp lý, động lực mạnh mẽđể thúc đẩy công tác quản lý chất lượng sản phảm chè, quy định khá rõ việc phân công, phân cấp quản lý cho các cơ quan chuyên môn và UBND các cấp trong việc quản lý chất lượng ATTP, công tác quản lý chất lượng được chặt chẽ hơn. Tuy nhiên khi triển khai thực tế vẫn còn một số bất cập trong việc phân công phối hợp quản lý giữa các cơ quan quản lý với nhau, nhiều quy định pháp luật về công tác quản lý chất lượng còn chưa sát với thực tế, còn phân công chồng chéo giữa các cơ quan thực hiện, tính ổn định của các quy định không cao … nên công tác quản lý chất lượng chè xuất khẩu còn một số khó khăn

- Việc ban hành một số văn bản pháp luật còn chậm so với kế hoạch đề ra và chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng cơ chế chính sách tạo động lực khuyến khích người dân tham gia vào công tác quản lý chất lượng, ATTP đối với sản phẩm chè.

Như vậy, để công tác quản lý chất lượng sản phẩm chè của Sơn La đạt hiệu quả thì việc ban hành các chủ trương chính sách về công tác quản lý chất lượng là tiền đề quan trọng. Tuy nhiên, việc xây dựng, ban hàng chính sách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 88 

pháp luật sao cho hợp lý, hiệu quả thì cần có sự kiểm tra, giám sát, lấy ý kiến của các cấp quản lý và người dân, doanh nghiệp để chính sách pháp luật phù hợp với thực tế sản xuất, giúp sản xuất phát triển, tạo ra sản phẩm có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG CHÈ XUẤT KHẨU TRÊN địa bàn TỈNH sơn LA (Trang 94)