b) Đối tượng quản lý (Doanh nghiệp và hộ dân sản xuất chè)
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý chất lượng chè ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình chung về sản xuất, xuất khẩu chè Việt Nam
Tính đến hết năm 2012, cả nước có tổng số 124.000 ha chè, diện tích chè kinh doanh 114 ngàn ha, sản lượng 200.000 tấn chè khô. Kim ngạch XK 2012 đạt 218 triệu USD, giá bán bình quân 1.500 USD/tấn.
Hiện nay, chè của Việt Nam đã được xuất đến trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhìn chung, sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam còn có nhiều điểm yếu như chất lượng chưa cao, còn có nhiều khuyết tật, dư lượng nhiều độc tố quá mức cho phép do sử dụng tràn lan thuốc BVTV, phân hoá học, nguồn nước ô nhiễm... và chưa có uy tín trên thị trường thế giới. Xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn đạt thấp.
Vấn đềđược đặt ra là, tại sao chè của chúng ta lại khó phát triển vào thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Đã có nhiều nhà chuyên môn lý giải điều này, và tất cảđều đi đến thống nhất là chè của chúng ta chưa có thương hiệu, chưa khẳng định được vị thế của chè Việt Nam trong thị trường này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18
Trong những năm tới, mục tiêu của ngành chè Việt Nam là phát triển thương hiệu chè Việt, thị trường tiềm năng cần hướng tới là thị trường Mỹ và EU, nhằm có những bước nhảy về giá để cải thiện đời sống người trồng chè. Để làm được điều này, không có cách nào khác là chúng ta phải nâng cao chất lượng chè, sản xuất chè an toàn theo các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh (ISO, HACCP, GMP, GAP…).
2.2.2.2 Tình hình nghiên cứu về sản xuất chè an toàn và chất lượng cao
Tại tỉnh Phú Thọ, được tổ chức CIDSE phối hợp với Chi cục BVTV tỉnh tiến hành chương trình phát trển các vùng chè an toàn. Qui mô 38 xã/6 huyện, bắt đầu năm 2003. Các mô hình được nghiên cứu kỹ, tập trung vào huyện Thanh Ba nhằm nâng cao sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho người nông dân, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian kinh doanh trên cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ vướng mắc nhất của người sản xuất là thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh không cân đối, quá lạm dụng vào chất hóa học, chưa có ý thức nhìn nhận về nền canh tác bền vững và lâu dài dẫn đến đất đai vùng chè suy kiệt về dinh dưỡng tăng độ bạc màu và trai cứng đồng thời dư lượng thuốc BVTV ảnh hưởng tới chất lượng chè khô xuất khẩu. Với mục tiêu ưu tiên những hộ nông dân nghèo có diện tích canh tác nằm trong vùng sản xuất chè tập trung của địa phương, hỗ trợ và huấn luyện cho họ nắm được khoa học kỹ thuật để làm thay đổi tập quán sản xuất về lâu dài tạo thành vùng chè IPM có năng suất chất lượng cao.
Qua các kết quả nghiên cứu và ứng dụng đã giúp nông dân khẳng định được việc áp dụng tổng hợp các biện pháp canh tác trên cây chè là rất hiệu quả, nâng cao được năng suất chất lượng sản phẩm, cải tạo phục hồi được những diện tích chè bị xuống cấp, kéo dài được thời gian kinh doanh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19
CIDSE, thực hiện mô hình nghiên cứu tại xã Minh Lập - Đồng Hỷ với mô hình quy 1 ha, sản xuất chè theo hướng chè hữu cơ, đã được tổ chức ACT của Thái Lan cấp giấy chứng nhận chè hữu cơ. Sản xuất chè đi theo hướng không sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học. Năng xuất chè giảm khoảng 40- 50% chủ yếu bị bọ xít muỗi hại nặng. Tiêu thụ sản phẩm bước đầu do Hanoi Oganic đảm nhiệm nhưng không ổn định. Hiện nay, việc mở rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn.
Tại Công ty chè Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Viện Nghiên cứu Chè (nay là Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã phối hợp xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng không phun thuốc trừ sâu, tăng bón hữu cơ và phân hỗn hợp, không bón phân hoá học dạng đơn trên diện tích 5 ha. Tuy nhiên, khi triển khai đã gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì mô hình do chưa giải quyết được những vấn đề khoa học công nghệ có tính hệ thống trong sản xuất chè và đặc biệt là chi đầu vào cao, song giá bán lại chưa được cải thiện.