Công tác quản lý chất lượng chè của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG CHÈ XUẤT KHẨU TRÊN địa bàn TỈNH sơn LA (Trang 89)

01 30 Hội nghị tập huấn các quy đị nh c ủ a

4.2.3Công tác quản lý chất lượng chè của các doanh nghiệp

4.2.3.1 Quản lý chất lượng chè trong khâu sản xuất cung ứng chè búp tươi nguyên liệu

Thứ nhất, quản lý chất lượng chè đối với vùng nguyên liệu do doanh nghiệp trực tiếp quản lý: Doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến của mình. Đây là hình thức doanh nghiệp thực hiện khép kín từ khâu sản xuất chè búp tươi nguyên liệu đến khâu chế biến ra thành phẩm, doanh nghiệp không phải mua nguyên liệu chè búp tươi từ bên ngoài. Doanh nghiệp chủđộng xây dựng quy trình kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm chè búp tươi. Trên địa bàn Sơn La chỉ có 03 doanh nghiệp là hoàn toàn thực hiện theo hình thức này. Các doanh nghiệp này đã áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap đối với sản xuất chè búp tươi nguyên liệu vào sản xuất; đã thực hiện đánh giá, kiểm tra nội bộ các chỉ tiêu sản xuất, kiểm nghiệm mẫu đất, mẫu nước nhằm đảm bảo đất nước vùng sản xuất chè không có hàm lượng kim loại nặng, hóa chất vượt ngưỡng cho phép; thành lập các tổ quản lý dịch vụ kỹ thuật của DN để kiểm tra đánh giá tình hình sâu bệnh hại chè, tình hình phát triển vườn chè nhằm đề ra các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả; thực hiện chi tiết việc ghi chép quá trình sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 81 

xuất, đặc biệt quá trình sử dụng thuốc BVTV, phân bón; quy định trách nhiệm cụ thểđối với từng lô, từng tổ sản xuất, các lô các tổ sản xuất phải chịu trách nhiêm về chất lượng sản phẩm của mình. DN xây dựng quy trình quản lý, quy trình sản xuất để áp dụng trong toàn DN. Do chủđộng được toàn bộ quá trình sản xuất nguồn nguyên liệu nên chất lượng chè búp tươi luôn đảm bảo, không bị dư lượng thuốc BVTV quá ngưỡng, quá trình thu hái vận chuyển đảm bảo nên chè không bị dập nát, ôi ngốt. Thực hiện lấy mẫu chè búp tươi để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV khi cần thiết. Nhìn chung tại vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp lớn thực hiện quy trình quản lý chất lượng khá tốt, thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý chất lượng, các doanh nghiệp có các tổđội, ban giám sát chất lượng sản phẩm. Một số doanh nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) cho vùng chè nguyên liệu.

Thứ hai, quản lý chất lượng chè đối với vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp hợp đồng liên kết với các hộ dân: DN đã liên kết chặt chẽ với nông dân trồng chè để quản lý việc trồng, chăm sóc, thu hái chè đảm bảo. Cụ thể, DN đã tham gia cùng nông dân xây dựng quy trình kỹ thuật, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật chè búp tươi để thu mua sản phẩm theo tiêu chuẩn cơ sở, định hướng trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như thế nào, dùng phân bón ra sao, chăm sóc, thu hoạch chè đúng thời hạn, mức độ, đảm bảo quy trình an toàn. DN cử cán bộ kỹ thuật đến các khu vực hộ dân giám sát việc sử dụng phân bón, phun thuốc BVTV, thu hái, báo gói, vận chuyển chè búp tươi… Hộ dân thực hiện cam kết sản xuất chè búp tươi theo quy trình kỹ thuật của doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp chủ động quản lý được chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào. Khi nhập chè búp tươi đi chế biến thì được mã hóa theo lô hàng, theo khu vực sản xuất, theo ngày thu hái, lấy mẫu kiểm tra nhanh dư lượng thuộc BVTV khi cần thiết, nếu lô hàng nào không đảm bảo thì truy xuất lại hộ dân sản xuất và thực hiện các biện pháp cần thiết. Nhìn chung vùng nguyên liệu hợp đồng liên kết giữa hộ dân với các doanh nghiệp thực hiện công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 82 

tác quản lý chất lượng khá tốt, áp dụng khá tốt các điều kiện về đảm bảo chất lượng, an toàn trong sản xuất chè búp tươi, một số khu vực đã được cấp chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap).

Qua khảo sát việc áp dụng các hình thức quản lý vùng nguyên liệu tại 07 doanh nghiệp được điều tra cho thấy kết quả như sau:

Bảng 4.23: Công tác giám sát, QLCL tại các vùng nguyên liệu của DN

Hình thức quản lý được áp dụng Sốđơn vị áp dụng Diện tích (ha) VIETGAP 05 200 Chứng nhận vùng SX an toàn 12 500

DN cung ứng dịch vụ kỹ thuât (kiểm tra dịch hại, phun thuốc BVTV…)

07 1.500 Thành lập tổ giám sát theo dõi thực hiện quy trình kỹ

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG CHÈ XUẤT KHẨU TRÊN địa bàn TỈNH sơn LA (Trang 89)