Các thành phần của tầng lĩnh vực quy trình

Một phần của tài liệu CMMI 5 và việc đánh giá chứng chỉ CMMI 5 tại công ty cổ phần phần mềm FPT (Trang 27)

2.1 Các thành phần được yêu cầu, mong đợi và thông tin

Các thành phần đuoc chia thành 3 loại :  Thành phần được yêu cầu  Thành phần được mong đợi  Thành phần thông tin

2.1.1 Thành phần được yêu cầu :

Mô tả cái mà tổ chức cần đạt được để thỏa mãn một lĩnh vực quy trình. Việc đạt được này cần phải được minh chứng hữu hình trong việc ứng dụng quy trình của tổ chức. Chúng bao gồm mục đích khái quát và mục đich cụ thể. Việc thỏa mãn mục đích là nền tảng cho việc quyết định có đạt được và thỏa mãn được một lĩnh vực quy trình đó hay không.

2.1.2 Thành phần được mong đợi :

Mô tả cái mà tổ chức sẽ áp dụng để đạt được thành phần mong muốn. Tài liệu hướng dẫn cho các thành phần được mong đợi cần cung cấp cho người áp dụng các cải tiến hoặc thực hiện đánh giá. Các thành phần được mong đợi bao gồm các thực hành chuyên biệt và thực hành khái quát. Trước khi các mục đích có thể được xét duyệt là đã đáp ứng được thì các thực hành được mô tả hoặc các giải pháp thay thế được chấp nhận cần được thể hiện trong bản kế hoạch và các quy trình đã được áp dụng trong tổ chức.

2.1.3 Thành phần thông tin :

Cung cấp các chi tiết giúp tổ chức có thể bắt đầu tiếp cận các thành phần được yêu cầu và mong đợi. Các thành phần thông tin bao gồm : các thực hành phụ, các kết quả công việc, các khái niệm, các kết hợp thực hành khái quát, các lưu ý về thực hành và mục đích và các liên hệ đến tất cả các thành phần thông tin.

2.2 Các thành phần được kết hợp với lĩnh vực quy trình 2.2.1 Lĩnh vực quy trình (Process Area) 2.2.1 Lĩnh vực quy trình (Process Area)

Đây là các hành động liên quan trong một lĩnh vực khi ứng dụng có thành công và có lựa chọn một bộ các mục đích đã được lựa chọn trong việc cải tiến quy trình. Có tất cả 25 lĩnh vực quy trình, được sắp xếp như sau :

 Phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp  Quản lý cấu hình

 Quản lý các dự án thống nhất lại

 Quản lý các nhà cung cấp thống nhất lại

 Phối hợp nhóm

 Đo đạc và phân tích

 Môi trường của tổ chức đối với việc thống nhất lại  Ứng dụng và cải tiến tổ chức

 Xác định quy trình tổ chức  Tiêu điểm tiến trình tổ chức  Thực hiện quy trình tổ chức  Quá trình đào tạo trong tổ chức  Thống nhất lại sản phẩm

 Kiểm soát và theo dõi dự án  Lập kế hoạch dự án

 Đảm bảo chất lượng sản phẩm và quy trình  Quản lý việc lượng hóa dự án

 Phát triển yêu cầu  Quản lý yêu cầu  Quản lý rủi ro

 Quản lý các thỏa ước với các nhà thầu phụ  Giải pháp kỹ thuật

 Kiểm chứng  Việc kiểm tra

2.2.2 Lĩnh vực quy trình liên quan (Related Process Area)

Giữa các lĩnh vực quy trình đều có tồn tại mối quan hệ cấp cao và mối quan hệ này được phản ánh qua các thành phần thông tin bên dưới các lĩnh vực quy trình. Ví dụ như lĩnh vực quy trình “Quản lý rủi ro” có các mối quan hệ với các lĩnh vực quy trình khác như sau :

 Việc xác định rủi ro của dự án và việc lập kế hoạch cho những người kiên quan giải quyết rủi ro thì sẽ được phản ánh cụ thể trong lĩnh vực quy trình “Lập kế hoạch dự án”.

 Việc theo dõi rủi ro của dự án sẽ được phản ánh cụ thể trong lĩnh vực quy trình “Theo dõi dự án”.

 Việc sử dụng quy trình đánh giá chuẩn trong việc đánh giá các giải pháp thay thế và giải quyết rủi ro đã xảy ra của dự án sẽ được phản ánh cụ thể

trong lĩnh vực quy trình “Đưa ra giải pháp và phân tích việc ra quyết định”.

2.2.3 Các mục đích chuyên biệt (Specific Goals)

Là một chuỗi các đặc tính phải thể hiện để đáp ứng lĩnh vực quy trình. Mục đích chuyên biệt là một mô hình về thành phần được yêu cầu và được xây dựng trong các đánh giá để giúp xác định khi nào một lĩnh vực quy trình được đáp ứng.

2.2.4 Các mục đích khái quát (Generic Goals)

Xuất hiện các lĩnh vực quy trình và được gọi là “Khái quát” bởi vì nhiều điều kiện giống nhau xuất hiện nhiều lần trong các lĩnh vực quy trình. Một mục đích khái quát mô tả các đặc tính phải thể hiện việc thể chế hóa các quy trình được áp dụng trong lĩnh vực quy trình. Mục đích khái quát là một mô hình về thành phần được yêu cầu và được xây dựng trong các đánh giá để giúp xác định khi nào một lĩnh vực quy trình được đáp ứng.

2.2.5 Bảng quan hệ giữa mục đích và thực hành (Relationship between Goals and Practises)

Minh họa quan hệ giữa các thực hành là các thành phần được mong đợi với các mục đích. Các quan hệ này là liên hệ trong một quá trình đánh giá để giúp xác định khi nào một mục đích được đáp ứng. Bảng này cũng chứa một nội dung tóm tắt tất cả các mục đích và thực hành.

2.2.6 Các thực hành chuyên biệt (Specific Practices)

Mô tả một thực hành được xét duyệt một cách quan trọng để đạt được mục đích. Các thực hành chuyên biệt mô tả các thực hành được mong đợi trong việc đạt được các mục đích chuyên biệt của lĩnh vực quy trình.

2.2.7 Các thực hành khái quát (Generic Practices)

Xuất hiện cuối lĩnh vực quy trình và được gọi là “Khái quát” bởi vì nhiều thực hành giống nhau xuất hiện nhiều lần trong các lĩnh vực quy trình. Một thực hành khái quát mô tả tả một thực hành được xét duyệt một cách quan trọng để đạt được mục đích khái quát.

Một phần của tài liệu CMMI 5 và việc đánh giá chứng chỉ CMMI 5 tại công ty cổ phần phần mềm FPT (Trang 27)