0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện thỏa ƣớc lao động tập thể

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HIỆU LỰC CỦA THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG (Trang 86 -86 )

thỏa ƣớc lao động tập thể

Để pháp luật được phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt là lĩnh vực thỏa ước lao động trong ngành luật lao động. Cần phải cho mọi người nhận thức rõ và hiểu đúng về ý nghĩa pháp luật. Đối với Luật lao động, từ khi ra đời đến này đã 3 lần sửa đổi (năm 2002, năm 2006, năm 2007). Hơn nữa, có rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành nên việc tuyên truyền và thi hành pháp luật là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, việc để người lao động và người sử dụng lao động nắm rõ các quy định pháp luật và hết sức cần thiết. Để cho họ thấy được tầm quan của thỏa ước. Đây chính là cốt lõi để nâng cao số lượng các doanh nghiệp thực hiện thỏa ước lao động đầy đủ.

Cần nâng cao trình độ pháp lý cho người lao động để họ có thể chủ động bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình trong doanh nghiệp. Đặc biệt khi tham gia vào việc ký kết thỏa ước lao động tập thể. Khi ý thức của họ được nâng cao thì việc thực hiện pháp luật lao động nghiêm túc, tránh những mâu thuẫn không cần thiết hoặc sẵn sàng đấu tranh hợp pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp người lao động.

Chúng ta thấy, trách nhiệm nâng cao ý thức pháp luật cho người lao động thuộc về cơ quan quản lý có thẩm quyền. Điều này sẽ đặt ra cho các bên trong quan hệ thỏa ước về việc cung cấp thông tin, tuyên truyền và giải thích trên các phương tiện hoặc mở lớp học cho người lao động về pháp luật.

Đối với người sử dụng lao động:

Người lao động là một chủ thể trong quan hệ thỏa ước, đối tượng này có vai trò quan trọng trong việc thực hiện những cam kết trong thỏa ước, đáp ứng những nguyện vọng của người lao động. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi tập thể cả doanh nghiệp. Vì vậy, việc làm cho đối tượng này hiểu rõ về ý nghĩa của hiệu lực thảo ước tập thể là điều rất cần thiết. Thông qua việc tuyên truyền pháp luật hoặc thông qua việc làm, đưa nội dung vào tuyên truyền pháp luật thông qua việc bồi dưỡng kiên thức quản lý cho người sử dụng lao động.

Việc tranh chấp thỏa ước ở các doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng rất dễ xảy ra, nên việc giúp họ có những thông tin hiểu biết về phong tục tập quán, đặc điểm tâm lý của người Việt Nam. Đặc biệt, những thông tin cần thiết về pháp luật lao động để họ có những ứng xử phù hợp. Tăng cường việc giao lưu giữa người lao động và người sử dụng lao động để trao đổi những vướng mắc, tăng thêm sự hiểu biết và hạn chế tranh chấp.

Hiện tại tổ chức Công đoàn gồm các cấp như sau: Cấp cơ sở; cấp trên cơ sở; cấp tỉnh, ngành trung ương; cấp trung ương. Như vậy, công đoàn với tư cách là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi người lao được tổ chức khá hoàn chỉnh. Đối với thỏa ước lao động tập thể, công đoàn là một tổ chức hết sức quan trọng, đại diện cho tập thể lao động tham gia thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể. Song thực tế cho thấy, công đoàn hoạt động chưa có hiệu quả, đặc biệt là công đoàn cơ sở. Nhiều tổ chức công đoàn cấp cơ sỏ thất bại trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động. Hầu như họ không có vai trò trong cuộc đình công liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động. Như vậy, người lao động chưa tin tưởng vào tổ chức công đoàn, hơn nữa công đoàn cũng chưa làm tròn nhiệm vụ của tổ chức này.

Việc tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động chưa hiệu quả, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do thành viên của Ban chấp hành là kiêm nhiệm và cũng chưa có thời gian để quan tâm thấu đáo các vấn đề của tổ chức. Việc làm và tiền lương vẫn do người sử dụng lao động chi trả nên còn nhiều điều bị chi phối. Việc họ không dám mạnh dạn để bảo vệ cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, chúng ta chưa có cơ chế chặt chẽ và hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong ban chấp hành công đoàn nên cũng không khuyến khích được việc học mạnh dạn bảo vệ quyền lợi người lao động. Hơn nữa, một số doanh nghiệp nhà nước, chủ tịch công đoàn là phó giám đốc doanh nghiệp. Điều này sẽ thuận lợi khi công đoàn tổ chức các hoạt động cần có sự giúp đỡ của người sử dụng lao động nhưng sẽ là bất lợi khi tập thể người lao động có tranh chấp với người sử dụng lao động.

Đối với công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm:

Hiện nay việc vi phạm pháp luật lao động nói chung, pháp luật về thỏa ước lao động tập thể nói riêng vẫn còn diễn ra khá nhiều tại các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp ký kết thỏa ước lao động tập thể từ lâu nhưng lại không

đăng ký tại cơ quan nhà nước. Do đó, các cơ quan lao động cần tăng cường công tác thanh tra để có thể nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện pháp luật lao động để có sự chỉ đạo cho phù hợp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ những trình bày trong chương 3, tác giả có một số kết luận sau đây:

1. Việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hiệu lực pháp luật về thỏa ước lao động tập thể là một điều tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ xuất hiện từ thực trạng các quy định của pháp luật và thực tiễn pháp luật về hiệu lực của thỏa ước cũng xuất phát từ chính yêu cầu của quan hệ lao động, của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy, cần thực thiện có chế thương lượng tập thể lao động. thực hiện đối thoại xã hội mà điển hình là việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang có những xu hướng thay đổi về chất. Do vậy, sự hình thành quan hệ lao động là thương lượng, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, giữa người sử dụng lao động và người lao động. Người sử dụng lao động luôn nằm trong thế mạnh, do họ có lợi về kinh tế và họ có xu hướng lạm quyền. Bởi vậy, khi có nhu cầu về việc làm, vì thu nhấp thì người lao động phải chấp nhận làm việc trong những điều kiện làm việc không mong muốn, quyền lợi không thỏa đáng. Điều này dẫn đến quan hệ lao động có nguy cơ bị phá vỡ, gây nên những tổn hại nặng nề cho nền kinh tế trong nước. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể là một điều tất yếu khách quan.

2. Việc tham khảo một số hiệu lực về thỏa ước lao động tập thể của một số nước trên thế giới đề chúng ta có thể thấy được những vấn đề khác nhau về việc thi hành, thực hiện của các bên trong việc tham gia thỏa thuận,

Mỗi quốc gia khác nhau thì các điều kiện tương ứng về pháp luật về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể cũng khác nhau. Tuy nhiên, các nước cũng đều tập trung vào các điểm như nội dung của thỏa ước, thủ tục ký kết và hiệu lực của thỏa ước. Từ những nghiên cứu về các quy định về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể của các nước, chúng ta có những tham khảo và ứng dụng thích hợp với hoàn cảnh nước mình thông qua hiệu lực của các thỏa ước nói trên.

3. Cần phải sửa đổi bổ sung hoàn thiện các quy định về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể, mở rộng và bổ sung hơn nữa những quy định thuận lợi về mặt thời gian thực hiện thỏa ước trong thời gian bao lâu đề có thể thay đổi và bổ sung thỏa ước. Cần cụ thể hóa phạm các quy định về hiệu lực thỏa ước lao động tập thể. Đặc biệt về vấn để hiệu lực thỏa ước lao động tập thể ngành. Đặc biệt, việc sửa đổi bổ sung các quy phạm về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể cần chặt chẽ hơn, đó là điều kiện bắt buộc các bên tham gia ký kết thỏa ước, thực hiện nghiêm túc những điều khoản mà mình đã thương lượng từ đầu. Nếu thực sự, những điều khoản đã ký kết khó buộc được đối với người sử dụng lao động thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình đối với người lao động, thì các bên có thể lập thêm bản cam kết thực hiện song song với thỏa ước lao động tập thể.

4. Việt Nam hiện nay cần tích cực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng của việc ký kết và thực hiện thỏa ước. Chúng ta cần phải tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật lao động nói chung và pháp luật về hiệu lực của thỏa ước nói riêng để người lao động và người sử dụng lao động thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể. Cần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lao động và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật lao động trong lĩnh vực hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể.

KẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu thực tế với đề tài "Pháp luật Việt Nam về hiệu

lực của thỏa ước lao động tập thể", tác giả rút ra những kết luận sau đây đây

đóng góp vào quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với những quy định của pháp luật lao động, đặc biệt đối với hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể.

1. Hiệu lực thỏa ước lao động tập thể đã xuất hiện khá sớm kể từ khi ra lịch sử của nước ta. Từ thời kỳ Pháp thuộc, thì vấn đề này đã xuất hiện, tuy nhiên không được chính thống và tách biệt đỗi với một ngành luật riêng biệt như ngành Luật lao động hiện nay. Việc xuất hiện hiệu lực của thỏa ước lao động cũng đồng thời cho ta thấy việc thực hiện cam kết của các bên tham gia trong quan hệ lao động cũng như tham gia và quá trình đàm phán, thương lượng thỏa ước để có những quyền lợi cao hơn so với quy định của pháp luật. Và cũng từ đó, hiệu lực của thỏa ước đảm bảo việc thực hiện quyền lợi cao hơn pháp luật đối với bên sử dụng lao động, đông thời hạn chế xu hướng lạm quyền của người sử dụng lao động.

2. Hiệu lực pháp luật của thỏa ước lao động tập thể được đảm bảo cho việc thực hiện bằng các quy định của nhà nước, nhưng sự quy định này vẫn dựa trên sự thương lượng của các bên trong quan hệ lao động. Tất cả những nội quy và quy định của doanh nghiệp phải phù hợp với thỏa ước. Đặc biệt, khi mọi người vào doanh nghiệp sau ngày ký thỏa ước đều phải đảm bảo thực hiện. Hay trong một số trường hợp sáp nháp, chia tách, chuyển quyền quản lý doanh nghiệp… thì những người sử dụng lao động mới vẫn có trách nhiệm phải thực hiện những thỏa ước lao động đã ký kết.

khích, phát huy được trong các doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp ký kết và đảm bảo thực hiện vẫn chưa nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các doanh nghiệp tư nhân cũng vậy. Việc thực hiện không được đảm bảo do việc sao chép các bản thỏa ước lao động trên thực tế. Tranh chấp lao động vẫn xảy ra ngày càng nhiều, các cuộc đình công và đặc biệt là đình công về lợi ích ngày càng gia tăng. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể là hết sức quan trọng và cần thiết.

4. Pháp luật hiện hành về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể nên sửa đổi và bổ sung một số điều khoản để hoàn thiện hơn. Đó là quy định cụ thể về hiệu lực của thỏa ước ngành, về người đại diện tập thể người lao động khi không phải là tổ chức Công đoàn.. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền pháp luật, giải thích để người sử dụng lao động cũng như người lao động thấy được vai trò, tầm quan trọng của hiệu lực thỏa ước lao động tập thể để họ tự giác ký kết thỏa ước.

5. Quan hệ lao động ngày càng đa dạng và phong phú do sự gia nhập vào WTO, nên vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể ngày càng có vai trò quan trọng. Chúng ta sẽ xử lý như thế nào khi nó vượt ra ngoài phạm vi của quốc gia. Sự hình thành các công ty đa quốc gia, các công ty mẹ, công ty con ở các quốc gia khác nhau sẽ đòi hỏi chúng ta phải giải quyết các vấn đề liên quan đến hiệu lực của thỏa ước. Đây cũng là một vấn đề để các nhà lập pháp nghiên cứu để nhũng quy định phù hợp để giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HIỆU LỰC CỦA THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG (Trang 86 -86 )

×