Qua những trình bày ở trên, tác giả rút ra một số kết luận như sau: 1. Để điều hòa mối quan hệ lao động trên thị trường lao động hiện này thì vấn đề về hiệu lực của pháp luật về thỏa ước lao động tập thể là một điều hết sức quan trọng. Đặc biệt đối với các thuật ngữ như thỏa ước lao động
tập thể v.v... Đây là những thuật ngữ không phải còn mới mẻ mà nó được hình thành từ cách đây hai thể kỷ vào cuối những năm của thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 trước sự đấu tranh của giai cấp công nhân lao động. Tuy nhiên, nó đặc biệt phát huy tác dụng của mình trong điều kiện kinh tế thị trường, khi các quan hệ lao động hình thành trên cơ sở của sự thương lượng thỏa thuận. Đặc biệt là vấn đề về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể được thực hiện đối với các bên trong thời gian thỏa ước được ký kết và thực hiện.
2. Hiệu lực thỏa ước lao động tập thể được xem xét dưới khía cạnh của hiệu lực của các văn bản khế ước trước đây. Chúng ta thấy hiệu lực của khế ước và hợp đồng là những vấn đề mà sau này phát triển lên thành những vấn đề chuyên biệt hơn, cụ thể hơn dành cho lĩnh vực lao động. Có thể nói, hiệu lực của khế ước và hợp đồng đã manh nha nuôi dưỡng cho chính hiệu lực của thỏa ước sau này phát triển khi Bộ luật Lao động đầu tiên của năm 1994 ra đời. Tùy thuộc và sự phát triển và liên kết cũng như sự phát triển về phạm vi tập thể người lao động mà thỏa ước lao động phát triển qua các thời kỳ, giai đoạn mà có thảo ước doanh nghiệp, thỏa ước ngành, vùng.
3. Ở Việt Nam thỏa ước lao động tập thể nói chung và cũng như về vấn đề hiệu lực thỏa ước lao động nói riêng được ghi nhận và thực hiện từ rất sớm, ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập. Tuy nhiên, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thỏa ước lao động tập thể chủ yếu mang tính chất là cam kết thi đua giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao chứ không phải nhằm nâng cao năng lực của các bên chủ thể và điều hòa mối quan hệ lao động. Chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các quan hệ lao động không còn mang tính mệnh lệnh hành chính như trước đây nữa nên hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và đảm bảo bởi cưỡng chế của nhà nước khi các bên vi phạm các điều khoản ký kết của thỏa ước.
Chương 2