Bình ổn mối quan hệ chủ thợ trong doanh nghiệp và góp phần làm tăng cƣờng chất lƣợng mối quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 78)

phần làm tăng cƣờng chất lƣợng mối quan hệ lao động

Như chúng ta đã biết, mục đích của hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể là đảm bảo các bên thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cũng là để góp phần xây dựng, phát triển và đảm bảo sự ổn định và hài hòa của các quan hệ lao động Bên cạnh đó đảm bảo tính thực thi của thỏa ước lao động tập thể đối với các đối tượng tham gia thỏa ước và góp phần làm ổn định nền "hòa bình công nghiệp" trong các doanh nghiệp.

Quan hệ lao động của Việt Nam hiện nay đang trên đường phát triển và tiến vào bước ngoặt mới. Chính sách của nhà nước đã mở cho một nền kinh tế mở, cạnh tranh về nhân lực có trình độ và chất lượng đồng thời góp phần cho nền kinh tế phát triển. Hiện tại chúng ta đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam sẽ thúc đẩy nhanh hơn và sâu sắc hơn trong công cuộc cải cách này. Nhưng thay đổi về hội nhập sẽ giúp cho Việt Nam tiến sâu hơn và nền kinh tế thế giới, sẽ khiến cho mối quan hệ lao động diễn ra phức tạp. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải tích cúc trong việc áp dụng các biện pháp để bình ổn mối quan hệ lao động.

Theo báo cáo tham luận của Tòa Lao động - Tòa án tối cao năm 2008 tăng số án lao động so với năm 2007 là 679 vụ (năm 2007 có tới 1.022 vụ án lao động được thụ lý). Tranh chấp chủ yếu tập trung ở những loại vấn đề " đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động", "kỷ luật lao động theo hình thức sa thải",

"tiền trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động". Đặc biệt trong năm 2008 đã xuất hiện những yêu cầu về "xét tính hợp pháp của cuộc đình công". Hiện tại có 10 yêu cầu về "xét tính hợp pháp của đình công. So với cùng kỳ những năm trước, đây là một sự tăng đột biến. Đình công là một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, xét trên bình diện về quy mô cũng như tính chất của vụ việc" [18, tr. 2].

Theo báo cáo tình hình đình công và báo cáo đình công từ đầu năm 2008 đến ngày 25/9/2008 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Báo cáo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thì trong 08 tháng đầu năm 2008 đã có 649 cuộc đình công và đa số các cuộc đình công này là vi phạm trình tự, thủ tục. Con số trên cho thấy, trong số những nguyên nhân dẫn đến việc tập thể lao động đình công trái pháp luật thì có nguyên nhân là do sự bất cập của pháp luật và sự hạn chế của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Cũng theo đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Trong số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đình công ồ ạt của Người lao động thì có nguyên nhân là người sử dụng lao động có vi phạm pháp luật và vi phạm cam kết, thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi xã hội [18, tr. 10].

Điều đó chứng tỏ quan hệ lao động trong doanh nghiệp Việt Nam có nhiều biến động, việc thực hiện các thỏa ước lao động tập thể cũng như việc ký kết thỏa ước của các doanh nghiệp còn ít, nên yêu cầu đặt ra đối với vấn đề ký kết thỏa ước lao động tập thể cũng như việc tuân thủ và thực hiện những điều khoản đã ký kết trong thỏa ước là hết sức nghiêm túc. Chúng ta cần có những biện pháp cưỡng chế và hình phạt đích thực đối với những vi phạm trên. Bên cạnh đó việc nâng cao tính tự giác thực hiện cũng như nhận thức đối với người sử dụng lao động để họ tự giác thực hiện đối với người lao động.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 78)