Hiệu lực về thời gian của thỏa ƣớc lao động tập thể

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 52)

Đây chính là vấn đề thời hạn của thỏa ước. Thời điểm thỏa ước có hiệu lực chính là thời điểm thỏa ước được áp dụng, thực hiện và các bên tuân theo trên thực tế. Cũng từ thời điểm này mà người sử dụng lao động cũng như

tập thể người lao động có trách nhiệm thực hiện dúng những cam kết trong thỏa ước. Nếu các bên không thực hiện đúng những điều mình cam kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì vậy, thời điểm xác định thỏa ước có hiệu lực có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tuân thủ những điều đã cam kết trong thỏa ước đối với các bên. Tuy nhiên, đối với mỗi nước thì thời điểm có hiệu lực của thỏa ước cũng có dự khác nhau. Có nước quy định thời điểm có hiệu lực của thỏa ước là sự thỏa thuận của hai bên. Đối với những nước căn cứ trên tính quy phạm của thỏa ước thì dựa trên tính quy phạm của thỏa ước có quy định, thỏa ước chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền

Tuy nhiên, đa số các nước đều quy định thời điểm có hiệu lựu của thỏa ước phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên nên có thể, thỏa ước có hiệu lực vào ngày ký kết hoặc ngày do hai bên thỏa thuận. Chúng ta thấy, điều này hoàn toàn hợp lý vì dựa trên cơ sở tính thỏa thuận và thương lượng của thỏa ước. Đồng thời chúng phụ thuộc vào ý chí độc lập của các bên nên các bên có quyền quyết định về thời điểm có hiệu lực của thỏa ước. Việc đăng ký thỏa ước tại cơ quan quản lý lao động là để cơ quan nhà nước quản lý về vấn đề tình hình thực hiện thỏa ước tại địa phương mình, xem xét việc ký kết thỏa ước lao động có đúng pháp luật hay không, chứ không liên quan đến vấn đề hiệu lực của thỏa ước. Vì vậy nên những quy định trước đây về việc thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày cơ quan lao động cấp tỉnh cho đăng ký đã không còn phù hợp và hiện nay đã bãi bỏ. Theo pháp luật lao động hiện hành thì thỏa ước lao động có hiệu lực kể từ ký kết hoặc từ ngày do hai bên thỏa thuận.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 52)