Khái niệm về hiệu lực của thỏa ƣớc lao động tập thể

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 47)

- Chúng ta xem xét vấn đề đầu tiên hiệu lực pháp lý là gì?

Theo từ điển Tiếng Việt thì " Hiệu lực" có thể được hiểu theo hai nghĩa sau đây:

Thứ nhất, nó có thể được hiểu là "tác dụng trên thực tế, đúng như yêu cầu" Thứ hai, "hiệu lực" còn được hiểu là "giá trị thi hành" [20, tr. 424].

Với hai nghĩa được hiểu như trên, chúng ta thấy "hiệu lực" ở nghĩa thứ nhất được hiểu trên khía cạnh hiệu quả trên thực tế, đúng với sự mong muốn được đặt ra từ đầu về một sự việc nào đó. Trên phương diện pháp lý thì " hiệu lực" được hiểu là những quy phạm điều chỉnh của pháp luật tác động những hành vi trong xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh. Việc xem xét hiệu lực của pháp luật, chúng ta sẽ đề cập đến khía cạnh thứ hai này.

Hiệu lực pháp lý có các đặc trưng sau đây: + Được đảm bảo bởi cưỡng chế nhà nước.

Sự cưỡng chế chế này thể hiện tính chất đặc biệt, bởi một chủ thể là cơ quan công quyền, đảm bảo cho các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tế. Như vậy, điều này thể hiện sự đối lập đối với các quy phạm mang tính xã hội khác. Các quy phạm mang tính chất xã hội sẽ chịu sự ảnh hưởng của dư luận, tác động tới hành vi của cá nhân thông qua việc tác động tới tình cảm, tâm lý, đạo đức của cá nhân đó. Trên cơ sở tiếp nhận sự phản ánh của xã hội, các cá nhân thể hiện hành vi của mình mang tính chủ quan vì đó là kết quả của quá trình nhận thức và đánh giá cá nhân có những hành vi tương ứng. Ngược lại sự cưỡng chế của nhà nước sẽ tác động trực tiếp tới tài sản, thân thể, danh dự của đối tượng chịu sự cưỡng chế của nhà nước. Chính sự cưỡng chế này sẽ đảm bảo các yêu cầu được thực hiện mà không phụ thuộc

+ Hiệu lực pháp lý được xem xét và xác định trong giai đoạn hình thành

các quy phạm hoặc các thỏa thuận.

Đối với trường hợp các chuẩn mực xã hội khác, chúng thường xem xét đến việc tồn tại trên thực tế của các chuẩn mực ấy có phổ biến không, những hành vi đó có được chấp nhận nhiều hay không. Nếu hành vi đó tồn tại nhiều thì khả năng nó các chuẩn mực đó sẽ tiếp tục được tuân thủ. Đối với những chuẩn mực xã hội khác, hiệu lực của các chuẩn mực này phụ thuộc rất nhiều vào việc trên thực tế tồn tại nhiều hay ít các hành vi phù hợp với thực tế. Càng có nhiều hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội thì càng có nhiều khả năng những hành vi đó sẽ được tiếp tục tuân thủ. Đối với các chuẩn mực xã hội không được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước, vấn đề hiệu lực còn phải được xem xét trong giai đoạn thực hiện chúng.

Chúng ta xem xét thêm về vấn đề "Hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật và hiệu lực pháp lý của một thỏa thuận".

Chúng ta đã biết hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật và hiệu lực của văn bản thỏa thuận khác nhau mặc dù chúng đều có điểm chung là đảm bảo tính thi hành bởi sự cưỡng chế của nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật do nhà nước ban hành nên chúng mang tính quyền lực, có khả năng bắt buộc các đối tượng thi hành nhiều lần trên thực tế. Các thỏa thuận trái với pháp luật sẽ không có hiệu lực và chỉ khi nào pháp luật cho phép thì các bên mới có quyền thỏa thuận những điều kiện khác với quy định của pháp luật. Do các quy phạm pháp luật mang tính chất khái quát không quy định cụ thể ai, trong trường hợp nào, mà chỉ xác định những ai trong hoàn cảnh nào và thực hiện điều gì. Nên để các quy phạm pháp luật thực hiện hiệu quả các quan hệ xã hội thì cần xác định rõ các quan hệ xã hội cần xác định hiệu hiệu lực rõ ràng của chúng. Theo PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế thì "Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là giới hạn về thời gian, không gian (theo lãnh thổ), về đối tượng thi hành mà văn bản quy phạm pháp luật đó tác động tới" [11, tr. 89].

Như vậy, hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật được xác định trên ba phương diện sau: Về thời gian, về không gian và về đối tượng thi hành.

Do được xác lập theo những cách thức khác nhau nên dù cùng là hiệu lực pháp lý vẫn tồn tại những sự khác biệt rõ rệt giữa hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật (các quy phạm có tính chất quyền lực) với hiệu lực của một thỏa thuận (các điều khoản không có tính chất quyền lực, điều khoản này chỉ được pháp luật quy định là chỉ có hiệu lực bắt buộc với các bên).

Như vậy, hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể được hiểu là: "Giá trị thi hành của thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật và theo quy định của các bên" [24].

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động (Trang 47)