Mục tiêu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bia hà nội – quảng bình (Trang 59)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Mục tiêu

Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình đang ngày càng trên đà phát triển mạnh mẽ, với doanh thu đạt được luôn tăng lên theo hàng năm. Nhận thấy cơ hội phát triển của ngành bia ngày càng lớn, nhất là trong điều kiện đất nước ngày càng phát triển, tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt được tỷ lệ cao, bên cạnh đó nhu cầu sử dụng sản phẩm bia đang ngày một tăng ban lãnh đạo công ty đã đặt ra mục tiêu phấn đấu cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới như sau:

+ Duy trì và nâng cao mức lợi nhuận đạt được trong những năm tới. + Phấn đấu đạt được mức tăng trưởng 30%.

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

+ Đưa hình ảnh của công ty phát triển rộng ra trên thị trường Việt Nam và cả

quốc tế.

+ Tạo lòng tin cho người tiêu dùng về thương hiệu Việt.

3.1.2. Phương hướng

Để đạt được mục tiêu phát triển của mình công ty đã đề ra các phương hướng thực hiện trong thời gian tới như sau:

+ Mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất sản xuất để tăng sản lượng bia cung cấp trên thị trường (Công suất dự kiến sắp tới là 150 triệu lít/năm).

+ Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bia hơi, tiến tới đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng danh mục sản phẩm bia của công ty.

+ Tăng cường hoạt động marketing, hoạt động khai thác và mở rộng thị trường. Tăng cường và nâng cao chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

+ Tăng cường chất lượng hoạt động của mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, xây dựng chiến lược mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới…

+ Tiết kiệm chi phí trong quản lý và sản xuất, nhằm hạ giá thành sản phẩm, có lợi cho người tiêu dùng.

+ Không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, chế biến sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

sản xuất của công ty trong thời gian tới.

+ Tạo công ăn việc làm cho người lao động trong khu vực, thực hiện đầy đủ

nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước, phát triển cộng đồng.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – QUẢNG BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – QUẢNG BÌNH

Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình tài chính, những mặt đạt được và những hạn chế còn gặp phải của công ty cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình, nhận thấy sự cần thiết cần phải hoàn thiện trong công tác phân tích tài chính, do vậy tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty như sau:

3.2.1. Về quy trình phân tích

Như đã biết, công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình diễn ra một cách hết sức tự phát, không theo một quy trình cụ thể. Để

công tác phân tích được tiến hành một cách hiệu quả, trước hết Công ty phải xác định

được tầm quan trọng của công tác này. Việc phân tích tại công ty chưa dựa trên một quy trình, trình tự cụ thể nào cả, do vậy dễ dàng bỏ quên nhiều bước quan trọng. Mặt khác cũng làm cho việc phân tích chồng chéo nhau, khó kiểm soát. Tác giả đề xuất triển khai thực hiện phân tích tài chính theo một quy trình xác định gồm các bước:

Lp kế hoch phân tích: Bước này sẽ xác định nội dung, phạm vi, thời gian và cách thức tổ chức phân tích. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của công ty trong từng giai đoạn, nội dung, phạm vi, thời gian và cách thức tổ chức phân tích được xác định khác nhau, nhưng nhất thiết phải có bước này để định hướng cho công tác phân tích, nhằm đạt

được một cách tối ưu nhất những yêu cầu đặt ra, do doanh nghiệp còn gặp phải những khó khăn nhất định, do vậy tác giả đề xuất xây dựng một bộ phận chuyên phân tích tình hình tài chính từ bộ phận kế toán và tài chính. Từ đó, xây dựng các kế hoạch để

phân tích, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong bộ phận phân tích, đồng thời thiết kế thời gian, cách thức trong kế hoạch phân tích.

Thu thp thông tin: đây là bước hết sức quan trọng. Nguồn thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thu thập được cần phải được kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp để làm cơ sở cho việc phân tích. Theo đó, bộ phân phân tích được thành lập sẽ phân công thành viên chịu trách nhiệm thu thập các tài liệu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, căn cứ vào các chỉ tiêu số trung bình ngành gần nhất để tiến hành phân tích.

Tiến hành phân tích: bước này sẽ được tiến hành theo nội dung và phương pháp phù hợp trên cơ sở nguồn thông tin và kế hoạch phân tích đã xác định trước.

Lp báo cáo phân tích: trên kết quả đã đạt được, cán bộ chịu trách nhiệm lập báo cáo phân tích gửi Ban lãnh đạo và cung cấp cho các đối tượng liên quan khi có yêu cầu và được sự cho phép của Ban lãnh đạo.

3.2.2.Về nội dung phân tích

Công ty đã tiến hành phân tích tình hình tài chính với nội dung chủ yếu tập trung vào phản ánh cơ cấu và biến động tài sản - nguồn vốn; các nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, tình hình công nợ, khả năng sinh lợi ... Trong đó, vẫn còn một số chỉ tiêu phân tích còn sơ sài chưa thật sự nêu bật lên được những ưu, nhược điểm của công ty. Bên cạnh đó tác giả đề xuất mở rộng phạm vi phân tích từ 2 năm lên 3 năm để có thể

thấy rõ hơn xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, qua đó giúp nhà quản trị

nhìn rõ khái quát và toàn diện hơn thực trạng kinh doanh của công ty. Ngoài ra, có thể

kết hợp thêm các biểu đồ, đồ thị minh họa để làm rõ ràng, trực quan sinh động về diễn biến của từng đối tượng nghiên cứu.

Vì vậy, để nội dung phân tích được đầy đủ và toàn diện hơn,phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý, công ty cần hoàn thiện phân tích một số nội dung sau:

3.2.2.1. Tình hình tài sn và ngun vn

Bảng 3.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại công ty CP Bia Hà Nội – Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2014 (Nguồn: Xử lý số liệu từ BCTC) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % 1. Tài sản ngắn hạn Trđ 21.763 21.727 23.502 -36 -0,17 1.775 8,17 2, Tài sản dài hạn Trđ 71.225 63.733 72.645 -7.492 -10,52 8.912 13,98 3. Nợ phải trả Trđ 45.718 38.109 40.647 -7.609 -16,64 2.538 6,66 4. Vốn chủ sở hữu Trđ 47.270 47.351 55.500 81 0,17 8.149 17,21 5. Tổng TS (Tổng NV) Trđ 92.988 85.460 96.147 -7.528 -8,10 10.687 12,51 6. Tỷ suất TSNH [6=(1)/(5)] % 23.40 25.42 24.44 2.02 8,63 -0.98 -3,85 7. Tỷ lệ nợ [7=(3)/(5)] % 49.17 44.59 42.28 -4.57 -9,30 -2.32 -5,20 8. Tỷ lệ tự tài trợ [8=(4)/(5)] % 50.83 55.41 57.72 4.57 9,00 2.32 4,18

21,763 21,727 23,502 71,227 63,733 72,645 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn

Biểu đồ 3.1: Sự biến động tài sản giai đoạn 2012 – 2014

45,718 38,109 40,647 47,270 47,351 55,500 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nguồn VCSH Nợ phải trả

Biểu đồ 3.2: Sự biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2012 – 2014

(Nguồn: Xử lý số liệu từ BCTC)

Qua bảng số liệu 3.1 và biểu đồ 3.1; 3.2 về biến động tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình giai đoạn 2012 – 2014 thấy rằng trong giai

đoạn này tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty có sự biến động, cụ thể là: Tổng tài sản (Tổng NV) năm 2012 là 92.988 triệu đồng, năm 2013 là 85.460 triệu đồng, giảm 7.528 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 8,1% so với năm 2012. Giá trị này năm 2014 tăng lên 10.687 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 12,51%.

Qua biểu đồ 3.1 có thể thấy TSDH chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty, chiếm gần 80% trong hầu hết các năm phân tích. Trong giai đoạn này TSDH có nhiều biến động, nhưng ngược lại TSNH tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng lại tăng đều một cách ổn định qua ba năm. Năm 2013 TSDH giảm từ mức 71.227 triệu

đồng xuống còn 63.733 triệu đồng, tuy nhiên tới năm 2014, do chính sách của công ty nên TSDH đạt giá trị 72.645 triệu đồng, tăng so với năm 2013 8.912 triệu đồng, và thậm chí còn vượt mức năm 2012 1.418 triệu đồng. Việc TSDH chiếm một tỷ trọng

lớn trong cơ cấu tổng tài sản là điều khá dễ hiểu đối với một công ty chuyên sản xuất kinh doanh.

Tương tự, nguồn vốn của công ty cũng có nhiều biến động qua gia đoạn 2012 – 2014. Qua biểu đồ 3.2 thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ phải trả, đồng thời cũng thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012 – 2014, cụ thể là năm 2012 là 47.270 triệu đồng và tăng lên 55.500 triệu đồng năm 2014. Theo đó thì giá trị nợ phải trả cũng giảm xuống, từ 45.718 triệu

đồng năm 2012 giảm xuống còn 40.647 triệu đồng năm 2014. Do vậy, tỷ lệ nợ của công ty theo đó giảm dần từ 49,17% năm 2012 xuống còn 44,59% năm 2013 và năm 2014 là 42,28%. Thực tế rằng khi giảm tỷ lệ nợ cũng có nghĩa là tăng khả năng tự chủ

của doanh nghiệp. Và đây là dấu hiệu đáng mừng cho tài chính của công ty.

Với tỷ suất tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2012 là 50,83% và tăng lên 57,72% vào năm 2014, cho thấy khả

năng tự chủ của doanh nghiệp tương đối tốt và có xu hướng tăng tính tự chủ. Nhìn chung, tỷ suất tự tài trợ của công ty có sự biến động tăng, mặc dù không đáng kể

nhưng đây là một dấu hiệu khởi sắc cho một thời kỳ của khủng hoảng và lạm phát kéo dài và nguồn tài trợ chính cho đầu tư tài sản có xu hướng là nguồn vốn chủ sở hữu (tăng lên trong 3 năm) và giữ một tỷ lệ trọng yếu trong tổng nguồn vốn.

3.2.2.2. Tình hình công n

Về tình hình công nợ, để cung cấp thêm các thông tin giúp cho nhà quản lý nắm rõ được tình hình tài chính tại công ty, tác giả đề xuất bổ sung một số chỉ triêu phân tích tình hình công nợ như: Chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu, số vòng quay khoản phải trả, kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân…

Bảng 3.2: Tình hình công nợ tại công ty giai đoạn 2012 - 2014 Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % 1. Các khoản phải thu Trđ 10.917 8.054 8.890 -2.863 -26,23 836 10,38 2. BQ các khoản phải thu KH Trđ 5.966 7.791 7.308 1.825 30,59 -483 -6,20 3. Các khoản phải trả Trđ 45.718 38.109 40.647 -7.609 -16,64 2.538 6,66 4.BQ các khoản phải trả người bán Trđ 1.291 1.659 2.302 368 28,505 643 38,76 5. Doanh thu thuần Trđ 108.534 108.818 118.898 284 0,26 10.080 9,26 6. Giá vốn hàng bán + mức tăng giảm HTK Trđ 83.546 88.261 92.344 4.715 5,6436 4.083 4,63 7. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả [(7) = (1)/(3)] % 23.88 21.13 21.87 -2.74 -11,49 0.74 3,49 8. Số vòng quay khoản phải thu [(8) = (5)/(2)] vòng 18.19 13.97 16.27 -4.22 -23,22 2.30 16,48 9. Kỳ thu tiền bình quân [(9) = 365/(8)] ngày 20.06 26.12 22.43 6.06 30,21 -3.69 -14,12 10. Số vòng quay khoản phải trả [(10) = (6)/(4)] vòng 64.71 53.20 40.11 -11.51 -17,79 -13.09 -24,60 11. Kỳ trả tiền BQ [(11)=365/(10)] ngày 5,64 6,86 9,10 1,22 21,64 2,24 32,62 (Nguồn: Xử lý số liệu từ BCTC)

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả

10.917 8.054 8.890 45.718 38.109 40.647 23,88 21,13 21,87 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 40,00 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Các khoản phải thu Các khoản phải trả Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (%)

Biều đồ 3.3: Biến động tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả giai đoạn 2012 – 2013

Qua biểu đồ ta thấy tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả giai đoạn 2012 – 2013 đều thấp, điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã đi vay và nợ người bán nhiều hơn so với việc cho người mua nợ. Nếu năm 2012 tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả là 23,88% thì năm 2013 giảm xuống còn 21,13%, tức giảm 11,49% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2013 cả hai khoản phải thu và phải trả của công ty đều giảm, trong đó khoản phải trả là giảm đáng kể. Qua năm 2014 chỉ

tiêu này có biến động tăng ở mức 21,87%, tăng nhẹ so với năm 2013 là 3,49%.

Việc công ty đi chiếm dụng vốn dù lớn hay nhỏ thì đều phản ánh một tình hình tài chính không lành mạnh và ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua phân tích, tác giả đề xuất rằng công ty nên có kế hoạch trong việc sử dụng vốn vay và thận trọng trước các khoản đi chiếm dụng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng có chính sách để quản lý công tác thu hồi nợ từ khách hàng, người mua...

Số vòng quay khoản phải thu

Biều đồ 3.4: Biến động vòng quay khoản phải thu giai đoạn 2012 – 2014

(Nguồn: Xử lý số liệu từ BCTC)

Vòng quay khoản phải thu biểu hiện cứ bình quân một đồng các khoản phải thu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu, vậy nên hệ số này càng cao thì càng cho thấy mức độ thu hồi các khoản phải thu càng cao. Năm 2012 khoản phải thu khách hàng quay được 18,19 vòng, tuy nhiên chỉ tiêu này giảm xuống 23,22% còn 13,97 vòng. Nguyên nhân của việc giảm này là do sự tăng lên của các khoản phải thu, mặc dù doanh thu năm 2012 có biến động tăng nhẹ. Do vậy đã làm thay đổi tới mức độ thu hồi các khoản phải thu. Sang năm 2014, bình quân các khoản phải thu giảm 6,2% so với năm 2013, đồng thời doanh thu đạt được của năm cũng có xu hướng tăng nhẹ, do vậy làm cho số vòng quay các khoản phải thu năm 2014 tăng lên 16,48% so với năm 2013. Qua phân tích, thấy được năm 2014 việc thu hồi tiền bị chiếm dụng nhanh, cũng như

doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn hơn so với năm 2013. • Kỳ thu tiền bình quân

Năm 2012 kỳ thu tiền BQ là 20,06 ngày, năm 2013 là 26,12 ngày, tăng 30,21% so với năm 2012. Sở dĩ kỳ thu tiền BQ tăng lên là do khả năng thu hồi các khoản phải thu của công ty năm 2013 chậm, mặt khác việc tăng lên của kỳ thu tiền BQ để thấy

được chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp cũng như chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp. Do đó, công ty cần phải có chính sách rõ ràng và xây dựng kế hoạch thu hồi nợ hiệu quả để không làm gián đoạn đến hiệu quả kinh doanh của mình. Năm 2014, kỳ thu tiền BQ giảm xuống còn 22,43 ngày, giảm 14,12% so với năm 2013, chứng tỏ doanh nghiệp đang cố gắng thắt chặt hơn về khâu quản lý thu hồi nợ.

Số vòng quay khoản phải trả

Qua ba năm số vòng quay khoản phải trả của doanh nghiệp khá cao, chỉ số này phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Năm 2012 số vòng quay khoản phải trả là 64,71 vòng, sang năm 2013 giảm xuống còn 53,20 vòng, với tỷ lệ giảm là 17,79% và tiếp tục giảm 24,60% xuống còn 40,11 vòng ở năm 2014.

Biểu đồ 3.5: Biến động vòng quay khoản phải trả

(Nguồn: Xử lý số liệu từ BCTC)

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm 2014 giảm so với năm 2013 và năm 2012, đây là dấu hiệu đáng mừng cho tình hình tài chính của doanh nghiệp, chứng tỏ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bia hà nội – quảng bình (Trang 59)