Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bia hà nội – quảng bình (Trang 31)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.3. Nhân tố khách quan

Nhân t th nht: h thng chính sách, pháp lut ca Nhà nước liên quan

ti tài chính doanh nghip.

Đó là các chính sách về thuế, về kế toán, thống kê… ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính doanh nghiệp. Với tư cách là đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước, trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, các doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ tuân thủ chính sách, pháp luật. Các chính sách này được các nhà phân tích tài chính vận dụng trong quá trình phân tích để đảm bảo tính phù hợp, tính sát thực của công tác phân tích với pháp luật của nhà nước. Ngoài ra, các chính sách đó còn có tính định hướng và là động lực cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.

Nhân t th hai: H thng thông tin ca nn kinh tế và ca ngành

Công tác phân tích tài chính chỉ thực sự có hiệu quả khi có hệ thống chỉ tiêu trung bình chuẩn của toàn ngành, trên cơ sởđó các doanh nghiệp có thểđánh giá, xem xét tình trạng tài chính để nhận thức vị trí của mình nhằm đưa ra những chính sách

đúng đắn, phù hợp, cũng như có hướng phấn đấu, khắc phục. Hay nói cách khác, đây có thể được xem như số liệu tham chiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào tính trung thực của các thông tin. Nếu thông tin do các doanh nghiệp

trong ngành mang lại không chính xác có thể còn có tác dụng ngược lại. Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan thống kê cũng như các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin cũng ảnh hưởng không nhỏ.

Kết luận chương 1: Trên đây là những cơ sở lý luận, nền tảng ban đầu cần thiết cho việc phân tích tài chính tại các doanh nghiệp nói chung và công ty CP Bia Hà Nội - Quảng Bình nói riêng. Để khai thác một cách trọn vẹn các khía cạnh tài chính của một doanh nghiệp thì còn cần tìm hiểu thêm một số phương pháp đánh giá hoạt động kinh doanh, các chỉ số tài chính liên quan khác nữa giúp cho việc phân tích sâu sắc và thuyết phục hơn. Nhưng do một số hạn chế nhất định, cơ sở lý luận được trình bày trong đề tài chỉ phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu báo cáo tài chính doanh nghiệp

ở những khía cạnh cơ bản. Từ lý thuyết đến thực tiễn là không hoàn toàn đồng nhất, do

đó cần phải có những đánh giá linh động, phù hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau về quy mô, lĩnh vực kinh doanh...

CHƯƠNG 2: THC TRNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TI CÔNG TY C PHN BIA HÀ NI – QUNG BÌNH

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – QUẢNG BÌNH

2.1.1. Tên, địa chỉ công ty

Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình Tên giao dịch: HABIBECO

Trụ sởđóng tại: Tiểu khu 13 – Bắc Lý – Tp. Đồng Hới – Quảng Bình Điện thoại liên hệ: 052.3822611 Email: Biaqb@yahoo.com Mã số thuế:3100301045 Vốn điều lệ: 36.000.000.000 đồng 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh

Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình là Công ty sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Với hoạt động kinh doanh của Công ty là:

- Sản xuất đồ uống: bia, rượu, nước giải khát.

- Mua bán (bao gồm xuất khẩu) đồ uống bia, rượu, nước giải khát các loại. - Kinh doanh dịch vụ khách sạn, các dịch vụ du lịch.

- Xuất nhập khẩu thiết bị dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu sản xuất bia.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

(Nguồn: Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình)

Giải thích: Quan hệ trực tiếp Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

2.1.3.2. Chc năng, nhim v ca các phòng ban

gồm tất cả các cổđông có quyền biểu quyết; bầu ra hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

Đại hội đồng cổđông quy định, sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty và đưa ra những quyết định quan trọng của Công ty, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ Công ty.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc vềĐại hội đồng cổđông.

- Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt các cổđông để thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; Chịu trách nhiệm trước

Đại hội đồng cổđông trong thực hiện các nhiệm vụđược giao.

- Giám đốc: Là người do HĐQT bổ nhiệm, đại diện trước pháp luật của Công ty,

điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo nghị quyết của Đại hội đồng cổđông. Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụđược giao.

- Phó Giám đốc phụ trách Thiết bị - Xây dựng cơ bản: Giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý thiết bị - XDCB, thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc

ủy quyền và phân công.

- Phó Giám đốc phụ trách Kinh tế: Giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính, thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc ủy quyền và phân công.

- Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật – Công nghệ: Giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý điều hành kỹ thuật – công nghệ sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ khác

được GĐủy quyền và phân công.

- Phòng tài chính – Kế toán: Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính của Công ty, tổ

chức công tác kế toán, xác định kết quả hoạt động kinh doanh, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý. Chịu trách nhiệm trước ban GĐ về công tác tài chính và công nợ khách hàng, tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện bảo toàn vốn, giữ gìn bí mật số liệu về nghiệp vụ quản lý tài chính.

- Phòng Kế hoạch – Vật tư – XDCB: Theo dõi, quản lý và cung ứng vật tư, đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ hàng hóa phục vụ cho sản xuất.

- Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu đề xuất với GĐ Công ty sắp xếp tổ chức bộ máy cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Xác định nhân sự, nhân lực, lựa chọn, đánh giá và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong Công ty.

- Phòng Kỹ thuật – Công nghệ: Nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm định mức tiêu hao, quản lý và theo dõi hồ sơ kỹ thuật.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

2.1.4.1.Sơđồ b máy kế toán ca Công ty

(Nguồn: Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình)

Giải thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty

2.1.4.2. Chc năng, nhim v ca các b phn

- Kế toán trưởng: Là người phụ trách chỉđạo công tác kế toán toàn công ty kiểm tra tình hình hạch toán và báo cáo tài chính. Tham mưu cho Giám đốc và các cơ quan tài chính về tình hình tài chính của Công ty. Phối hợp với phòng KH – VT – XDCB để

xây dựng kế hoach sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch tiền lương, kế

hoạch đầu tư XDCB… Tổ chức hoàn thiện chế độ hạch toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Kế toán tổng hợp: Hạch toán tổng hợp các số liệu do các kế toán phần hành cung cấp. Kế toán tổng hợp trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán TSCĐ, theo dõi tình hình biến động về TSCĐ cũng như việc tính khấu hao hàng quý, hàng năm; Xác định thuế, chi phí, giá thành sản phẩm , xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính.

- Kế toán tiêu thụ, vật tư, CCDC: Theo dõi, quản lý nhập, xuất, tổn vật tư, thành phẩm, công cụ và lập các sổ sách, báo cáo có liên quan. Kiểm soát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ từng loại sản phẩm. Theo dõi quản lý chặt chẽ tình hình cung cấp, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật tư, công cụ.

vay, các khoản nợ của khách hàng và khoản phải trả của doanh nghiệp. Lên kế hoạch thu nợ và thanh toán nợđảm bảo cho vòng tiền của doanh nghiệp được đảm bảo.

- Thủ kho: Theo dõi tình hình hàng hóa, vật tư, thành phẩm trong kho. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, đối chiếu số lượng theo định kỳ với kế toán; đề xuất biện pháp xử lý nếu xảy ra tình trạng thừa, thiếu hàng trong kho.

2.1.4.3. T chc vn dng chếđộ kế toán

T chc vn dng hình thc kế toán

Hiện tại, Công ty tổ chức vận dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm kế toán ACsoft – Kế toán doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dựa trên hình thức kế toán nhật ký chung. Hằng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán xác định các tài khoản ghi Nợ, ghi Có và nhập số liệu vào các mẫu biểu đã được thiết kế sắn trong máy. Sau đó số liệu sẽ tựđộng cập nhật vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sổ nhật ký, sổ cái các tài khoản có liên quan.

Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển, phân bổ các tài khoản, đồng thời máy sẽ tự động lên bảng cân đối phát sinh, các báo cáo tài chính cuối tháng, cuối quý sẽ

tiến hành in các sổ sách, báo cáo và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.

Giải thích: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

(Nguồn: Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình)

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

T chc vn dng h thng chng t

Công ty CP Bia Hà Nội – Quảng Bình áp dụng chếđộ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính

và các văn bản, sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn kèm theo, gồm những nhóm chứng từ

như sau:

- Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, UNC, Giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề

nghị thanh toán, bảng kê chi tiền…

- Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, hóa đơn, chứng từ khác…

- Chứng từ tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ…

- Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng…

- Chứng từ bán hàng: Hóa đơn GTGT, bảng kê bán hàng… • T chc vn dng h thng tài khon

Công ty tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006- QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. Hệ thống tài khoản gồm 9 loại tài khoản trong bảng được chi tiết đến tài khoản cấp 2, có một số tài khoản được chi tiết đến tài khoản cấp 3 tùy theo yêu cầu quản lý của công ty.

T chc vn dng h thng BCTC

Hệ thống báo cáo của Công ty bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01- DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 - DN - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B04 - DN • H thng chính sách kế toán ch yếu áp dng ti Công ty

- Niên độ kế toán: 01/01 đến 31/12 hàng năm - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Phương pháp bình quân gia quyền - Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ

2.1.5. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Chc năng ca công ty:

- Tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các loại đồ uống, nước giải khát đáp

- Bán buôn, bán lẻ các loại đồ uống, nước giải khát; tổ chức các dịch vụ thương mại, du lịch khác, gia công, chế biến nguyên liệu sản xuất bia.

- Tìm kiếm đối tác và khác hàng nhằm tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường. - Điều hành và tổ chức bộ máy quản lý một cách hiệu quả trong quá trình hoạt

động kinh doanh của đơn vị.

Nhim v ca công ty:

- Quản lý và sản xuất kinh doanh theo đúng chếđộ, chính sách, đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn, tự trang trải về tài chính.

- Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, cũng nhưđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty có hiệu quả.

- Thực hiện tốt và đầy đủ các nghĩa vụđối với Nhà nước và các quy định về môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn Xã hội.

- Đảm bảo phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch phát triển chung của toàn tỉnh.

2.1.6. Loại hình doanh nghiệp

Công ty CP Bia Hà Nội – Quảng Bình thuộc loại hình doanh nghiệp Công ty cổ

phần, với hình thức sở hữu vốn là vốn cổ phần.

2.1.7. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Năm 1965, xí nghiệp Rượu Bồng Lai được ra đời cùng với hơn 20 xí nghiệp khác theo quyết định của tỉnh Quảng Bình. Với lực lượng cán bộ công nhân khoảng 150 người, hoạt động chính của xí nghiệp là chưng cất cồn phục vụ y tế, vệ sinh, sát trùng vết thương cho bộ đội và nhân dân. Với điều kiện khó khăn, đội ngũ công nhân kỹ

thuật chỉ từ 20 đến 30 người được cửđi đào tạo 6 tháng ở nhà máy bia rượu Hà Nội. Lúc bấy giờ xí nghiệp được đặt trong các hang đá vôi của Bồng Lai thuộc xã Sơn Trạch, sau năm 1976, khi đất nước thống nhất, tỉnh quyết định chuyển xí nghiệp về

vùng đồi Bắc lý Ninh, nay là trụ sở của công ty thuộc Tiểu khu 13 Phường Bắc Lý – Thành phố Đồng Hới. Tại đây, các trang thiết bị phục vụ sản xuất được thay thế tiên tiến hơn, cất cồn bằng tháp tầng, công nghệ lên men hở… Đến năm 1988, xí nghiệp tiến hành sản xuất rượu xuất khẩu, xây dựng một làng mới cho công nhân tại phía Tây

Đồng Hới nay gọi là “làng Rượu”.

Sau khi nhà nước chuyển mình từ cơ chế bao cấp sang độc lập trong hạch toán kinh doanh, xí nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, bởi trình độ cán bộ công nhân chưa

mạnh dạn đưa dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất Bia và nước giải khát. Bia sla’dek là sản phẩm đầu tiên của xí nghiệp sau khi Tỉnh và xí nghiệp quyết định chuyển sang một hướng mới.

Theo chủ trương của Chính phủ và định hướng phát triển của thị trường trước thềm hội nhập, các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, Doanh nghiệp Nhà Nước Nhà máy Bia rượu Quảng Bình đã thực hiện cổ phần hóa đổi tên thành Công ty cổ phần Bia rượu Quảng Bình theo quyết định số 59/2003/QĐ – UB ngày 22/10/2003

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bia hà nội – quảng bình (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)