Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bia hà nội – quảng bình (Trang 50)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.3.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán cho ta thấy khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu cũng như các khoản vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Tại công ty thì công nợ của doanh nghiệp bao gồm các khoản phải thu và các khoản phải trả. Công ty đã tiến hành phân tích các khoản phải thu và phải trả theo

đúng nội dung và đối tượng cụ thểđể có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính của mình.

Tình hình công nợ của công ty được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 2.7: Các khoản phải thu của công ty năm 2013 – 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2014/2013

+/- %

I. Các khoản phải thu 8.054 8.890 836 10,38

1. Phải thu khách hàng 7.519 7.098 -421 -5,60 2. Trả trước cho người bán 266 1.086 820 308,27 3. Các khoản phải thu khác 269 706 437 162,45

II. Các khoản phải trả 38.109 40.647 2.538 6,66 a. Nợ ngắn hạn 38.020 40.611 2.591 6,81 1. Vay và nợ ngắn hạn 6.758 8.348 1.590 23,53 2. Phải trả người bán 2.027 2.578 551 27,18 3. Người mua trả tiền trước - -

4. Thuế và các khoản PNNN 23.919 26.578 2.659 11,12 5. Phải trả người lao động 1.322 1.437 115 8,70 6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 3.629 1.670 -1.959 -53,98 7. Dự phòng phải trả ngắn hạn - - 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 365 - -365 -100,00 b. Nợ dài hạn 86 36 -50 -58,14 (Nguồn: Xử lý số liệu từ BCTC)

Công ty CP Bia Hà Nội – Quảng Bình đã tiến hành phân tích tình hình công nợ

và khả năng thanh toán trong hai năm 2013 – 2014 như sau:

Phân tích tình hình công nợ

V các khon phi thu:Qua hai năm thì khoản phải thu của công ty chỉở mức biến động nhẹ và có xu hướng tăng lên. Cụ thể là năm 2013 khoản phải thu là 8.054 triệu đồng, tăng lên vào năm 2014 là 8.890 triệu đồng tương ứng với tăng 10,38%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của khoản trả trước cho người bán và một số

khoản phải thu khác. Năm 2013, trả trước cho người bán chỉ 266 triệu đồng, tuy nhiên sang năm 2014 tăng lên tới 1.086 triệu đồng. Trong điều kiện tình hình kinh tế còn nhiều biến động, công ty đẩy mạnh việc thu hồi các khoản phải thu khách hàng của mình để tránh những rủi ro bất thường mà nền kinh tế gặp phải, khoản phải thu khách hàng năm 2014 giảm 421 triệu đồng tương ứng với giảm 5,6%. Tuy nhiên mức giảm của phải thu khách hàng nhỏ hơn mức tăng của khoản trả trước cho người bán cho nên vẫn làm cho các khoản phải thu của công ty tăng trong năm 2014.

V các khon phi tr: Tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn được duy trì khá ổn

định (năm 2013 là 44,59%; năm 2014 là 42,28%). Công ty cũng thấy rằng các khoản phải trả năm 2014 tăng so với năm 2013 là 2.538 triệu đồng tương ứng với tăng 6,66%. Việc tăng này hoàn toàn là do sự tăng lên của nợ ngắn hạn trong năm 2014, cụ

thể là nợ ngắn hạn của công ty năm 2013 là 38.020 triệu đồng, qua năm 2014 là 40.611 triệu đồng, tăng 2.591 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 6,81%. Trong khi đó, công ty lại quyết định giảm các khoản nợ dài hạn đi, giảm còn 50 triệu đồng tương ứng với giảm 58,14% so với năm 2013. Qua đó, công ty thấy rằng trong mối quan hệ kinh tế với các

đối tác kinh doanh của công ty thì việc chiếm dụng vốn là điều không thể tránh khỏi và thực tế là công ty chủ yếu đi chiếm dụng vốn của các đối tác kinh doanh thông qua hình thức đi vay ngắn hạn.

Khả năng thanh toán

Bảng 2.8: Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty qua 2 năm TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch +/- % 1 Hệ số khả năng TT nhanh Lần 0,34 0,35 0,01 2,94% 2 Hệ số khả năng TT nợ ngắn hạn Lần 0,57 0,58 0,01 1,75% 3 Hệ số khả năng TT khái quát Lần 2,24 2,36 0,12 5,36% (Nguồn: Xử lý số liệu từ BCTC) Công ty nhận định:

• Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh trong hai năm không có sự biến động lớn, duy trì ở mức xấp xỉ nhau. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2013 là 0,34 lần và đều nhỏ hơn 0,5. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh của công ty nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói cách khác là tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của công ty không đủ đểđảm bảo cho việc thanh toán ngay của các khoản nợ ngắn hạn khi các chủ nợđòi tiền cùng một lúc, có thể thấy rằng công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ.

• Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2014 chỉ biến động tăng so với năm 2013 là 0,01 triệu đồng tương ứng với 1,75%. Năm 2013 là 0,57 lần và năm 2014 là 0,58 lần, trong khi đó hệ số khả năng thanh toán nhanh lại ở mức quá thấp,

điều này có thể được hiểu rằng giá trị tồn kho và giá trị tài sản ngắn hạn kém thanh khoản khác chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị tài sản ngắn hạn của công ty.

• Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tổng quát có biến động tăng và lớn hơn 1 qua hai năm. Năm 2013 hệ số này ở mức 2,24 lần và tăng lên 2,36 lần vào năm 2014, tương ứng với tăng 5,36%. Với giá trị này, cho thấy công ty đang cố gắng để chứng tỏ

khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bia hà nội – quảng bình (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)