Phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bia hà nội – quảng bình (Trang 52)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

Ở công ty, vào cuối mỗi kỳ kế toán, từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty thì bộ phân phân tích của công ty đều tập hợp để tính toán và so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu về tỷ số lợi nhuận hoạt

suất lợi nhuận trên vốn chủ sử hữu (ROE). Bộ phận phân tích tiến hành phân tích các chỉ tiêu như sau:

Phân tích t s li nhun hot động

Bảng 2.9: Tỷ số lợi nhuận hoạt động của công ty giai đoạn 2013 – 2014

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch +/ - %

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 9.164 12.952 3.787 41,33 Doanh thu thuần 108.818 118.898 10.079 9,26 Chỉ số lợi nhuận hoạt động 0,08 0,11 0,03 37,5

(Nguồn: Xử lý số liệu từ BCTC)

Chỉ số lợi nhuận hoạt động là một thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt

động mà công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Chỉ số

này cho biết một đồng doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần (EBIT). Qua bảng trên công ty nhận thấy rằng, cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 8 đồng EBIT năm 2013 và tăng lên là 1,1 đồng năm 2014. Chỉ số này tăng 0,03 lần tương ứng với tăng 37,5% so với năm 2014, đây là kết quả mong muốn đối với công ty, vì chỉ số lợi nhuận hoạt động càng cao có nghĩa là công tác quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Vì vậy lãnh đạo của công ty cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từđó có thể

xác định xem công ty hoạt động có hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm

đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí vốn. Đối với công ty, chỉ số đạt giá trị như

vậy là tương đối tốt.

Phân tích hiu qu hot động kinh doanh

Đểđánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, mức độ khả năng sinh lời, bộ phân phân tích của công ty đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty qua 2 năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch

1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh

thu (ROS) % 3,81 4,78 0,97

2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng

tài sản (ROA) % 8,12 10,04 1,92

3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn

vốn chủ sở hữu (ROE) % 14,67 17,4 2,73

• Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) năm 2014 là 4,78%, có nghĩa là 100 đồng doanh thu thì tạo ra 4,78 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,97% so với năm 2013. Qua đây công ty thấy rằng tình hình kinh doanh của công ty đang dần được cải thiện, và có xu hướng tăng khả năng sinh lời.

• Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) năm 2014 của doanh nghiệp tăng 1,92% so với năm 2013. Năm 2013 là 100 đồng tài sản bỏ ra thu về 8,12 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2014 tỷ suất này là 10,04%, tăng lên 1,92% so với năm 2013.

Đây là dấu hiệu tích cực phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.

• Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty có biến động tăng một cách rõ rệt. Tỷ suất này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 giá trị này là 14,67%, sang năm 2014 là 17,4%, tăng 2,73% so với năm 2013. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn tương đối tốt trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Nhìn chung, các tỷ suất hoạt động của công ty tương đối cao và có xu hướng tăng lên. Một cách khái quát cho thấy công ty đang hoạt động khá hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bia hà nội – quảng bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)