Những khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại

Một phần của tài liệu trình tự giải quyết khiếu nại hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 67)

5. Cơ cấu của luậvăn

3.3.2. Những khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại

Bên cạnh những chuyển biến tích cực trong công tác giải quyết khiếu nại thì vẫn còn những mặt khó khăn vẫn chưa giải quyết dứt điểm, gây ảnh hưởng nghiêm trong đến công tác giải quyết khiếu nại, cụ thể:

Khó khăn đầu tiên cần nói đến một số địa phương chưa thực sự quan tâm

đến công tác giải quyết khiếu nại, chưa nhận thức đầy đủ khiếu nại, tố cáo là hình thức thể hiện quyền cơ bản của công dân, giải quyết khiếu nại là trách nhiệm, là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các cấp chính quyền.

Thứ hai, một số địa phương chưa tổ chức tốt việc tiếp công dân, chưa gắn

công tác tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại, nhất là ở cấp quận, huyện, sở, ngành; lãnh đạo một số bộ, ngành chưa thực hiện tốt việc tiếp công dân theo quy định. Công tác đối thoại chưa thật sự coi trọng, thậm chí có lúc, có nơi còn bỏ qua

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 61 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

việc đối thoại. Chính vì vậy, không ít trường hợp giải quyết khiếu nại thường bị kéo dài, thiếu chính xác, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

Thứ ba, nhiều vụ việc khiếu nại giải quyết còn chậm, chất lượng chưa cao;

nhiều quyết định, kết luận giải quyết đơn còn thiếu chính xác, tính khả thi còn thấp, để công dân khiếu nại nhiều lần, vượt cấp, một số vụ việc giải quyết không đúng chính sách, pháp luật và phù hợp với thực tế nên không dứt điểm. Còn hiện tượng giải quyết né tránh, đùn đẩy, thấy sai nhưng không chịu sửa làm cho việc giải quyết lòng vòng, kéo dài, cá biệt có cơ quan không thực hiện đúng trách nhiệm, thẩm quyền được giao, có hành vi bao che, cố ý làm sai; một số vụ việc mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương nhưng chính quyền địa phương thực hiện chưa triệt để, không nghiêm túc dẫn đến người dân tiếp tục khiếu kiện gay gắt. Việc đề xuất và xử lý trách nhiệm của cá nhân, tập thể thông qua công tác thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại chưa được coi trọng.

Thứ tư, khi công dân tập trung khiếu kiện vượt cấp lên các cơ quan Trung

ương, nhiều địa phương đùn đẩy, né tránh, thiếu quan tâm phối hợp kịp thời với các cơ quan Trung ương để vận động công dân trở về địa phương hoặc khi công dân đã trở về địa phương không quan tâm đối thoại giải quyết hoặc tìm thêm giải pháp hỗ trợ nên công dân tiếp tục lên Trung ương khiếu nại.

Thứ năm, việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có

hiệu lực pháp luật ở địa phương còn chậm và hạn chế. Từ đó, dẫn đến người khiếu nại tiếp tục gửi đơn với thái độ rất bức xúc, hoặc quay sang tố cáo chính quyền cố tình bao che sai phạm, làm giảm lòng tin của người dân vào bộ máy chính quyền.

Thứ sáu, ở một số địa phương, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục

pháp luật về khiếu nại chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật còn sơ sài, phương pháp chưa phù hợp với thực tế;

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 62 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

hình thức tuyên truyền, phổ biến còn đơn điệu, chưa thu hút sự quan tâm của người dân.

Thứ bảy, một số cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác minh,

tham mưu giải quyết khiếu nại còn hành vi tiêu cực, vụ lợi. Mặt khác, đội ngũ cán bội làm công tác giải quyết khiếu nại còn thiếu và yếu về năng lực chuyên môn, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ trong khi đó khối lượng đơn thư khiếu nại khá lớn, có biểu hiện quá tải ở nhiều cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu nại.

3.4. Một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những khó khăn cho người dân khi khiếu nại hành chính hiện nay

3.4.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về cơ chế đối thoại trong công tác giải quyết khiếu nại.

Tổ chức đối thoại là giúp cho việc giải quyết khiếu nại được nhanh chóng và hiệu quả hơn, thông qua đối thoại, nhằm thu thập và xác minh những thông tin có giá trị chứng cứ để xác định sự thật của vụ việc, về cơ bản, nhiều trường hợp tổ chức đối thoại giúp người khiếu nại làm rõ được vấn đề, thỏa mãn được vấn đề họ quan tâm nên đã bãi bỏ khiếu nại, giúp không ít vụ khiếu nại được giả quyết một cách hiệu quả. Chính vì thế, để cơ chế đối thoại được áp dụng hiệu quả thì cần phải có những giải pháp nhất định để hoàn thiện.

Thứ nhất, các cơ quan hành chính nên có trách nhiệm trong việc thực hiện

hoặc tạo điều kiện để thực hiện cơ chế đối thoại một cách hợp pháp và có trách nhiệm để việc đối thoại đạt hiệu quả.

Thứ hai, tăng cường công tác đối thoại, nghiêm cấm, trừng trị những cá

nhân có thẩm quyền cố ý bỏ qua việc đối thoại khi có căn cứ cho rằng việc đối thoại đó là bắt buộc trong vấn đề bị khiếu nại

Thứ ba, cần xác định rõ đâu là người đại diện hợp pháp để tham gia đối

thoại. Người đại diện hợp pháp không thể là người trực tiếp giải quyết khiếu nại hoặc những người đã từng tham gia giải quyết khiếu nại trước đó nếu có căn cứ cho rằng việc làm người đại diện sẽ ảnh hưởng đến tính khách quan trong việc giải quyết vụ việc. Đồng thời, pháp luật cũng chú ý đến trường hợp người bị khiếu

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 63 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

nại cũng chính là người tổ chức đối thoại vì như vậy sẽ rất dể bị lạm dụng và dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng.

3.4.2. Tăng cường hơn nửa công tác quản lý Nhà nước nhằm hạn chế việc khiếu nại.

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cấp huyện, cấp xã; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành và thực thi pháp luật trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các thiếu sót, bất cập, vi phạm trong quản lý Nhà nước và thực thi, chấp hành pháp luật, tập trung ở những lĩnh vực, địa bàn có nhiều vi phạm, phát sinh nhiều vụ việc khiếu nại.

Xem xét, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, nhất là các lĩnh vực thường phát sinh khiếu nại như: đất đai, xây dựng, quản lý tài chính công, cấp phép đầu tư, lập doanh nghiệp, đào tạo lao động, xuất khẩu lao động, giáo dục, y tế và các thủ tục hành chính khác. Thực hiện công khai minh bạch các cơ chế, chính sách, thủ tục ở các nội dung trên để dân biết, dân bàn, dân thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện.

3.4.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, tăng cường hoạt động của các cơ quan làm nhiệm vụ tiếp dân, xử lý đơn thư trong giải quyết khiếu nại

Thứ nhất, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong

công tác giải quyết khiếu nại, phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng; vai trò quản lý, chỉ đạo, điều hành, tiếp dân, quyết định giải quyết khiếu nại của các cấp chính quyền; vai trò tham mưu trong việc tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại của các ngành; vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trên từng địa bàn.

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 64 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Thứ hai, triển khai thực hiện tốt Luật khiếu nại, Luật tố tụng hành chính;

sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Triển khai công tác chuẩn bị và xây dựng Luật tiếp công dân.

Thứ ba, mỗi Bộ, ngành, mỗi cấp chính quyền địa phương phải thường

xuyên rà soát, đánh giá tình hình khiếu nại giải quyết khiếu nại để đề ra chương trình, kế hoạch giải quyết khiếu nại một cách cụ thể, thiết thực. Phải quan tâm chỉ đạo, trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác tiếp dân, xử lý đơn thư kịp thời, chặt chẽ, đúng pháp luật. Chú trọng chỉ đạo xem xét, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của dân, có giải pháp giải quyết có hiệu quả các trường hợp khiếu nại đông người; khiếu nại tồn đọng, kéo dài, không để xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy, tắc trách để xảy ra khiếu nại phức tạp.Trong quá trình giải quyết phải làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại để chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, xác định trách nhiệm và xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm.

Thứ tư, quá trình giải quyết phải tổ chức đối thoại công khai, dân chủ, giải

quyết có lý, có tình, có tính khả thi cao. Đối với những vụ việc đã giải quyết hết thẩm quyền theo luật định, cần nghiên cứu vận dụng hoặc đề xuất các biện pháp hỗ trợ để động viên, thuyết phục công dân chấm dứt khiếu kiện. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp trục thành lập các Tổ công tác, chủ động phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan tiến hành rà soát và kiểm tra, đề xuất phương án giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài.

Thứ năm, nâng cao chất lượng quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố

cáo; cần chủ động chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới; phát huy tối đa hiệu quả việc đối thoại, gặp gỡ, trao đổi với người khiếu nại, tố cáo đặc biệt là đối với các vụ việc đông người, phức tạp, gay gắt. Tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Quá trình thực hiện, nếu phát hiện có sai sót, bất hợp lý, thì phải quyết tâm điều chỉnh, sửa sai có phương án giải quyết khác để bảo đảm quyền lợi của công dân, chấm dứt khiếu kiện.

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 65 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Thứ sáu, đẩy mạnh, tăng cường công tác thanh tra giải quyết khiếu nại đối

với thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước và cán bộ, công chức có trách nhiệm, tập trung vào những ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị xảy ra nhiều vụ việc khiếu nại hoặc chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại thấp, không chấp hành chỉ đạo của cấp trên.

Thứ bảy, Bộ Công an và các cơ quan chức năng phối hợp để đấu tranh,

xem xét, xử lý kiên quyết, kịp thời các trường hợp lợi dụng quyền dân chủ để lôi kéo, kích động gây phức tạp trong khiếu nại, gây rối an ninh trật tự, xúc phạm, lăng mạ chính quyền và cán bộ khi thi hành công vụ.

Thứ tám, quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác

tiếp công dân, giải quyết khiếu nại theo hướng chuyên nghiệp, ổn định với trình độ: có trình độ, có năng lực pháp luật, chuyên môn tốt, có văn hóa trong ứng xử, tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân, xử lý các vụ việc nhanh, gọn, đúng pháp luật; coi trọng quyền lợi của Nhà nước, của tập thể, nhưng cũng phải thẳng thắn, kiên quyết bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân; chú trọng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời, tăng cường công tác quy hoạch, tuyển chọn cán bộ và có, chính sách đãi ngộ thỏa đáng, phù hợp với điều kiện đặc thù của công tác này.

3.4.4. Công dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Các ngành các cấp tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, Luật khiếu nại nói riêng cho các tầng lớp nhân dân bằng những hình thức tuyên truyền thích hợp với từng vùng, từng địa bàn; nội dung tuyên truyền phải phù hợp với trình độ dân trí; thông qua tuyên truyền, vận động, thuyết phục công dân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, nhất là các quy định mới của Luật khiếu nại năm 2011 và các quy định pháp luật khác

Các cơ quan báo, đài phát thanh, truyền hình phối hợp với các cơ quan hữu quan thường xuyên tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo bằng các hình thức phong phú, thiết thực, đảm bảo khách quan, trung thực; tăng thời lượng, bài viết,

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 66 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

chuyên đề, biểu dương kịp thời những điển hình tốt, kinh nghiệm, sáng kiến hay, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại.

Tóm lại, khiếu nại là một trong các quyền cơ bản của công dân, là cách thức để mỗi cá nhân thể hiện quyền công dân của mình đối với một quốc gia, việc ghi nhận quyền khiếu nại thể hiện bản chất tốt đẹp của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bên cạnh đó việc giải quyết khiếu nại cho người dân được các cơ quan nhà nước tiến hành ngày càng tốt hơn, có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên việc khiếu nại cũng còn nhiều phức tạp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền khiếu nại và góp phần cho việc giải quyết khiếu nại được nhanh chóng và hiệu quả, đòi hỏi nhà nước phải có nhiều giải pháp tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 67 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

KẾT LUẬN

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, là phương tiện pháp lý có hiệu quả để công đân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại là hai công tác đi đôi với nhau trong việc đảm bảo trật tự xã hội về mặt hành chính nhà nước. Để những quyền này được đảm bảo thực thi trên thực tế đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đòi hỏi những hiểu biết của công dân về khiếu nại phải đạt đến một trình độ nhất định. Bên cạnh đó, trách nhiệm giải quyết khiếu nại của công dân từ phía các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền phải luôn đúng pháp luật, công bằng, khách quan, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Luật khiếu nại 2011 ra đời góp phần tích cực cho việc đổi mới và khắc phục những thiếu sót mà pháp luật khiếu nại trước đó đã ban hành, cũng thể hiện rõ nhà nước ta rất quan tâm đến việc thực hiện quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại của công dân. Chính vì thế, thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của công dân là cách đảm bảo không để dân oan, không để dân không hiểu pháp luật mà dẫn đến việc khiếu nại

Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại luôn được xem xét cùng nhau để hướng đến việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân không bị xâm phạm. Tuy nhiên để thực hiên tốt các công tác này thì cần phải có những nguyên tắc nhất định để tạo cơ sở và định hướng cho việc thực hiện các công tác. Tuy tình hình khiếu nại hiện nay có những chuyển biến tích cực, công tác giải quyết khiếu nại cũng phần nào đã được cải thiện nhưng tình hình khiếu nại vẫn còn khá gay gắt, vãn còn nhiều phức tạp, các khiếu nại tồn đọng, kéo dài, đông người, vượt cấp nhìn chung vẫn chưa có những chuyển biến đáng kể. Bên cạnh đó, công tác giải quyết khiếu nại tuy được cải thiện, về cơ bản việc giải quyết khiếu nại đã thực

Một phần của tài liệu trình tự giải quyết khiếu nại hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)