Người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có

Một phần của tài liệu trình tự giải quyết khiếu nại hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 46)

5. Cơ cấu của luậvăn

2.3.2.Người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có

có hiệu lực pháp luật

Những người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật bao gồm 05 nhóm đối tượng sau:22

Một là, người giải quyết khiếu nại: là cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm

quyền.

Hai là, người khiếu nại: công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ , công

chức thực hiện quyền khiếu nại, trong đó cơ quan, tổ chức là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.

Ba là, người bị khiếu nại: là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có

thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.

Bốn là, người có quyền, nghĩa vụ liên quan: là cá nhân, cơ quan, tổ chức

mà không phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ.

Năm là, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 2.3.2.1. Người giải quyết khiếu nại

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số điều của Luật khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm:

Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật do mình ban hành.

Căn cứ vào nội dung khiếu nại, chức năng quản lý nhà nước, người giải quyết khiếu nại giao cho cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan hành chính nhà nước

22

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 40 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

cấp dưới tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Việc giao nhiệm vụ được thực hiện bằng văn bản.

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.

Một phần của tài liệu trình tự giải quyết khiếu nại hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 46)