5. Cơ cấu của luậvăn
2.2.2.3. Tổ chức đối thoại lần hai
Qua theo dõi công tác giải quyết khiếu nại cho thấy việc tổ chức đối thoại ngày càng trở thành vấn đề quan trọng và là công việc không thể thiếu trong quá trình giải quyết khiếu nại, đây là công việc rất cần thiết giúp cho việc giải quyết khiếu nại nhanh chóng, dứt điểm. Công việc này là biểu hiện cụ thể của sự công khai, minh bạch và dân chủ; nó có ý nghĩa thực tế to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại.
Việc gặp gỡ, đối thoại giữa người giải quyết khiếu nại lần thứ 2 với người khiếu nại, người bị khiếu nại là thủ tục bắt buộc, khác với giải quyết khiếu nại lần đầu chỉ tổ chức đối thoại khi kết quả xác minh có sự không thống nhất với yêu cầu của người khiếu nại.
Về mặt cơ bản, việc tổ chức đối thoại lần hai được xem là tương tự với việc tổ chức đối thoại lần đầu. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại. Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện theo quy định như việc tổ chức đối thoại lần đầu.18
18
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 34 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng 2.2.2.4. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai 19
Tương tự với giải quyết khiếu nại lần đầu, khi đã làm rõ vấn đề khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây: - Ngày, tháng, năm ra quyết định
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại - Nội dung khiếu nại
- Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu - Kết quả xác minh nội dung khiếu nại
- Kết quả đối thoại
- Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại
- Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính.
- Việc bối thường cho người bị thiệt hại (nếu có) - Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án
Hết thời hạn khiếu nại lần hai, nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, Luật khiếu nại không quy định là người khiếu nại có thể tiến hành khiếu nại lần tiếp theo, mà chỉ quy định người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính.
2.2.2.5. Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
Do tính chất và yêu cầu của các lần giải quyết khiếu nại có sự khác nhau, cho nên Luật khiếu nại quy định đối với trường hợp giải quyết khiếu nại lần đầu người ra quyết định giải quyết khiếu nại chỉ cần gửi quyết định giải quyết cho
19
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 35 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng
người khiếu nại và các đối tượng liên quan. Song đối với trường hợp giải quyết khiếu nại lần hai thì không hoàn toàn như vậy, người ra quyết định giải quyết khiếu nại ngoài việc gửi quyết định giải quyết khiếu nại còn phải tổ chức công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại đó. Cụ thể là theo quy định tại Điều 41 Luật khiếu nại thì:
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
Đồng thời người giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai sau đây:
Một là, công bố tại cuộc hợp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công
tác.
Hai là, niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ
chức đã giải quyết khiếu nại.
Ba là, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 75/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại quy định về công khai quyết định giải quyết khiếu nại:
Thứ nhất, trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu
nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật khiếu nại.
Thứ hai, trường hợp công bố tại cuộc họp thì thành phần tham dự cuộc họp
phải bao gồm: người ra quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 36 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng
Trước khi tiến hành cuộc họp công khai người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Thời gian thông báo phải trước 3 ngày làm việc.
Thứ ba, việc thông báo quyết định giải quyết khiếu nại trên các phương
tiện thông tin đại chúng được thức hiện trên báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm lựa chọn một trong các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện việc thông báo. Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử.
Số lần thông báo trên báo nói ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 02 số phát hành; thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên cổng thông tin điện tử hoặc trên trang thông tin điện tử ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
Thứ tư, trường hợp niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của
cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại, thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
Quy định công khai quyết định giải quyết khiếu nại thông qua một số hình thức nêu trên chẳng những đề cao được trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, mà còn góp phần làm minh bạch hóa những thông tin cần thiết tạo cơ sở cho việc hợp tác, đầu tư được phát tiển lành mạnh.
2.2.2.6. Khởi kiện vụ án hành chính
Hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 37 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng
hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính20
2.2.2.8 Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai21
Tương tự với giải quyết khiếu nại lần đầu, việc giải quyết khiếu nại lần hai phải được lập thành hồ sơ theo quy định như hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu, kèm theo ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn (nếu có).
2.3. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật Để thiết thực góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo điều kiện Để thiết thực góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, quá trình xây dựng Luật khiếu nại các cơ quan soạn thảo rất quan tâm tới việc cụ thể hóa các quy định về thi hành các quyết định khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Từ nhận thức tất cả các nỗ lực giải quyết khiếu nại của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã thực hiện theo trách nhiệm của mình sẽ trở nên vô nghĩa nếu như quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật không được thi hành nghiêm chỉnh. Vì vậy, quá trình xây dựng luật, các cơ quan soạn thảo đã cố gắng thiết kế một chương khá nhiều với đầy đủ các quy định về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, từ việc xác định các tiêu chí về quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực đến các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.
2.3.1. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Thời điểm quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phụ thuộc vào quyền khiếu kiện (khởi kiện hoặc khiếu nại) của người khiếu nại, tức là phụ thuộc vào việc công dân có khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện tại Toà án hay chấm dứt việc khiếu kiện; phụ thuộc vào quá trình và kết quả giải quyết tiếp theo của cơ quan hành chính nhà nước (nếu công dân khiếu nại tiếp), của Toà án (nếu công dân khởi kiện tại Toà án).
20
Điều 42 Luật khiếu nại năm 2011 21
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 38 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng
Để có sự hiểu thống nhất và hiểu đúng về thời điểm có hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, Điều 44 Luật khiếu nại năm 2011 đã quy định cụ thể vấn đề này như sau:
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kếo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
Quy định này đã xác định cụ thể thời điểm và những điều kiện khả thi để người có trách nhiệm theo quy định của pháp luật có cơ sở thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Nhưng ở mặt khác quy định này đôi khi lại gây bất lợi cho người khiếu nại. Sự bất lợi ở chỗ lợi dụng quy định trên, sẽ xảy ra tình trạng một số cơ quan nhà nước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cố ý chậm gửi cho công dân quyết định giải quyết. Khi công dân nhận được quyết định giải quyết thì thời hạn thực hiện quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện tại toà đã hết hoặc gần hết. Và đương nhiên công dân sẽ khó có thể thực hiện được quyền khởi kiện tiếp theo mà buộc phải thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực vì thời điểm quyết định có hiệu lực được tính từ ngày ban hành.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 39 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng
2.3.2. Người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại
có hiệu lực pháp luật
Những người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật bao gồm 05 nhóm đối tượng sau:22
Một là, người giải quyết khiếu nại: là cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền.
Hai là, người khiếu nại: công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ , công
chức thực hiện quyền khiếu nại, trong đó cơ quan, tổ chức là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
Ba là, người bị khiếu nại: là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
Bốn là, người có quyền, nghĩa vụ liên quan: là cá nhân, cơ quan, tổ chức
mà không phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ.
Năm là, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 2.3.2.1. Người giải quyết khiếu nại
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số điều của Luật khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm:
Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật do mình ban hành.
Căn cứ vào nội dung khiếu nại, chức năng quản lý nhà nước, người giải quyết khiếu nại giao cho cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan hành chính nhà nước
22
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 40 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng
cấp dưới tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Việc giao nhiệm vụ được thực hiện bằng văn bản.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.
2.3.2.2. Người khiếu nại
Người khiếu nại có trách nhiệm:23
Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm (nếu có).
Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính được người có thẩm quyền kết luận là đúng pháp luật.
Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
2.3.2.3. Người bị khiếu nại
Người bị khiếu nại có trách nhiệm:24
Ban hành văn bản để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại khi quyết định giải quyết khiếu nại sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính.
Khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính là đúng pháp luật, yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định đó. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính là trái pháp luật, phải sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định hành chính, đồng thời khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
23
Điều 15 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về một số điều của Luật khiếu nại năm 2011
24
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 41 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng
Khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là đúng pháp luật, yêu cầu người khiếu nại chấp hành. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là trái pháp luật, phải chấm dứt hành vi đó.
Tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện biện pháp nhằm