Về kết quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu

Một phần của tài liệu trình tự giải quyết khiếu nại hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 57)

5. Cơ cấu của luậvăn

3.1.3. Về kết quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu

3.1.3.1. Về tiếp công dân:

Từ năm 2008 - 2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 1.571.505 lượt người đến khiếu nại, tố cáo với 830.855 vụ việc; trong đó có 13.876 đoàn đông người với 161.123 người, 8.824 vụ việc, trong đó:

Các địa phương đã tiếp 1.333.474 lượt người với 775.744 vụ việc (tiếp dân thường xuyên 1.060.276 lượt với 624.372 vụ việc và 7.244 đoàn đông người; lãnh đạo các cấp tại địa phương tiếp định kỳ và đột xuất được 273.198 lượt người với 151.372 vụ và 4.057 đoàn đông người với 3.118 vụ việc).

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 51 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã tiếp 125.119 lượt người với 21.670 vụ việc, 2.112 đoàn đông người.33

Nhìn chung công tác tiếp dân trong những năm qua có những chuyển biến tích cực. Thông qua tiếp dân đã quan tâm xem xét, giải quyết khiếu nại hoặc đôn đốc, chỉ đạo giải quyết các vụ khiếu nại theo thẩm quyền. Ở một số địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp đối thoại với người khiếu nại để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của công dân và xác định biện pháp, giải pháp phù hợp để giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên vẫn còn một số địa phương chưa thật sự chủ động, tích cực trong việc tiếp công dân, công tác tiếp dân, đối thoại với dân còn mang tính hình thức, chưa thực sự gắn tiếp dân với xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, việc hướng dẫn công dân không đúng, chuyển đơn thư lòng vòng vẫn còn xảy ra ở nhiều cấp. Một số trường hợp chưa tổ chức đối thoại với dân trước khi ban hành quyết định giải quyết; chưa thực sự gắn tiếp công dân với xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại; một số địa phương chưa tập trung giải quyết dứt điểm để công dân khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên Trung ương. Việc triển khai Đề án đổi mới trong công tác tiếp công dân còn chậm. Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức trong việc đầu tưu cơ sở vật chất và cán bộ có phẩm chất, trình độ, năng lực cho Trụ sở tiếp công dân.

3.1.3.2. Về xử lý đơn thư khiếu nại

Các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn khiếu nại, tố cáo với 495.017 vụ việc, có 329.672 vụ việc thuộc thẩm quyền. Trong đó khiếu nại tiếp nhận, xử lý 583.673 đơn khiếu nại với 433.304 vụ việc, 290.565 vụ

33

Điểm a, tiểu mục 3, mục I, phần 1 Báo cáo số 1198/BC-TTCP về tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2008 đến năm 2011 và giải pháp trong thời gian tới do Thanh tra Chính phủ ban hành

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 52 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

việc thuộc thẩm quyền (chiếm 88,14% tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền).34

Việc tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại cũng có những chuyển biến đáng kể, dần khắc phục được tình trạng đơn thư chuyển lòng vòng, xử lý chậm và vi phạm trong quá trình xử lý; do có sự hỗ trợ của phần mềm xử lý đơn thư nên việc xử lý đơn thư nhanh hơn và hạn chế được trùng lắp, mâu thuẫn và sai sót trong quá trình xử lý. Qua đó, việc xử lý đơn đã từng bước gắn với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại đảm bảo việc xử lý được đồng bộ, tránh mâu thuẫn, chồng chéo. Tuy nhiên, công tác phân loại, xử lý đơn thư ở một số địa phương còn yếu, vẫn còn tình trạng chuyển đơn lòng vòng, sau khi chuyển đơn chưa theo dõi được kết quả giải quyết.

3.1.3.3. Kết quả giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền

Các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết 257.419 đơn, trong tổng số 290.565 đơn thuộc thẩm quyền (đạt trên 88%). Qua phân tích cho thấy, số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%; số vụ khiếu nại có đúng, có sai chiếm 28%; khiếu nại sai chiếm 52,2%.

Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 33.160 đơn tố cáo trong tổng số 39.107 đơn thuộc thẩm quyền (đạt trên 84%). Qua phân tích cho thấy, có 16,2% đơn tố cáo đúng, 29,6% đơn tố cáo có đúng, có sai, 54,2% đơn tố cáo sai.

Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thu hồi về cho Nhà nước gần 1.026 tỷ đồng, 1.241 ha đất; khôi phục quyền lợi cho 6.659 công dân với số tiền 595 tỷ đồng và 936 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.951 người; chuyển cơ quan điều tra 239 vụ với 382 người.35

Qua theo dõi việc giải quyết khiếu nại ta thấy về cơ bản việc giải quyết khiếu nại đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, kết quả phát hiện và xử

34 Điểm b, tiểu mục 3, mục I, phần 1 Báo cáo số 1198/BC-TTCP về tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2008 đến năm 2011 và giải pháp trong thời gian tới do Thanh tra Chính phủ ban hành

35

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 53 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

lý khiếu nại cũng cao hơn. Cơ quan hành chính có quan tâm hơn trong việc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trong giải quyết vẫn còn nhiều sai sót nhất là về trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết, chất lượng giải quyết còn hạn chế, công tác thu thập hồ sơ, thẩm tra xác minh, kết luận nhiều vụ việc còn chưa đầy đủ và thiếu chính xác, khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

3.1.3.4. Kết quả giải quyết các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài

Thực hiện Kế hoạch 319/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát, ra văn bản giải quyết dứt điểm được 1.052 vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài nhiều năm (đạt 66,7% số vụ việc tồn đọng phải kiểm tra xem xét lại); hiện còn lại 528 vụ việc đang được tiếp tục xem xét, giải quyết.36

Nhìn chung, việc triển khai thực hiện đối với các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài tiến độ còn chậm, một số địa phương chưa tập trung cao, thiếu biện pháp quyết liệt để giải quyết nên còn nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dày chưa được giải quyết, các địa phương phải cố gắng, tích cực hơn nửa trong việc kiểm tra, rà soát lại những vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài, tìm nhiều giải pháp để giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc tồn đọng từ nhiều năm

Trong số các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, có không ít vụ việc phát sinh trước đây đã được các cấp chính quyền giải quyết nhiều lần, với nhiều biện pháp khác nhau, nhưng hiệu quả không cao, nhất là các vụ việc khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu công khai, minh bạch, không tham khảo đầy đủ và tôn trọng ý kiến của người dân bị thu hồi đất để triển khai dự án, lợi ích chính đáng của người sử dụng đất không được xem xét cẩn trọng khi xử lý các mối quan hệ giữa Nhà nước - công dân - doanh nghiệp trong việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng vẫn

36

Điểm d, tiểu mục 3, mục I, phần 1 Báo cáo số 1198/BC-TTCP về tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2008 đến năm 2011 và giải pháp trong thời gian tới do Thanh tra Chính phủ ban hành

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 54 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

còn xảy ra ở nhiều nơi. Tình hình nêu trên phản ánh những bất cập trong chính sách, pháp luật cũng như những hạn chế trong công tác thực thi pháp luật và quản lý nhà nước. Sự gia tăng các đoàn khiếu nại, khiếu kiện đông người, cũng như tình trạng chống đối người thi hành công vụ trong thời gian qua là một thực trạng đáng báo động, thể hiện sự phản ứng của người dân đối với hoạt động kém hiệu quả, thiếu trách nhiệm của chính quyền ở một số địa phương, nhất là trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai, về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đây là vấn đề tồn tại từ nhiều năm nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để, nếu tình trạng này kéo dài thì ngày càng mất lòng tin của người dân đối với chính sách và bộ máy của nhà nước, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3.2. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại hành chính

Trong thời gian vừa qua, tình hình khiếu nại ở nước ta tuy có nhiều chuyển biến tích cực, các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm giải quyết nhiều hơn song vẫn còn rất nhiều vụ việc phức tạp, rất nhiều vụ việc giải quyết chưa tốt, chưa triệt để các khiếu nại của người dân, minh chứng cho điều này là các khiếu nại vẫn còn tồn đọng, kéo dài nhiều, các khiếu nại vượt cấp vẫn diễn ra và ngày càng phức tạp hơn. Tình trạng khiếu nại vẫn còn nhiều phức tạp là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên, cụ thể:

Nguyên nhân đầu tiên được đề cập đến là cơ chế, chính sách vẫn còn nhiều

điểm chưa phù hợp với thực tế, chưa đầy đủ, kịp thời, thiếu tính ổn định, nhất là trong lĩnh vực đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư; một số trường hợp chưa đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người dân.

Trong thời gian gần đây, chính quyền địa phương tiến hành thu hồi nhiều đất của dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị, thương mại, du lịch, dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đường giao thông, công trình thủy lợi … nhưng vấn đề chính sách liên quan đến lợi ích của

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 55 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

người sử dụng đất còn nhiều bất cập, nhất là về giá đất chưa phù hợp, thường xuyên thay đổi, năm sau cao hơn năm trước; có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương; cơ chế chính sách đền bù, hỗ trợ chưa nhất quán nên khó thực hiện; có sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường so với giá thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế đã gây nên tâm lý chung cho người khiếu kiện cho rằng giá tiền bồi thường thu hồi đất trả rất thấp, quá xa so với thị trường, làm người dân bị thiệt thòi, nên người dân bị thu hồi đất không nhất trí với phương án bồi thường (mặt dù tính đúng, tính đủ theo quy định).

Mặc khác, trong trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của dân để làm dự án khu đô thị, khu dân cư, thương mại, dịch vụ, du lịch giá đất để tính tiền bồi thường cho người có đất bị thu hồi thấp hơn nhiều lần so với giá đất mà nhà đầu tư bán, chuyển nhượng lại cho người khác, dẫn đến người có đất bị thu hồi cho rằng thiếu sự công bằng về lợi ích nên khiếu nại gay gắt. Có những trường hợp mặc dù nhà đầu tư đã có sự hỗ trợ thêm nhưng cũng chưa đáp ứng được đòi hỏi của người có đất bị thu hồi dẫn đến khiếu nại kéo dài, không dứt điểm được.

Chính phủ đã nhiều lần thay đổi chính sách về bồi thường, hỗ trợ theo hướng có lợi cho người bị thu hồi đất (lần sau cao hơn, tốt hơn lần trước),tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết được các trường hợp mới thì một số trường hợp bị thu hồi đất trước đây so bì, phát sinh khiếu nại.

Nguyên nhân thứ hai là do lịch sử để lại, như nhiều vụ tranh chấp đòi lại

đất củ.

Có nhiều vấn đề thuộc lịch sử để lại về quản lý nhà cửa, đất đai, tài sản qua các thời kỳ cải tạo trước đây, song thời gian qua chưa có hướng dẫn giải quyết cụ thể, trong khi đó nhu cầu về nhà ở và giá trị nhà đất tăng cao khiến cho khiếu nại ngày càng gay gắt và kéo dài. Các địa phương tuy đã cố gắng giải quyết những vụ việc khiếu nại tồn đọng, kéo dài, nhưng do tính chất phức tạp của vụ việc khiếu nại liên quan đến cơ chế, chính sách qua nhiều thời kỳ, cho nên quá trình giải

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 56 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

quyết mặc dù địa phương đã cố gắng vận dụng cơ chế chính sách có lợi cho dân nhưng công dân không đồng ý với việc giải quyết, tiếp tục khiếu nại.

Một số vụ việc khiếu nại đòi lại đất nông nghiệp đưa vào Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, sau đó giải thể, trả lại đất cho nông dân, đất sản xuất của dân nhưng sau đó đưa vào các nông - lâm trường quốc doanh và nay cổ phần hóa; Chính sách về nhà ở như tịch thu, trưng mua, trưng dụng cải tạo, quản lý nhà vắng chủ, tranh chấp đất đai, nhà cửa trong nhân dân, tranh chấp đất đai, đòi lại cơ sở tôn giáo, đòi lại đất của đồng bào dân tộc … phát sinh trong những năm trước đây, đến nay chưa được giải quyết dứt điểm. Số vụ việc này không còn nhiều nhưng thường có tính chất gay gắt, phức tạp và rất khó khi áp dụng pháp luật để giải quyết.

Nguyên nhân thứ ba là mặt bằng trình độ dân trí nói chúng còn thấp, hiểu

biết về chính sách pháp luật còn nhiều hạn chế, nhất là vùng xâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu sô, dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật cũng như sự hiểu biết về pháp luật của một bộ phận công dân cũng còn hạn chế. Tình trạng này đẫn tới nhiều trường hợp khiếu nại không đúng pháp luật, vượt quá quy định của pháp luật, đưa ra đòi hỏi quá đáng hoặc không hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại nên gửi đơn thư tràn lan, vượt cấp; Có những vụ việc mặc dù đã được giải quyết nhiều lần với nhiều biện pháp khác nhau, cơ bản là đúng chính sách, pháp luật, có lý, có tình nhưng người khiếu nại vẫn cố tình không chấp nhận kết quả giải quyết, cố tình khiếu nại kéo dài, thậm chí có những phản ứng tiêu cực, quá khích cố chấp, gây rối trật tự gây khó khăn cho việc giải quyết. Nhiều trường hợp người khiếu nại không muốn giải quyết bằng con đường tư pháp nhưng lại không chấp nhận quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, có những phản ứng gay gắt, thiếu tôn trọng chính quyền, xúc phạm cán bộ giải quyết khiếu nại làm cho tình hình khiếu nại phức tạp thêm; không ít vụ việc người khiếu nại cố tình không chấp nhận kết quả giải quyết, lợi dụng quyền tự do, dân chủ, quyền khiếu nại của công dân hoặc bị các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 57 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

lôi kéo, kích động, xúi giục nhiều người cùng đi khiếu nại vượt cấp lên cơ quan hành chính cấp trên, gây mất ổn định chính trị, trật tự an ninh tại địa phương.

Nguyên nhân thứ tư là do công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước

của các cấp chính quyền và các cơ quan thanh tra nhà nước còn nhiều hạn chế, yếu kém, thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên trong công tác giải quyết khiếu nại, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập, sai phạm. Trên thực tế hầu như các địa phương thường chỉ tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại đã và đang xảy ra, chưa quan tâm công tác phòng ngừa, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân làm phát sinh làm công dân

Một phần của tài liệu trình tự giải quyết khiếu nại hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)