Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp

Một phần của tài liệu trình tự giải quyết khiếu nại hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 49)

5. Cơ cấu của luậvăn

2.3.3. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp

Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật là công việc có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khôi phục các quyền và lợi ích chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức.

Thứ nhất, người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn

của mình có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; tổ chức thi hành hoặc chủ

27 Điều 18 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP 28

Điều 19 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về một số điều của Luật khiếu nại năm 2011

29

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 43 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

Thứ hai, khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người

khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm sau đây:

Một là, cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc

khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm;

Hai là, chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại

đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết công nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đúng pháp luật;

Ba là, chấp hành quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền để thi hành

quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Thứ ba, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá

nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.

Nói chung các quy định nói trên nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của các quy định của Luật khiếu nại, tố cáo trước đây, bảo đảm thi hành có hiệu quả quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, tăng cường trách nhiệm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Đồng thời, để bảo đảm tính khả thi của các quy định này Luật khiếu nại còn quy định giao cho Chính phủ quy định chi tiêt và hướng dẫn thực hiện quy định thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Thiết nghĩ để cải thiện thực trạng tình hình thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong các quy định chi tiết cần gắn việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại với trách nhiệm công vụ, đề cao kỷ luật hành

GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 44 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng

chính, xác định rõ các tiêu chí về quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, quy định cụ thể trách nhiệm trình tự, thủ tục thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, cụ thể hóa các chế tài xử lý đối với người không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực.

Một phần của tài liệu trình tự giải quyết khiếu nại hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)