Hoàn thiện quy định về lựa chọn ngôn ngữ tốt ụng

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng của trọng tài thương mại (Trang 84)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỦ TỤC TỐ TỤNG CỦA TRỌNG TÀ

3.2.4Hoàn thiện quy định về lựa chọn ngôn ngữ tốt ụng

3.2.4.1 Số lượng ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng.

Điều 10 Luật Trọng tài chỉ quy định “ngôn ngữ” sử dụng trong tố tụng nên

được hiểu là các bên chỉ có quyền lựa chọn một ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của thương mại quốc tế, các hợp đồng thông thường đều được soạn thảo bằng hai ngôn ngữ khác nhau (ngôn ngữ của mỗi bên) với nội dung và giá trị pháp lý tương đương. Tương tự với các văn bản, chứng cứ

liên quan do từng bên cung cấp (phiếu giám định, chứng từ thanh toán…) có thể được sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Nếu trong trường hợp tất cả các bên đương sự và Hội đồng trọng tài đều có thể sử dụng hai loại ngôn ngữ của hợp đồng thì cũng không phải là vô lý nếu các bên muốn lựa chọn cả hai loại ngôn ngữ đều là ngôn ngữđược sử dụng trong tố tụng. Điều này sẽ tránh được các chi phí dịch thuật hoặc phiên dịch cũng như những khó khăn trong việc phải dịch chính xác các tài liệu từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác có thể ảnh hưởng đến kết quả giải quyết tranh chấp. Do đó, để tạo thuận lợi hơn cho quá trình tố tụng trọng tài, Luật Trọng tài nên quy định theo hướng tăng số lượng ngôn ngữ các bên có thể lựa chọn trong tố tụng tương tự như Luật mẫu UNCITRAL, Điều 22.1 có quy định “Các bên

được tự do thỏa thuận về ngôn ngữ hay các ngôn ngữ được sử dụng trong tố tụng trọng tài”. Quy định như vậy sẽ đảm bảo quyền lựa chọn số lượng ngôn ngữ sử

dụng trong tố tụng nếu điều đó được các bên mong muốn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên cũng như Hội đồng trọng tài.

3.2.4.2 Về yêu cầu bắt buộc sử dụng Tiếng Việt đối với trọng tài trong nước.

Việc quy định bắt buộc sử dụng tiếng Việt trong tố tụng đối với các tranh chấp trong nước xuất phát từ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên việc quy định như trên không tránh khỏi đã hạn chế quyền lựa chọn ngôn ngữ của các bên trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Đặc biệt là với những trường hợp tuy các bên đương sự đều là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng bộ máy quản lý của các bên lại là người nước ngoài. Điều này cũng không phải là hiếm gặp trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong nước đã thuê bộ máy quản lý hầu hết là người nước ngoài với kinh nghiệm và khả năng ngoại ngữ vượt trội. Do đó, trong trường hợp giữa các doanh nghiệp này có tranh

chấp, các đại diện tham gia đều là người nước ngoài, các Trọng tài viên được lựa chọn cũng là những người đáp ứng được điều kiện về ngoại ngữ thì việc chọn một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt trong tố tụng trọng tài là điều dễ hiểu. Tố tụng trọng tài được bắt đầu bằng một thỏa thuận tư giữa các bên, nó tiếp tục bắt đầu bằng các thủ tục tư, trong đó ý chí của các bên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bao gồm cả

việc lựa chọn ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng. Chính điều này đã khiến Trọng tài trở thành phương thức giải quyết tranh chấp khác hẳn với Toà án. Trong tố tụng dân sự, thông thường các quốc gia đều quy định duy nhất một ngôn ngữ xét xử và các bên không có quyền thỏa thuận lựa chọn bất kỳ loại ngôn ngữ nào khác. Ví dụ, Điều 20 Luật tố tụng dân sự Việt Nam có quy định: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố

tụng dân sự là tiếng Việt”. Trọng tài được hiểu là một phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt chứ không phải là tấm gương phản chiếu các thủ tục tố tụng tại Tòa án [25]. Do đó, với việc áp đặt ngôn ngữ duy nhất sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt đối với tranh chấp trong nước dường nhưđã tước đi ưu điểm và khác biệt của trọng tài so với Tòa án. Trong những trường hợp như đã phân tích ở trên, khi các bên tranh chấp không muốn sử dụng tiếng Việt thì bắt buộc phải lựa chọn người phiên dịch ra tiếng Việt. Điều này sẽ tăng thêm một khoản chi phí tố tụng trọng tài không nhỏ cho các bên; đầu tiên, đó là phí phiên dịch, và tiếp đến, là khoảng thời gian phải mất thêm nếu tất cả những điều quan trọng phải được dịch sang tiếng Việt. Đó là chưa kểđến những phiền toái có thể có trong trường hợp có sự không chính xác của các bản dịch, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả giải quyết vụ tranh chấp. Điều này có thể gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho quyết định hoặc phán quyết của Hội đồng trọng tài như ví dụ trong Phán quyết số 3

đã phân tích ở trên.

Do đó, để tôn trọng nguyên tắc nền tảng là tôn trọng thỏa thuận của các bên, cũng như giữđược ưu thế của trọng tài so với Tòa án, Luật Trọng tài không nên áp

đặt Tiếng Việt là ngôn ngữ xét xử duy nhất mà nên quy định theo hướng các bên

đều có quyền lựa chọn ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng không phân biệt các loại tranh chấp. Trong trường hợp các bên không lựa chọn thì Hội đồng trọng tài sẽ

quyết định.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng của trọng tài thương mại (Trang 84)