Trong quá trình tố tụng, Hội đồng trọng tài có thể ban hành nhiều loại quyết
định khác nhau, ví dụ quyết định về thủ tục và các hướng dẫn hoặc các quyết định giải quyết một vài vấn đề nhất định giữa các bên còn các vấn đề chính thì tạm gác lại hay quyết định giải quyết khiếu nại về chính thẩm quyền của mình.
Tuy nhiên sự khác biệt giữa phán quyết chung thẩm với các loại quyết định khác mà hội đồng trọng tài có thể ban hành là ở chỗ phán quyết trọng tài là phán quyết chung thẩm giải quyết tận gốc mọi vấn đề đã đưa ra trọng tài. Nó là quyết
định “cuối cùng” (final) và thông thường sẽ là kết quả của một quá trình tranh luận thấu đáo giữa các bên. Với việc ban hành phán quyết, Hội đồng trọng tài sẽ hết trách nhiệm (functus officio), chấm dứt kỳ thẩm quyền giải quyết nào khác đối với vụ tranh chấp và quan hệ đặc biệt đã tồn tại giữa Hội đồng trọng tài và các bên trong quá trình tố tụng cũng kế thúc [1, tr.450].
Chính vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sựđộc lập của các trọng tài viên trong giải quyết tranh chấp, tôn trọng ý chí của các bên, bảo vệ sự công bằng trong giải quyết tranh chấp và hơn nữa để đảm bảo hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài, Luật Trọng tài đã quy định nguyên tắc ra phán quyết của Hội đồng trọng tài như sau: “Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài” (Điều 60 Luật Trọng tài).
Nguyên tắc này được hiểu là nếu Hội đồng trọng tài có nhiều hơn một thành viên thì một phán quyết được ban hành trong trường hợp lý tưởng nhất là trên cơ sở đồng lòng nhất trí của mọi thành viên hội đồng trọng tài. Trường hợp nếu có hai ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề thì phán quyết sẽđược ban hành theo ý kiến của
đa số.
Quy định này xuất phát từ nguyên tắc “hai người hợp lại vẫn hơn một người” (“two heads are better than one”). Tuy nhiên nguyên tắc đa số chỉ có thể áp dụng đối với câu hỏi mang tính chất phủ định hay khẳng định. Cụ thể nếu câu trả
lời khẳng định không đạt được theo tiêu chí đa số, có nghĩa nó sẽ đương nhiên thành quyết định phủđịnh. Nhưng vấn đề sẽ trở nên không đơn giản khi không thể
có câu trả lời là “có” hay “không” (ví dụ như trong việc khẳng định mức thiệt hại cần phải bồi thường). Trong những tình huống này nếu áp dụng nguyên tắc đa số thì phán quyết cuối cùng có khả năng không thể đưa ra hoặc có thểđưa ra thì sẽ
mất rất nhiều thời gian vì cần phải bắt buộc các trọng tài viên tiếp tục tranh luận cho
đến khi nào họ thoả hiệp được với nhau về kết quả cuối cùng [3]. Do đó, một giải pháp được đưa ra đó là Chủ tịch Hội đồng trọng tài tự tuyên phán quyết theo ý kiến của riêng mình và phán quyết đó sẽ được coi là phán quyết của hội đồng trọng tài.
Đây là một giải pháp hợp lý vì Hội đồng trọng tài có trách nhiệm phải ra phán quyết; không cho phép tuyên bố phán quyết này còn để ngỏ hoặc không thể ra phán quyết này được.
Nguyên tắc này cũng được thừa nhận trong Luật mẫu về Trọng tài của UNCITRAL (Điều 29) cũng như các Quy tắc trọng tài của các Trung tâm trọng tài trên thế giới (Điều 19 Quy tắc trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế ICC).
Phán quyết trọng tài sẽđược ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng và phải được gửi cho các bên ngay sau ngày ban hành. Khi có Trọng tài viên không ký tên vào phán quyết trọng tài, Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải ghi việc này trong phán quyết trọng tài và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, phán quyết trọng tài vẫn có hiệu lực (Điều 60 Luật Trọng tài).
Về hiệu lực của phán quyết, các bên tranh chấp bỏ chi phí về tiền bạc, thời gian và công sức để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đều mong mỏi quá trình tố
tụng sẽ được kết thúc bằng một phán quyết của trọng tài, trừ trường hợp họ đạt
được sự hoà giải hoặc cách giải quyết nào khác trong quá trình tố tụng. Các bên
đương nhiên cũng hi vọng quyết định đó là chung thẩm và được tự nguyện thi hành, mặc dù vẫn có quyền yêu cầu sửa đổi hoặc huỷ quyết định trọng tài. Do đó theo quy định tại Luật Trọng tài, phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành (Điều 3 và Điều 62 Luật Trọng tài).
Sau khi phán quyết trọng tài được ban hành, Hội đồng trọng tài có quyền giải thích phán quyết trọng tài (nếu được yêu cầu như vậy) và ban hành các phán quyết bổ sung để sửa chữa phán quyết trọng tài trong thời gian rất eo hẹp. Hội đồng trọng tài chỉ có thể đưa ra giải thích theo yêu cầu của một bên, không phải do họ chủ động. Tương tự, Hội đồng trọng tài chỉ có thể ban hành phán quyết bổ sung theo yêu cầu của một bên. Mục đích của quy định liên quan đến các phán quyết trọng tài bổ sung là nhằm đảm bảo rằng, các trọng tài viên có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, nếu họđã bỏ sót trong các quyết định của phán quyết trọng tài bất kỳ yêu cầu nào được đưa ra trong tố tụng trọng tài. Ngược lại, đối với việc sửa chữa phán quyết trọng tài (thường liên quan đến các sai sót do ghi chép hay in ấn) có thểđược tiến hành theo yêu cầu của một bên hoặc do Hội đồng trọng tài chủđộng. Thời hạn phải tuân thủ tất cả các quy định này được đề cập trong Điều 63 Luật Trọng tài.
Một trong những điểm mới nữa của Luật Trọng tài và đã có nhiều ý kiến tranh luận trong quá trình soạn thảo và thông qua bộ luật này. Đó là quy định về
việc đăng ký phán quyết của trọng tài vụ việc. Điều 62 Luật Trọng tài quy định trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành phán quyết trọng tài, phán quyết đó phải được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết.
Quan điểm thứ nhất cho rằng phán quyết của Trọng tài vụ việc không cần phải đăng ký tại Tòa án, vì hoạt động của trọng tài vụ việc đã được quy định tại Luật trọng tài thương mại, do vậy những phán quyết của trọng tài vụ việc có giá trị
pháp lý tương đương với phán quyết của trọng tài thường trực và buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành.
Ngược lại quan điểm thứ hai cho rằng phán quyết Trọng tài vụ việc phải
được đăng ký tại Tòa án. Việc đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc tại Tòa án là cần thiết vì Trọng tài vụ việc có điểm đặc thù khác với Trọng tài quy chế. Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được tiến hành tại một trung tâm trọng tài và theo quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài, do vậy phán quyết của trọng tài quy chếđược sử
dụng con dấu và bảo đảm bằng trách nhiệm và uy tín của trung tâm trọng tài. Còn Trọng tài vụ việc là hình thức Trọng tài do các bên thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo trình tự, thủ tục do họ thỏa thuận. Vì vậy, việc đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc tại Tòa án (khi có yêu cầu của đương sự) là cần thiết nhằm xác định tính pháp lý đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, tạo cơ sởđể cơ quan nhà nước, tổ
chức, cá nhân thi hành phán quyết này. Luật Trọng tài đã được quy định theo Quan
điểm này.
Tuy nhiên việc đăng ký phán quyết chỉ có ý nghĩa trong việc thi hành phán quyết trọng tài nếu một bên không tự nguyện vì việc đăng ký hoặc không đăng ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài. Do đó, nếu trường hợp các bên đều tự nguyện thi hành hoặc phán quyết được thi hành ở nước ngoài thì các bên không cần phải yêu cầu Cơ quan thi hành án Dân sự của Việt Nam và đương nhiên phán quyết cũng không cần phải
đăng ký với Tòa án.