Lựa chọn địa điểm, ngôn ngữ xét xử và pháp luật áp dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng của trọng tài thương mại (Trang 39)

2.3.4.1 Địa điểm giải quyết tranh chấp

Vấn đề xác định địa điểm thích hợp có ý nghĩa trong việc tạo điều kiện cho các bên tranh chấp. Chính vì thế, theo nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng, các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp. Việc lựa chọn địa

điểm giải quyết tranh chấp chỉ được Hội đồng trọng tài quyết định khi các bên không đạt được thỏa thuận. Theo Điều 11 và Điều 3.8 Luật Trọng tài, Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam. Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp

để ra phán quyết đó. Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm

được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, địa điểm giải quyết tranh chấp phải

được hiểu là địa điểm pháp lý, nghĩa là địa điểm thành lập Hội đồng trọng tài và phán quyết trọng tài được đưa ra. Còn địa điểm để tiến hành các phiên họp và các thủ tục tố tụng khác với sự tham gia của một hoặc các bên, hoặc của nhân chứng, các chuyên gia, giám định viên có thể là một nơi khác (địa điểm địa lý), miễn là thuận tiện cho trọng tài, thuận tiện cho nhân chứng hoặc thậm chí thuận tiện cho các bên tham gia. Điều này có lẽ không quan trọng đối với Trọng tài trong nước nhưng là cốt yếu đối với Trọng tài quốc tế, đặc biệt để kiểm tra chứng cứ tại các địa điểm khác. Địa điểm giải quyết tranh chấp sẽ xác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài. Nếu các bên không chọn một Quy tắc Trung tâm trọng tài nào thì các quy định cho việc tiến hành tố tụng trọng tài, thành lập hội đồng trọng tài, thay thế và khước từ

các trọng tài viên… sẽ căn cứ theo Luật trọng tài tại địa điểm giải quyết tranh chấp.

Đặc biệt là một sốđiều khoản bắt buộc liên quan đến việc các biện pháp tạm thời, các quy tắc cho Tòa án quyền thực thi các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp đỡ trọng tài và thi hành hoặc hủy phán quyết trọng tài sẽ luôn căn cứ theo luật trọng tài tại nơi

giải quyết tranh chấp. Ví dụ: hình thức thỏa thuận trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài… Theo Điều VI(e), Công ước về công nhận và thi hành phán quyết nước ngoài do Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/06/1958 tại New York (“Công ước New York”), việc vi phạm luật tố tụng của nơi xét xử trọng tài là một trong những lý do phán quyết trọng tài nước ngoài sẽ không được công nhận và cho thi hành. Tuy nhiên hiện nay trong số các luật trọng tài hiện đại, có lẽ chỉ có Luật Trọng tài của Anh và Thụy Sĩ là thể hiện rõ nhất mối liên hệ giữa địa điểm giải quyết tranh chấp và luật điều chỉnh tố tụng trọng tài (lex arbitri). Luật của Thụy Sỹ quy định: “Các quy định trong chương này được áp dụng cho bất cứ quá trình tố tụng trọng tài nào nếu địa điểm mà Hội đồng trọng tài tiến hành trọng tài là tại Thụy Sĩ”.

Trước đây Pháp lệnh Trọng tài của Việt Nam đã không thể hiện được rõ bản chất của địa điểm giải quyết tranh chấp trong tố tụng trọng tài là địa điểm pháp lý nhưđã phân tích ở trên. Điều 23, Pháp lệnh Trọng tài quy định: “Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp; nếu không có thoả thuận thì Hội

đồng Trọng tài quyết định, nhưng phải bảo đảm thuận tiện cho các bên trong việc giải quyết”. Với quy định này, dường như địa điểm pháp lý và địa điểm địa lý là trùng nhau và nếu do Hội đồng trọng tài quyết định thì địa điểm này phải thuận tiện cho các bên. Yếu tố bắt buộc phải thuận tiện cho cả hai bên là khó có thểđạt được,

đặc biệt là các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên có thể có trụ sở ở những quốc gia khác nhau. Một bên có thể yêu cầu hủy phán quyết trọng tài với lý do Hội

đồng trọng tài không công bằng khi quyết định địa điểm giải quyết tranh chấp không thuận tiện cho họ.

Quyền tự do lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp của các bên đương sự được ghi nhận trong hầu hết pháp luật trọng tài của các nước quy tắc của các trung tâm trọng tài.

Ví dụ như Điều 20 Luật mẫu về trọng tài quốc tế về nơi tiến hành công tác trọng tài.

1. Các bên được tự do quyết định nơi tiến hành công tác trọng tài. Không có quyết định như vậy, thì Tòa án trọng tài có thể quy định địa điểm này, có tính

đến các tình huống của vụ việc, kể cả sự vừa ý của các bên.

2. Tuy có các quy định ở đoạn 1 của điều này, nếu như các bên không có

thỏa thuận khác thì Toà án trọng tài có thể nhóm họp ở bất cứ nơi nào mà tòa án xét thấy là thích hợp cho việc tổ chức tham khảo ý kiến giữa các thành viên của Tòa án với nhau, nghe các nhân chứng, các giám định viên hoặc các bên đương sự, hoặc để kiểm tra hàng hóa, các tài sản hay các vật dụng khác.”

Tuy nhiên quy tắc của một số Trung tâm trọng tài cũng giới hạn phạm vi

được lựa chọn địa điểm.

Ví dụ: Khoản 1 Điều 7 Quy tắc Trọng tài Quốc tế Lodon cũng có quy định: “Các bên có quyền tự do xác định địa điểm để tiến hành việc xét xử của trọng tài. Nếu không có sự xác định của các bên, việc xét xử trọng tài sẽ được tiến hành tại London, trừ khi Ủy ban trọng tài xét thấy rằng tiến hành ở một địa điểm khác thích hợp hơn, xuất phát từ những hoàn cảnh cụ thể của sụ việc”.

Thậm chí Trung tâm trọng tài thương mại của Hiệp hội trọng tài thương mại Nhật Bản còn quy định giới hạn cụ thể các địa điểm mà các bên có quyền lựa chọn. “Các bên phải thỏa thuận chọn trụ sở chính hay văn phòng chi nhánh của Hiệp hội làm địa điểm trọng tài và thông báo bằng văn bản cho ban thư ký đã thông báo chấp nhận đơn yêu cầu giải quyết trọng tài trong thời hạn 15 ngày. Trường hợp các bên không thông báo được địa điểm cho ban thư ký trong thời hạn nói trên, Hiệp hội sẽ

quyết định vềđịa điểm trọng tài.

Như vậy, với việc sửa đổi của Luật Trọng tài đã phản ánh đúng bản chất địa

điểm pháp lý và địa điểm địa lý trong tố tụng trọng tài. Điều này góp phần làm cho giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hấp dẫn hơn với các nhà kinh doanh, đặc biệt là với tranh chấp quốc tế, cũng như phù hợp hơn với Luật trọng tài của các nước trên thế giới.

2.3.4.2 Ngôn ngữ

Ngôn ngữđược sử dụng trong quá trình tố tụng trọng tài là tiếng nói và chữ

viết trong tất cả các tài liệu gồm đơn khởi kiện, bản tự bảo vệ, đơn kiện lại và bất kỳ vấn đề nào được trình bày bằng văn bản và lời nói trong phiên họp giải quyết tranh chấp, các buổi nghe trình bày.

Về nguyên tắc, ngôn ngữ trọng tài do các bên thỏa thuận. Hội đồng trọng tài chỉ quyết định trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được. Nguyên tắc này xuất phát từ quyền tự do ý chí của các bên trong tố tụng trọng tài.

Ở Việt Nam, Luật Trọng tài phân chia thành hai trường hợp: có yếu tố nước ngoài và không có yếu tố nước ngoài, cụ thể:

1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt. Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.

2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài và tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ

sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định.” (Khoản 1 Điều 10 Luật trọng tài)

Như vậy, đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài được pháp luật ấn định trước là tiếng Việt và các bên không có quyền thỏa thuận. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì các bên mới có quyền thỏa thuận lựa chọn ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng.

Đây là một trong những điểm mới của Luật Trọng tài so với Pháp lệnh Trọng tài. Trước đây Pháp lệnh Trọng tài chỉ có quy định về việc lựa chọn ngôn ngữ đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Còn đối với các tranh chấp không có yếu tố nước ngoài thì Pháp lệnh Trọng tài không có quy định về ngôn ngữ. Điều này

được hiểu là nếu các bên lựa chọn một Trung tâm trọng tài thì việc lựa chọn ngôn ngữ sẽ xác định theo Quy tắc của Trung tâm đó. Theo bản Quy tắc của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), điều 18 “Ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt”. Trong trường hợp các bên lựa chọn Trọng tài vụ việc vì không có quy định cụ thể nên có thể dẫn đến hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là Khoản 7 Điều 49 Pháp lệnh Trọng tài chỉ áp dụng cho các tranh chấp có yếu tố

nước ngoài nên những tranh chấp không có yếu tố nước ngoài (tranh chấp trong nước) thì các bên không có quyền thỏa thuận ngôn ngữ trong tố tụng trọng tài. Ngôn ngữ này đương nhiên là Tiếng Việt. Cách hiểu thứ hai là vì Pháp lệnh Trọng tài không quy định nên các bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận về ngôn ngữ áp

dụng. Tuy nhiên ở Việt Nam, Trọng tài còn rất ít được biết đến ngay cả Trọng tài thường trực. Do đó, Trọng tài vụ việc hầu như không được áp dụng trên thực tế. Ngoài ra vì tính chất xét xử bí mật của Trọng tài nên cũng không có số liệu chính xác về số lượng tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc và ngôn ngữ được thỏa thuận áp dụng trong tố tụng của Trọng tài vụ việc.

Tóm lại, quy định bổ sung của Luật Trọng tài về ngôn ngữ trong tố tụng trọng tài có sự khác nhau giữa tranh chấp trong nước và tranh chấp có yếu tố nước ngoài là phù hợp với pháp luật của các nước trên thế giới. Điều này có thể tìm thấy ngay trong pháp luật trọng tài của các nước có trọng tài rất phát triển như Singapore hay Trung Quốc. Pháp luật trọng tài của các nước này đều chia làm hai đạo luật áp dụng với Trọng tài quốc tế và Trọng tài trong nước.

2.3.4.3 Luật áp dụng

Đối với tranh chấp trong nước thì luật điều chỉnh tố tụng trọng tài và luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp đều là pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Trọng tài Việt Nam và các luật chuyên ngành áp dụng cho các vấn đề tranh chấp. Tuy nhiên đối với tranh chấp quốc tế, thông thường địa điểm tiến hành trọng tài lại ở

một nước “trung lập”, nghĩa là nơi mà các bên tham gia trọng tài không có trụ sở

hoặc cư trú. Do đó, luật áp dụng cho tố tụng trọng tài thường khác so với luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp.

Nhưđã phân tích trong phần địa điểm giải quyết tranh chấp, luật điều chỉnh tố tụng trọng tài sẽ là luật nơi tiến hành trọng tài (lex arbitri). Luật điều chỉnh tố

tụng trọng tài được hiểu là một bộ các quy tắc đặt ra chuẩn mực về cách thức tiến hành tố tụng trọng tài, nằm ngoài phạm vi của thỏa thuận trọng tài và mong muốn của các bên. Hay nói cách khác chúng là những quy tắc mà các bên không có quyền thỏa thuận. Thông thường là các quy tắc điều chỉnh các biện pháp tạm thời và các quy tắc về các biện pháp hỗ trợ và giám sát của các cơ quan tư pháp với hoạt động tố tụng trọng tài.

Luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp là các căn cứ pháp lý điều chỉnh vấn đề có liên quan. Để có thểđưa ra phán quyết về vụ tranh chấp, Hội đồng Trọng tài phải dựa trên các căn cứ pháp lý điều chỉnh vấn đề tranh chấp. Theo quy định của Luật Trọng tài, việc lựa chọn luật áp dụng chỉđược thực hiện khi vụ tranh chấp

có yếu tố nước ngoài. Nếu các bên không có thỏa thuận, thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.

Hiện nay, với nhu cầu phát triển của thương mại quốc tế, rất nhiều tập quán quốc tế được các bên lựa chọn áp dụng trong hợp đồng ví dụ như: INCOTERMS - Tập hợp của các tập quán trong mua bán hàng hóa quốc tế. Do đó, Luật Trọng tài đã quy định bổ sung cho phù hợp với thực tiễn thương mại “Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tếđể giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Đối với những tranh chấp còn lại, pháp luật Việt Nam sẽđược áp dụng.”

Việc lựa chọn luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp là vấn đề rất quan trọng và thường được các bên quy định ngay trong hợp đồng. Vì khi xảy ra tình huống bất kỳ nào mà không được quy định trong các điều khoản hợp đồng, hoặc nếu các điều khoản hợp đồng cần được giải thích, những thiếu sót trong hợp đồng sẽ phải được bổ sung nhằm xác định phạm vi nghĩa vụ của các bên trên cơ sở luật áp dụng. Riêng đối với các tranh chấp quốc tế, ngoài luật áp dụng cho nội dung vụ

tranh chấp thì việc lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp sẽ quyết định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài. Do đó vấn đề chọn địa điểm tiến hành trọng tài và luật áp dụng cho tố tụng trọng tài cũng thường được coi là điểm trung tâm hay trọng tâm của tố tụng trọng tài.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng của trọng tài thương mại (Trang 39)