Kết thúc tốt ụng trọng tà

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng của trọng tài thương mại (Trang 56)

Sau khi phán quyết trọng tài được ban hành thì tố tụng trọng tài sẽ kết thúc. Ngoài ra, tố tụng trọng tài sẽ kết thúc khi:

(i) Hội đồng trọng tài Có quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên (Điều 58 Luật Trọng tài); và

(ii) Hội đồng trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp trong các trường hợp (Điều 59 Luật Trọng tài):

a) Nguyên đơn hoặc bịđơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ

của họ không được thừa kế;

b) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt

động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà không có cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó;

c) Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được coi là đã rút đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trọng tài, trừ

trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết tranh chấp; d) Các bên thoả thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp;

e) Tòa án đã quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được theo quy định tại khoản 6 Điều 44 của Luật Trọng tài.

Phân tích các quy định trên, cần phân biệt hai tình huống rất dễ gây ra sự

nhầm lẫn đó là tố tụng kết thúc theo Điều 58 khi có Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và tố tụng kết thúc theo Điều 59.1(d) khi có Quyết định đình chỉ

giải quyết tranh chấp.

Cả hai tình huống này đều xuất phát từ việc các bên đạt được sự thỏa thuận, dẫn đến hậu quả giống nhau là tố tụng trọng tài sẽ kết thúc nhưng bản chất hai tình huống này là hoàn toàn khác nhau. Thứ nhất, đó là nội hàm sự thỏa thuận trong hai tình huống này khác nhau. Cụm từ “thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp”

trong Điều 59.1(d) được hiểu là bất kỳ thỏa thuận nào về việc chấm dứt việc giải quyết tranh chấp vào bất cứ thời điểm nào trước khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết. Nội dung, bản chất và mức độ liên quan của thỏa thuận này với yêu cầu khởi kiện ban đầu của các bên là không quan trọng. Vấn đề được quan tâm ở đây chỉ là các bên muốn chấm dứt giải quyết tranh chấp còn việc việc phân định đúng, sai để

xác định quyền và nghĩa vụ của các bên có thể chưa được giải quyết. Do đó, sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp trong tình huống này, các bên vẫn có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra Tòa án hoặc Trọng tài nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Trong khi đó, theo Điều 58 các bên phải đạt được thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp, nghĩa là kết quả thỏa thuận này phải được gắn với những yêu cầu khởi kiện ban đầu và phải thỏa mãn được các yêu cầu đó. Vì vậy, Quyết định công nhận hòa giải thành trong tình huống này sẽ có giá trị chung thẩm như phán quyết và các bên không có quyền kháng cáo. Thứ hai về sự tham gia của Hội đồng Trọng tài, theo Điều 58 các bên đạt được sự thỏa thuận với sự tham gia của Hội đồng trọng tài với vai trò là cơ quan trung gian và đơn yêu cầu của một trong các bên đến Hội

đồng trọng tài là điều kiện bắt buộc. Trong khi tại Điều 59, các bên thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp mà không cần sự tham gia của Hội đồng Trọng tài và các bên chỉ cần gửi bản thỏa thuận cuối cùng của mình cho Hội đồng Trọng tài để đình chỉ tố tụng.

Tóm lại, với những nội dung cơ bản trên có thể thấy Luật Trọng tài Thương mại đã có những quy định đầy đủ và khá toàn diện về tố tụng trọng tài. Luật Trọng tài ra đời không những giúp cho Trọng tài khắc phục được những hạn chế của một tổ chức xã hội nghề nghiệp, giải quyết hiệu quả các tranh chấp khi các đương sự

yêu cầu mà trong các văn bản pháp luật trước đây không quy định mà còn tiếp cận rất gần với những quy định về trọng tài của các nước phát triển trên thế giới. Điều

đó ghi nhận một bước tiến mới trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng của trọng tài thương mại (Trang 56)