Phạm vi thẩm quyền của Trọng tà

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng của trọng tài thương mại (Trang 27)

Không như phạm vi thẩm quyền của Tòa án, mỗi quốc gia đều quy định vấn

đề nào có thể và không thể giải quyết bằng Trọng tài cho phù hợp với chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó. Theo Điều 2 Luật Trọng tài, các tranh chấp sau đây sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại:

i. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

ii. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt

động thương mại.

iii. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Các bên tranh chấp bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài (Khoản 3 Điều 3 Luật Trọng tài).

Quy định này đã có sự sửa đổi so với Pháp lệnh Trọng tài trước đây. Theo Pháp lệnh Trọng tài, các tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài phải thoả mãn hai

điều kiện. Một là, tranh chấp đó phải là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại ở đây được định nghĩa theo hướng liệt kê, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính,

ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng

đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Hai là, chủ thể được lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chỉ bao gồm tổ chức và cá nhân kinh doanh (Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 25/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 1 năm 2004 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003). Thẩm quyền của trọng tài theo quy định của Pháp lệnh có các điểm hạn chế cơ bản như sau:

Thứ nhất, phạm vi thẩm quyền của Trọng tài chưa bao quát hết các quan hệ

thương mại theo nghĩa rộng, bao gồm cả các hoạt động đầu tư, góp vốn, thực hiện dự án đầu tư theo quy định của luật đầu tư. Bên cạnh đó, với việc Pháp lệnh Trọng tài sử dụng phương pháp liệt kê để quy định thẩm quyền trọng tài nên không bao giờ có thể quy định được đầy đủ, bởi vì càng liệt kê chi tiết sẽ càng thiếu.

Thứ hai, việc giới hạn phạm vi chủ thể chỉ bao gồm “tổ chức kinh doanh” và “cá nhân kinh doanh” là không hoàn toàn phù hợp với pháp luật và thực tiễn trọng tài quốc tế. Trên thực tế có nhiều tổ chức không phải là “tổ chức kinh doanh” như

các ban quản lý dự án, cơ quan hành chính sự nghiệp, v.v… tham gia đấu thầu hoặc giao kết các hợp đồng mua sắm chính phủ trong đó sử dụng trọng tài theo khuyến nghị của các nhà tài trợ, định chế tài chính như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Tuy nhiên nếu theo Pháp lệnh Trọng tài, các đối tượng này không được phép thỏa thuận sử dụng trọng tài vì không phải là “tổ chức kinh doanh” [12]. Giới hạn phạm vi thẩm quyền của trọng tài như vậy không phù hợp với luật đầu tư cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập. Cụ

thể, Luật Đầu tư 2005 đã quy định các tranh chấp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư cũng có thểđược giải quyết bằng trọng tài trong nước và nước ngoài. Trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới mà Việt Nam đã tham gia, các tranh chấp giữa các quốc gia về chính sách thương mại cũng có thểđược giải quyết bằng trọng tài. Nhiều điều ước quốc tế về thương mại, các hiệp định tránh đánh thuế

hai lần, khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã tham gia cũng ghi nhận việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Như vậy, trên thực tế nhiều tranh chấp giữa nhà nước Việt Nam với cá nhân và tổ chức nước ngoài có thể đã được giải quyết bằng trọng tài, mặc dù đó không phải là tranh chấp thương mại giữa các thương nhân theo định nghĩa của Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và Luật

thương mại 2005 [13].

Vì vậy, như đã trình bày trong phần đầu, vấn đề này đã được sửa đổi trong Luật Trọng tài theo hướng tăng cường quyền tựđịnh đoạt của các bên dân sự. Hiện nay, điều kiện về chủ thể là chỉ cần ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Điều này được hiểu là nếu các bên đương sựưu tiên lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp của họ thì ý chí đó cần được pháp luật bảo đảm, trọng tài không phải là phương thức giải quyết tranh chấp chỉ dành riêng cho giới thương nhân.

Liên quan đến vấn đề phạm vi lĩnh vực của trọng tài, dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý chí tối cao của các bên, nhìn chung pháp luật của các nước trên thế giới trao cho trọng tài thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có phạm vi bao gồm cả tranh chấp về thương mại và dân sự miễn là các bên mong muốn.

Ví dụ: Điều 2 Luật Trọng tài Trung Quốc (1994) quy định: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc quyền sở hữu giữa các công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác trên cơ sở bình đẳng có thểđược giải quyết bằng trọng tài”. Hay Điều 1 Luật trọng tài Brazil cũng khẳng định: “Những người có khả năng ký kết hợp

đồng có thể đưa ra trọng tài để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các quyền về tài sản mà họ có quyền quyết định”.

Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt, thẩm quyền của trọng tài bị hạn chế. Đó là những tranh chấp mà Nhà nước có nhu cầu phải tham gia để bảo vệ các lợi ích công cộng hoặc do tính phức tạp và nhạy cảm của chúng chưa nên chuyển giao cho các thiết chế tài phán tưđể giải quyết, ví dụ các tranh chấp liên quan đến phá sản, các tranh chấp liên quan đến quyền nhân thân, đến quan hệ hôn nhân và gia

đình.

Điều 3 Luật Trọng tài Trung Quốc quy định: “Các tranh chấp sau đây không

được giải quyết bằng trọng tài:

1. Tranh chấp liên quan đến hôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ và thừa kế. 2. Tranh chấp hành chính phải được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền về hành chính.

Như vậy, các nhà lập pháp và các tòa án ở mỗi quốc gia phải cân bằng tầm quan trọng của việc để các vấn đề liên quan đến lợi ích công cộng cho tòa án giải

quyết với lợi ích trong việc thúc đẩy thương mại và giải quyết tranh chấp. Ở Việt Nam, để tạo sự hấp dẫn hơn cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài,

đảm bảo sự phù hợp với các cam kết của Việt Nam và các luật có liên quan khác, cũng như gần hơn với luật trọng tài các nước, Việt Nam đã hoàn thiện quy định về

thẩm quyền, cụ thể là mở rộng hơn thẩm quyền của trọng tài thương mại trong bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

luật trọng tài mới.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng của trọng tài thương mại (Trang 27)