THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỦ TỤC TỐ TỤNG CỦA TRỌNG TÀ
3.1.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tà
Theo báo cáo tổng kết của Hội Luật gia, sau 6 năm thi hành Pháp lệnh Trọng tài, từ tháng 7/2003 đến tháng 4/2009 tổng số vụ tranh chấp được đưa ra các Trung tâm trọng tài giải quyết là 280 vụ. Cụ thể:
Năm 2004 là 37 vụ; Năm 2005 là 34 vụ; Năm 2006 là 46 vụ; Năm 2007 là 48 vụ; Năm 2008 là 78 vụ; và Năm 2009 (tính đến hết tháng 4/2009) là 37 vụ.
Trong tổng số các vụ tranh chấp đã được giải quyết tại các trung tâm trọng tài thì VIAC là trung tâm trọng tài có số vụ giải quyết nhiều nhất với trung bình là 31 vụ/năm, tiếp đến là TRACENT với 4,8 vụ/ năm, Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội và ACIAC là 4,6 vụ/năm. Các Trung tâm Trọng tài còn lại gồm PIAC, Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ và Trung tâm Trọng tài Viễn Đông chưa nhận giải quyết vụ nào.
Sau đây là trích dẫn những phần có liên quan đến tố tụng trọng tài của một số
phán quyết đã được ban hành căn cứ theo Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003.
Phán quyết 1: Liên quan đến tư cách tham gia tố tụng trọng tài
Các bên:
Nguyên đơn: Bên chuyển nhượng vốn góp (Việt Nam) Bị đơn : Bên nhận chuyển nhượng vốn góp (Nhật Bản)
Tóm tắt vụ việc:
1.1 Nguyên đơn là Công ty TNHH có hai thành viên là cá nhân (“Thành viên”). Năm 2008, hai Thành viên này, đại diện cho Nguyên đơn đã kiện Bị đơn ra VIAC với nội dung như sau:
Năm 2007, Bị đơn và hai Thành viên đã ký kết Thỏa thuận nguyên tắc, và Phụ lục bổ sung (“Thỏa thuận”). Theo Thỏa thuận thì hai Thành viên sẽ
chuyển nhượng cho Bị đơn hoặc người do Bị đơn chỉ định toàn bộ phần vốn góp mà họđang sở hữu với tổng giá trị là 50 tỷđồng.
Bằng chứng mà Hai Thành viên cung cấp gồm: - Thỏa thuận nguyên tắc năm 2007; và
- Phụ lục ngày năm 2008.
1.2 Cho đến thời điểm giải quyết tranh chấp, Bị đơn, thông qua người môi giới
đã thanh toán cho hai Thành viên khoản Tiền Ứng trước để đảm bảo thực hiện Thỏa thuận là 20 tỷđồng.
1.3 Hai Thành viên cho rằng Bịđơn đã vi phạm Thỏa thuận, cụ thể:
1.3.1 Chưa chỉ định người đại diện có thẩm quyền để hai Thành viên chuyển nhượng phần vốn góp;
1.3.2 Chưa chỉ định người đại diện có thẩm quyền đứng ra cùng hai Thành viên mở tài khoản phong tỏa như Thỏa thuận năm 2007; và
1.3.3 Không thanh toán tiếp cho hai Thành viên số tiền còn lại là 30 tỷđồng nhưđã Thỏa thuận.
1.4 Hai Thành viên đã nhiều lần tuyên bố chấm dứt Thỏa thuận với Bịđơn. Bằng chứng mà hai Thành viên cung cấp để chứng minh cho việc tuyên bố chấm dứt Thỏa thuận là 8 công văn gửi cho Bị đơn từ tháng 12/2007 đến tháng 6/2008. Và 8 Công văn phúc đáp của Bị đơn từ tháng 01/2008 đến tháng 06/2008.
1.5 Yêu cầu của hai Thành viên đối với Bịđơn:
1.5.1 Công nhận Thỏa Thuận đã chấm dứt hợp pháp theo tuyên bố của hai Thành viên; và
1.5.2 Công nhận hai Thành viên được sở hữu số tiền ứng trước của Bị đơn như quy định tại Thỏa thuận.
1.6 Đơn kiện lại của Bịđơn đối với Nguyên đơn
Bị đơn đã có đơn kiện lại đối với hai Thành viên, theo đó yêu cầu đối với Nguyên đơn như sau:
1.6.1 Nguyên đơn hoàn trả cho Bị đơn số tiền 20 tỷ đồng đã nhận của Bị đơn; và
1.6.2 Nguyên đơn bồi thường cho Bị đơn số tiền 40 tỷ đồng, do Nguyên
đơn đơn phương chấm dứt Thỏa thuận và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ cơ bản theo Thỏa thuận.
Nhận định của Hội đồng Trọng tài:
Trọng vụ việc này có hai vấn đề về thủ tục tố tụng mà Hội đồng trọng tài phải quan tâm và giải quyết là tư cách của các bên và đơn kiện lại của Bị đơn, cụ
thể nhận định của Hội đồng trọng tài như sau:
(i) Tư cách của các bên.
Theo Đơn khởi kiện, Nguyên đơn thể hiện mình là pháp nhân mặc dù Thỏa thuận là giao dịch giữa Bị đơn và các cá nhân là hai Thành viên góp vốn của pháp nhân.
Tuy nhiên, tại phiên xử, hai Thành viên đã thừa nhận mình là người chuyển nhượng phần vốn góp, còn hợp đồng do luật sư của Bị đơn soạn thảo. Sau đó, Bị đơn cũng thừa nhận sự nhầm lẫn trong việc ghi tên các bên, và ý chí của các bên là muốn hai Thành viên chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho Bị đơn. Trong Tiêu đề của của Thỏa thuận cũng có ghi “Bên B [Nguyên đơn] được hiểu là 2 thành viên đang nắm giữ toàn bộ phần vốn góp. Thỏa thuận này cũng có chữ ký của hai Thành viên. Tại phiên họp giải quyết tranh chấp đầu tiên, hai Thành viên
đều có mặt. Vì vậy, ý chí khởi kiện của hai Thành viên đã được xác nhận. Phía Bị đơn cũng không phản đối việc này.
Việc Nguyên đơn với tư cách pháp nhân kiện Bịđơn là do hai Thành viên ủy quyền, như đã xác nhận tại phiên họp giải quyết tranh chấp. Do Bộ luật Dân sự
2005 không yêu cầu việc ủy quyền phải lập thành văn bản (Khoản 2 Điều 142 BLDS 2005), và trong mọi trường hợp việc ghi nhận ủy quyền vào biên bản phiên xửđược coi là hợp lệ như hình thức ủy quyền bằng văn bản. Sau đó, Hội đồng trọng tài đã yêu cầu hai Thành viên đã bổ sung văn bản ủy quyền, và xác nhận:
a. Khẳng định nội dung Thỏa thuận Nguyên tắc là thỏa thuận giữa hai Thành viên và Bị đơn;
b. Sửa đổi Đơn kiện, trong đó khẳng định người kiện là hai Thành viên (theo Điều 28 Pháp Lệnh Trọng tài Thương mại 2003); và
c. Ủy quyền cho pháp nhân tiến hành vụ kiện trọng tài.
(ii) Đơn kiện lại của Bịđơn đối với Nguyên đơn
Đơn kiện lại của Bị đơn đối với Nguyên đơn là pháp nhân yêu cầu Nguyên
đơn phải trả lại số tiền 20 tỷ đồng, đồng thời bồi thường số tiền 40 tỷ đồng do vi phạm Thỏa Thuận.
Hội đồng Trọng tài đã xác định Nguyên đơn không có quyền lợi và nghĩa vụ
trong Thỏa thuận. Vì căn cứ vào các điều khoản của Thỏa thuận, Hội đồng Trọng tài nhận định hai Thành viên mới là người có quyền lợi và nghĩa vụ trong Thỏa thuận.
Do đó, Hội đồng Trọng tài xác định Nguyên đơn với tư cách pháp nhân không có nghĩa vụđối với yêu cầu của Bị đơn. Tuy nhiên, tại phiên họp giải quyết tranh chấp, Bị đơn cũng thừa nhận sự nhầm lẫn, và xác nhận lại ý chí của mình là kiện hai Thành viên (như đã trình bày ở trên), và đề nghị Hội đồng Trọng tài tiếp tục xử vụ kiện với nội dung Thỏa thuận là hai Thành viên chuyển nhượng phần vốn góp tại Nguyên đơn cho Bịđơn. Hai Thành viên cũng đồng ý với quan điểm của Bị đơn và đề nghị Hội đồng Trọng tài tiếp tục xét xử về nội dung vụ kiện.
Sau đó Hội đồng Trọng tài yêu cầu Bị đơn xác nhận lại các nội dung trên bằng văn bản rằng:
a. Bị đơn sửa đổi đơn kiện trong đó khẳng định người bị kiện là hai Thành viên; và
b. Nội dung Thỏa thuận Nguyên tắc là thỏa thuận giữa hai Thành viên và Bịđơn.
Tuy nhiên Bị đơn đã từ chối xác nhận lại tại công văn phúc đáp gửi VIAC.
Điều này trái ngược với biên bản tại các phiên họp giải quyết tranh chấp trước đó của Hội đồng Trọng tài, và thể hiện sự thiếu thiện chí của Bị đơn trong việc giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp Bịđơn phản đối nhận định của Hội đồng Trọng
tài về tư cách các bên và bản chất Thỏa thuận Nguyên tắc, hoặc thẩm quyền của trọng tài, Bị đơn cần phản đối trước phiên họp giải quyết tranh chấp lần thứ nhất, hoặc chậm nhất là trước phiên họp giải quyết tranh chấp lần thứ hai (theo Khoản 1
Điều 30 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003). Hơn nữa, Thỏa thuận Nguyên tắc do Bị đơn soạn để Nguyên đơn ký, nên sẽ chịu bất lợi khi giải thích (Khoản 2 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2005). Điều đó có nghĩa là Hội đồng Trọng tài có quyền giải thích Thỏa thuận này theo hướng phù hợp với quy định của pháp luật, theo hướng Bị đơn đã soạn trong Tiêu đề của Thỏa thuận rằng “Bên B [Nguyên đơn] được hiểu là 2 thành viên đang nắm giữ toàn bộ phần vốn góp trong pháp nhân”.
Kể cả trong trường hợp Thỏa thuận Nguyên tắc được giải thích là giữa Bị đơn và Nguyên đơn là pháp nhân, việc chuyển nhượng phần vốn góp cũng chỉ có thể tiến hành giữa hai Thành viên nắm giữ vốn góp và Bị đơn. Vì vậy, việc ký kết Thỏa thuận Nguyên tắc chỉ đóng vai trò cam kết cho việc ký hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp giữa hai Thành viên và Bị đơn (sẽ ký sau này vào thời điểm chuyển nhượng) và đảm bảo cho cam kết đó bằng tiền đặt cọc của người môi giới (sau này là tiền thanh toán trước của Bịđơn). Với cách giải thích như vậy, nội dung phán quyết cũng không hề thay đổi.
Phán quyết 2: Liên quan đến thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
Các bên:
Nguyên đơn: Bên thuê kho Bị đơn : Bên cho thuê kho
Tóm tắt vụ việc:
1.1 Năm 2007, Nguyên đơn và Bị đơn đã ký một Hợp đồng thuê kho (“Hợp
đồng”) dưới hình thức song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Sau đó, hai Bên tiếp tục ký 2 Phụ lục.
Năm 2008, Nguyên đơn, Bị đơn và một Chi nhánh của Bị đơn đã cùng nhau ký Phụ lục số 03 của Hợp đồng. Theo đó, các Bên đã thỏa thuận: “…toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Bị đơn (Chủ thể cũ) phát sinh từ Hợp đồng năm 2007 và 2 Phụ lục trước đó sẽ được chuyển giao cho một Chi nhánh của Bị đơn (Chủ thể mới)” và “các điều khoản khác giữ nguyên không đổi”.
1.2 Điều khoản Giải quyết tranh chấp của Hợp đồng quy định:
Theo phiên bản tiếng Việt: “….. Trường hợp không thỏa thuận được, các bên sẽ đưa ra Ủy Ban Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam tại Tp.Hồ Chí Minh để giải quyết. Phán quyết của Ủy ban Trọng Tài Quốc tế Việt Nam tại Tp.Hồ Chí Minh là chung thẩm cho các bên phải tuân theo….”.
Theo phiên bản tiếng Anh: “…. All disputes not reaching an amicable settlement between the two parties shall be referred to Vietnam International Arbitration Center in Ho Chi Minh City. The decision of Vietnam International Arbitration Center in Ho Chi Minh City shall be final and binding on both parties…”
1.3 Điều khoản thi hành của Hợp đồng quy định:
Theo phiên bản tiếng Việt: “… Trong trường hợp có sự mờ nghĩa giữa hai phiên bản (tiếng Việt và tiếng Anh) thì bản tiếng Việt là bản chính…..”.
Theo phiên bản tiếng Anh: “…. In event of any ambiguity between both versions (Vietnamese and English version), the Vietnamese version shall prevail…”.
1.4 Căn cứ vào hai Điều trên Hợp đồng, trong Bản tự bảo vệ gửi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và tại phiên họp giải quyết tranh chấp, Bị đơn cho rằng không xác định được cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp. Do
đó, Bị đơn không đồng ý VIAC có thẩm quyền để tiến hành giải quyết vụ
kiện.
Nhận định của Hội đồng Trọng tài về thẩm quyền của mình như sau:
(i) Tại phiên họp giải quyết tranh chấp năm 2010, Bị đơn thừa nhận rằng ý chí của các Bên tại Điều khoản giải quyết tranh chấp của Hợp đồng là đưa vụ
tranh chấp ra phân xử tại Trọng tài chứ không phải tại Tòa án;
(ii) Điều khoản thi hành của Hợp đồng quy định rằng hai bản tiếng Anh và tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau;
(iii) Về điều khoản trọng tài, bản tiếng Anh đã quy định rõ ràng cơ quan giải quyết tranh chấp là Vietnam International Arbitration Centre (VIAC), là tên chính thức bằng tiếng Anh của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Vì
vậy điều khoản trọng tài bằng tiếng Anh hoàn toàn không có điểm gì mờ
nghĩa.
(iv) Tên trung tâm trọng tài “Vietnam International Arbitration Centre” phải
được dịch đúng là “Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam”, tuy nhiên do các bên trong Hợp đồng đã dịch không đúng, nên từ “Centre” được dịch thành “Ủy ban”.
(v) Hợp đồng không có quy định bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh sẽđược ưu tiên áp dụng mà chỉ quy định: “Trong trường hợp có sự mờ nghĩa giữa hai phiên bản (tiếng Việt và tiếng Anh) thì bản tiếng Việt là bản chính…..” Trong trường hợp này, Hội đồng Trọng tài nhận thấy không có sự mờ nghĩa giữa bản tiếng Việt và bản tiếng Anh mà chỉ có sự không thống nhất trong cách diễn dịch ngôn ngữ của từ “Ủy ban” và từ “Center”.
(vi) Ngoài ra, Khoản 1 Điều 409 của Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Khi hợp
đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp
đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó”.
(vii) Khoản 7 Điều 409 của Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp
đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng”. (viii) Nguyên đơn đã chọn VIAC là cơ quan giải quyết tranh chấp.
(ix) Tại Bản tự bảo vệ, Bị đơn cho rằng: “…. tại thời điểm đàm phán, ký kết hợp
đồng, chúng tôi có ý chí xác định khi xảy ra tranh chấp sẽ do trọng tài giải quyết. Tuy nhiên, về mặt nhận thức, chúng tôi lại không xác định được cụ
thể là Hội đồng Trọng tài nào, Trung tâm trọng tài cụ thể nào”. Hội đồng Trọng tài nhận thấy việc Bị đơn cho rằng không xác định được cụ thể là Hội
đồng Trọng tài nào, Trung tâm Trọng tài cụ thể nào là không có cơ sở vì phiên bản tiếng Anh của Điều khoản giải quyết tranh chấp của Hợp đồng quy
định: “…All disputes not reaching an amicable settlement between the two parties shall be referred to Vietnam International Arbitration Center in Ho Chi Minh City…”. Rõ ràng, các Bên trong Hợp đồng muốn chọn VIAC là cơ
quan giải quyết tranh chấp. Tại phiên xử, Bị đơn lại cho rằng mình không
hiểu rõ tiếng Anh, song lý do đó cũng không thuyết phục. Nếu không hiểu rõ nội dung văn bản, thì Bị đơn có thể từ chối ký hoặc nhờ người phiên dịch. Người phiên dịch phải chịu trách nhiệm về nội dung dịch hay không là do thỏa thuận giữa Bị đơn và phiên dịch, không phải thỏa thuận giữa Bị đơn và Nguyên đơn. Điều 405 Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định: “hợp đồng được giao kết hợp lệ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác.” Vì vậy, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có đầy đủ năng lực hành vi và tự nguyện ký vào thỏa thuận văn bản, dù bằng bất cứ ngôn ngữ gì, miễn là hợp pháp và đúng hình thức do pháp luật quy định, cũng phải chịu trách nhiệm về nội dung văn bản đó.
Quyết định của Tòa án
Sau khi có quyết định trên của Hội đồng Trọng tài, Bịđơn đã khiếu nại quyết
định này đến Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 09/06/2010, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết
định số 821/2010/QĐST-KDTM để giải quyết yêu cầu của Bị đơn. Tòa án đã có nhận định trái với quyết định của Hội đồng trọng tài.
Cụ thể Tòa án cho rằng, xét về bản Tiếng Việt thì không có tổ chức trọng tài nào có tên gọi là “Ủy ban trọng tài quốc tế Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh” mà bản Tiếng Việt cũng không phải là bản dịch từ bản Tiếng Anh nên không thể
cho rằng cho sự nhầm lẫn trong dịch thuật. Vì vậy cả bản Tiếng Việt và Tiếng Anh
đều phải đúng thì thoả thuận trọng tài mới có hiệu lực.
Bên Nguyên đơn cho rằng câu chữ trong hợp đồng có thể sơ xuất nhưng ý chí chung của cả hai bên là chọn cơ quan trọng tài tại TP. Hồ Chí Minh để giải quyết tranh chấp và khi ký Hợp đồng các bên đều chọn trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp. Nhưng do bản Tiếng Việt đã không chọn đúng tên Trung tâm