6. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
5.2.4 Một số giải pháp khác
- Tăng cường chất lượng dịch vụ, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên ngân hàng, thao tác thủ tục nhanh chóng, chính xác tạo niềm tin và tạo ấn tượng hài lòng cho khách hàng đến giao dịch.
- Xây dựng công nghệ hiện đại, tiện ích phục vụ nhanh chóng trong các nghiệp vụ, hạn chế sự chờ đợi, tốn thời gian của khách hàng. Tăng cường trang thiết bị cần thiết: trang bị thêm, thay mới hệ thống mày tính đã cũ, máy kiểm điếm tiền, chương trình phần mềm kế toán, thống kê,… các phòng, bộ phận có sự hỗ trợ tốt nhất cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
- Cần bố trí đúng người đúng việc phù hợp với khả năng và năng lực. Thường xuyên thực hiện việc luân chuyển cán bộ tín dụng giữa các địa bàn, giữa các Chi nhánh để tránh những hiện tượng tiêu cực, tham ô. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để cập nhật và nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ nhất là đào tạo ứng dụng về công nghệ thông tin. Trong lãnh đạo chỉ đạo điều hành, người lãnh đạo phải trung thực khách quan, không thiên vị, thể hiện được tính dân chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện thuận lợi để bà con nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Ngân hàng cần thực hiện phối hợp tốt hơn nữa với chính quyền địa phương trong việc bình xét đối tượng cho vay, xử lý các trường hợp vi phạm trong việc sử dụng và quản lý nguồn vốn vay cũng như đôn đốc thu hồi nợ vay đến hạn.
- Tăng cường chất lượng dịch vụ, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, chính xác, tạo niềm tin và ấn tượng hài lòng khi khách hàng đến giao dịch.
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng đạt được nhiều kết quả và ngày càng phát triển, trở thành nơi đáng tin cậy đối với các tầng lớp dân cư trong xã hội và doanh nghiệp.
Cùng với xu thế chung của đất nước, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng đã góp phần tham gia vào việc tạo ra và cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế trên địa bàn. Trong thời gian qua, chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn và tạo được nguồn vốn đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Tình hình vốn huy động luôn tăng qua các năm, đồng thời đã tạo ra được lòng tin cho khách hàng. Bên cạnh đó, tình hình sử dụng vốn của chi nhánh cũng tương đối tốt. Doanh số cho vay có chiều hướng tăng qua các năm. Doanh số thu nợ khá tốt và luôn tăng với tốc độ cao. Hiện tình hình kinh tế đang có những chuyển biến tích cực sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của lạm phát chính vì vậy làm cho tỷ lệ nợ xấu được cải thiện theo chiều hướng tích cực qua các năm góp phần làm cho hoạt động của Ngân hàng cũng tốt hơn qua từng năm.
Thu nhập của chi nhánh luôn tăng qua các năm, năm 2011 tăng 24,64% năm 2012 tăng 2,59%. Thu nhập luôn tăng qua các năm đây là một điều đáng mừng. Chi phí của chi nhánh cũng có sự tăng mạnh vào năm 2011 (28,00%) chủ yếu là do những nguyên nhân khách quan như lãi suất huy động tăng cao, tình hình lạm phát tăng,…. Nhưng sang năm 2012 chi phí đã phần nào được kiểm soát, bằng chứng là chi phí năm 2012 giảm 1,64% so với năm 2011. Mặc dù thời gian qua chi nhánh có không ít khó khăn nhưng hiệu quả hoạt động của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng đạt được khả quan thông qua lợi nhuận của chi nhánh vẫn được đảm bảo qua các năm.
Qua các chỉ số tài chính có thể đưa ra kết luận là ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng đang hoạt động an toàn, vững chắc với khả năng sinh lời cao và rủi ro ở mức rất thấp.
Tóm lại trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, lãi suất thay đổi liên tục, sự biến động không ngừng của thị trường nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Mỹ Tú vẫn hoạt động có hiệu quả và an toàn. Đây là một điều đáng mừng và đáng tự hào của Agribank chi nhánh Mỹ Tú. Nhưng ngân hàng cần phấn đấu hơn nửa để nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng bằng cách thu hút nhiều hơn nữa nguồn tiền gửi
từ khách hàng, giảm nguồn vốn điều chuyển. Đồng thời nâng cao các khoản thu từ hoạt động dịch vụ vì đây là các khoản thu an toàn hơn các khoản thu từ hoạt động tín dụng.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước cần đề ra những giải pháp kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất. Đồng thời, ngân hàng Nhà nước cũng nên kiểm soát chặt chẽ lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng, để các ngân hàng có thể cạnh tranh nhau một cách lành mạnh.
Điều hành đồng bộ, hài hòa, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là kết hợp giữa điều hành tỷ giá và lãi suất; kịp thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ngày càng tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cần hỗ trợ ngân hàng trong việc giám sát khách hàng sản xuất kinh doanh, thực hiện dự án đầu tư nhằm giúp khách hàng đầu tư đúng mục đích nâng cao hiệu quả của đồng vốn vay từ đó giúp ngân hàng thu nợ một cách dễ dàng.
Cần có chính sách hỗ trợ, quản lý chất lượng cây, con giống, mở ra các chương trình tập huấn kỹ thuật thương xuyên giúp cho nông dân am hiểu về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, nôi trồng thủy sản để tránh thiệt hại khi có dịch bệnh xảy ra hay quy hoạch vùng chuyên canh phủ hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất của địa phương nhằm giúp người dân tránh lãng phí vốn, thời gian sản xuất mà thu được lợi nhuận cao.
Cần có chính sách liên kết giữa Nhà nước với các doanh nghiệp và người dân nhằm tìm đầu ra tiêu thụ cho hàng hóa nông sản, thủy sản cho các hộ sản xuất, vừa tránh tình trạng chèn ép giá của người dân khi đến thu hoạch, vừa giúp cho các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định vừa tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
6.2.3 Đối với NHNo&PTNT Mỹ Tú
Nguồn vốn điều hòa mà chi nhánh sử dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, nguyên nhân này góp phần không nhỏ trong việc tăng chi phí của Ngân hàng. Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để tăng
tỷ trọng của vốn huy động giảm lệ thuộc vào vốn điều hòa để thúc đấy giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Phát triển ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng tương ứng với nhiều đối tượng trong nhân dân để ngân hàng chi nhánh có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng thị trường. Hướng tới việc phát triển các mảng dịch vụ phi tín dụng nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng để ngân hàng có nguồn lợi từ hoạt động ít rủi ro hơn.
Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn, tận tụy với công việc, đi sâu, đi sát cơ sở tìm khách hàng. Phải thường xuyên giáo dục nâng cao ý thức, phong cách, thái độ phục vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức.
Cuối cùng là sự phát triển của Ngân hàng ngày nay có xu hướng tự động hóa, vì lẽ đó cần phải mở rộng mạng lưới ATM ra tất cả các nơi công cộng, đông dân cư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm văn Dược, Đặng Thị Kim Cương (2005). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng hợp TP.HCM, TP.HCM
2. Thái Văn Đại (2003). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ
3. Phạm Thị Gái (1997). Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. NXB Giáo Dục
4. Lê văn Tư (2005). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính
5. TS. Trịnh văn Sơn (2005). Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh Tế Huế
6. Lê Thị Mận (2010). Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội
7. Nguyễn Minh Kiều (2006). Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống Kê, TP.HCM
8. Nguyễn Thị Mỵ – Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, TP.HCM