6. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.1.2 Khái quát tình hình hoạt động cho vay
Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng. Nó không những có ý nghĩa với bản thân ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế bởi vì nó là kênh cung ứng vốn quan trọng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng nhất thiết phải xây dựng chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của ngân hàng.
Để có cái nhìn bao quát về hoạt động tín dụng, ta tiến hành tìm hiều một cách tổng thể thực trạng hoạt động này qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể là các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu. Số liệu được tổng hợp và trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.2: Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng qua các năm (2010 – 6/2013) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T2012
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) DS cho vay 252.465 325.444 328.419 166.284 178.364 72.979 28,91 2.975 0,91 12.080 7,26
DS thu nợ 223.007 288.212 289.091 143.117 153.822 65.205 29,24 879 0,30 10.705 7,48
Dư nợ 230.798 268.030 307.358 291.197 331.900 37.232 16,13 39.328 14,67 40.703 13,98
Nợ xấu 5.983 5.813 3.777 4.627 4.571 (170) (2,84) (2.036) (35,02) (56) (1,21)
4.1.2.1 Doanh số cho vay 166.284 178.364 252.465 325.444 328.419 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T 2012 6T 2013
Triệu đồng DS cho vay
Hình 4.2: Biểu đồ doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú Sóc Trăng qua các năm (2010 – 6/2013)
Hoạt động cho vay luôn là vấn đề quan trọng trọng tâm của ngân hàng, nó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời tạo nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng. Ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2010 đạt mức 252.465 triệu đồng. Đến năm 2011, doanh số này tăng lên mạnh mẽ, đạt mức 325.444 triệu đồng, tăng 28,91% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số cho vay tiếp tục tăng nhẹ đạt mức 328.419 triệu đồng, tăng 0,91% so với năm 2011. Tình hình 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay cũng có sự tăng trưởng đạt mức 178.364 triệu đồng, tăng 7,26% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm chứng tỏ ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng. Người dân trong địa phương đa số là hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc mở rộng và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm, tạo điều kiện để phát triển, do vậy nhu cầu vốn trong những năm qua tăng cao. Đặc biệt năm 2011, doanh số cho vay tăng trưởng vượt bậc. Nguyên nhân là trong năm nhà nước có chính sách hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập phục vụ sản xuất nông nghiệp, do đó doanh số cho vay của ngân hàng tăng cao.
4.1.2.2 Doanh số thu nợ 223.007 288.212 289.091 143.117 153.822 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T 2012 6T 2013
Triệu đồng DS thu nợ
Hình 4.3: Biểu đồ doanh số thu nợ của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú Sóc Trăng qua các năm (2010 – 6/2013)
Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi Ngân hàng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được Ngân hàng đặt lên hàng đầu. Không chỉ nâng cao doanh số cho vay nhiều là tốt, mà Ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu nợ,… làm thế nào để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.
Doanh số thu nợ của ngân hàng luôn tăng qua các năm. Năm 2010, doanh số thu nợ của ngân hàng là 223.007 triệu đồng. Năm 2011, doanh số thu nợ tăng 29,24% lên mức 288.212 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên 289.091 triệu đồng, tăng 0,3% so với năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ của ngân hàng cũng đạt mức 153.822 triệu đồng, tăng 7,48% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do thời gian qua ngân hàng luôn tăng trưởng về doanh số cho vay nên doanh số thu nợ cũng tăng lên qua các năm. Song song đó là sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong công tác thu nợ nên chất lượng thu nợ của ngân hàng đạt nhiều kết quả, hạn chế được tình hình nợ quá hạn.
4.1.2.3 Dư nợ 291.197 230.798 307.358 268.030 331.900 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T 2012 6T 2013
Triệu đồng Dư nợ
Hình 4.4: Biểu đồ dư nợ của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng qua các năm (2010 – 6/2013)
Dư nợ phản ánh tình trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào. Vì vậy, theo dõi tình hình dư nợ cho vay là một công việc quan trọng không thể thiếu trong công tác tín dụng ngân hàng.
Ta thấy tình hình dư nợ của ngân hàng qua các năm có chiều hướng gia tăng. Năm 2010, tổng dư nợ của ngân hàng là 230.798 triệu đồng. Đến năm 2011, dư nợ của ngân hàng tăng lên 268.030 triệu đồng, tăng 37.232 triệu đồng tương đương 16,13% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, dư nợ lại tiếp tục tăng lên đến 307.358 triệu đồng, tăng 14,67% so với năm 2011. Tiếp nối đà tăng trưởng đó, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ cũng tăng lên đáng kể 331.900 triệu đồng, tăng 13,98% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Dư nợ tăng cho thấy ngân hàng đã làm tốt công tác cung cấp một lượng vốn lớn cho địa bàn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của cá nhân, tổ chức trong địa phương. Nguyên nhân của sự tăng liên tục đó là trong những năm qua, vốn huy động tăng, doanh số cho vay tăng cao với lãi suất tăng (có thời điểm lên tới 18,65%) khiến việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Đồng
thời, khi nền kinh tế huyện Mỹ Tú đang phục hồi và phát triển, do vậy nhu cầu vốn của người dân là rất lớn làm doanh số cho vay tăng, dư nợ tăng cũng là điều tất nhiên. 4.1.2.4 Nợ xấu 5.983 5.813 3.777 4.627 4.571 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T 2012 6T 2013
Triệu đồng Nợ xấu
Hình 4.5: Biểu đồ nợ xấu của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú Sóc Trăng qua các năm (2010 – 6/2013)
Bất cứ một Ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn, khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu được nợ và lãi đúng hạn. Khi đó nghiệp vụ cấp tín dụng mới được xem là hoàn tất và Ngân hàng mới đạt được mục đích của mình là tạo ra lợi nhuận từ cấp tín dụng.
Nợ xấu là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng.
Qua 3 năm từ 2010 đến 2012, tình hình nợ xấu có những chuyển hướng tốt, giảm qua các năm. Cụ thể năm 2010, nợ xấu của ngân hàng là 5.983 triệu đồng, chiếm 2,59% tổng dư nợ. Sang năm 2011, nợ xấu giảm xuống còn 5.813 triệu đồng, giảm 2,84% so với năm 2010. Và năm 2012 lại tiếp tục giảm mạnh xuống 3.777 triệu đồng tương đương giảm 35,02%. Giai đoạn 6 tháng đầu
năm 2013, nợ xấu đã tăng lên 4.571 triệu đồng. Nhưng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 thì con số này lại giảm 1,21%. Đây là những dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, thể hiện hiệu quả trong công tác thẩm định trước khi cho vay của từng cán bộ trong đơn vị. Tuy nhiên, ngân hàng cần thực hiện tốt hơn nữa trong công tác tín dụng để giảm thiểu nợ xấu xuống mức tối đa có thể để hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG