6. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.1.1 Khái quát tình hình huy động vốn
Một trong những chức năng của NHTM là tạo tiền nhưng để thực hiện được chức năng đó thì NH phải thu hút được lượng tiền nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Nguồn vốn huy động từ dân chúng là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của NH. Chính vì vậy, việc huy động vốn là hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện các hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế. Vì thế để đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng để xem ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không cần đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng.
Tình hình nguồn vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Tú qua các năm như sau:
Bảng 4.1: Khái quát tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng qua các năm (2010 – 6/2013)
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền (% ) Số tiền (% ) Số tiền (%) I. Vốn huy động 64.566 84.876 102.623 85.537 102.654 20.310 31,46 17.747 20,91 17.117 20,01
1. TG KKH
7.753 8.553 10.343 11.373 8.787 800 10,32 1.790 20,93 (2.586) (22,74) 2. TG CKH
56.813 76.323 92.280 74.164 93.867 19.510 34,34 15.957 20,91 19.703 26,57
II. Vốn điều chuyển 225.591 252.036 282.393 278.611 315.228 26.445 11,72 30.357 12,04 36.617 13,14 Tổng NV 290.157 336.912 385.016 364.148 417.882 46.755 16,11 48.104 14,28 53.734 14,76
Qua bảng số liệu trên đã cho thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm 2010 – 2012. Cụ thể, năm 2010 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 290.157 triệu đồng. Đến năm 2011, con số này tăng lên 336.912 triệu đồng tương đương tăng 16,11%. Sang năm 2012, tổng nguồn vốn lại tiếp tục tăng lên 385.016 triệu đồng, tương đương tăng 14,28% so với năm 2011. Cùng chung xu hướng với 3 năm 2010 – 2012, tình hình 6 tháng đầu năm 2013 cũng có những thay đổi rõ rệt. Tổng nguồn vốn của ngân hàng ở 6 tháng đầu năm này đạt mức 364.148 triệu đồng, so với 6 tháng đầu năm 2012 thì con số này tăng 53.734 triệu đồng, tương đương tăng 14,76% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu tổng nguồn vốn tăng qua các năm cho thấy trong những năm qua ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng rất thuận lợi, hoạt động có hiệu quả, tạo được lòng tin nơi khách hàng, thu hút lượng nguồn vốn huy động lớn. Để đạt được điều này phải kể đến sự hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền địa phương, ngân hàng cấp trên về việc tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng cho vay, đơn giản thủ tục, mở rộng tiện ích, đa dạng hóa loại hình huy động vốn.
225.591 252.036 282.393 315.228 64.566 84.876 102.623 102.654 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T 2013
Triệu đồng
Vốn huy động Vốn điều chuyển
Hình 4.1: Biểu đồ nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng qua các năm (2010- 6/2013)
4.1.1.1 Vốn huy động
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỹ Tú ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình kinh doanh nên Ngân hàng đã rất nỗ lực để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, tổ chức kinh tế để bổ sung vào nguồn vốn của Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục để Ngân hàng hoạt động và giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn. Qua các năm, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng một cách đều đặn. Cụ thể năm 2010, vốn huy động của ngân hàng là 64.566 triệu đồng. Đến năm 2011 và 2012, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng lên lần lượt 84.876 triệu đồng và 102.623 triệu đồng, tương đương với mức tăng lần lượt là 31,46% và 20,91%. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt mức 102.654 triệu đồng. So với cùng kỳ năm ngoái tức là 6 tháng đầu năm 2012 thì con số này đã tăng 17.117 triệu đồng, tương đương 20,01%. Kết quả này cho thấy ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt trong công tác huy động vốn, thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Nguồn vốn huy động NH chủ yếu huy động từ tiền gởi của tổ chức tín dụng khác, các tổ chức kinh tế - cá nhân dưới các hình thức tiền gởi có kỳ hạn và tiền gởi không kỳ hạn. Mỗi loại tiền gởi có mức lãi khác nhau và những ưu, nhược điểm khác nhau. Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thì tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 85%. Tiền gởi có kỳ hạn là nguồn vốn có tính ổn định và NH chủ động được thời gian hoàn trả vốn vì thế đây là nguồn vốn NH có thể sử dụng tốt cho hoạt động tín dụng, do đó việc huy động được tiền gởi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao là lợi thế cho hoạt động tín dụng của NH. Năm 2010, lượng tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng là 56.813 triệu đồng, chiếm 88% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, lượng tiền này đã tăng lên 76.323 triệu đồng, tương đương tăng 34,34% so với năm 2010. Đến năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn lại tiếp tục tăng lên 92.280 triệu đồng, tăng 20,91% so với năm 2011. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, lượng tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng lên mức 93.867 triệu đồng, tương đương mức tăng 26,57% so với thời giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012. Đây là kết quả nổ lực không ngừng của từng cán bộ, nhân viên ngân hàng chi nhánh trong công tác huy động vốn của ngân hàng.
Bên cạnh tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi không kỳ hạn cũng đóng góp phần nào vào tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Mặc dù tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền gởi không ổn định khách hàng có thể rút ra bất kì lúc nào, nhưng cũng có lúc chúng tạm thời nhàn rỗi và ngân hàng được sử dụng để đầu tư, tức nó cũng tạo nguồn vốn cho ngân hàng và đây là một nguồn huy động với chi phí thấp nên NH có thể có được lợi nhuận cao hơn nếu có thể sử dụng
được nguồn vốn huy động từ nguồn này. Đồng thời huy động được tiền gửi không kỳ hạn cao sẽ kéo theo NH sẽ có doanh thu cao từ thu phí dịch vụ. Cùng với tình hình chung, qua các năm 2010 – 2012, lượng tiền gửi không kỳ hạn liên tục tăng. Cụ thể năm 2010 là 7.753 triệu đồng, năm 2011 là 8.553 triệu đồng và năm 2012 là 10.343 triệu đồng. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm, lượng tiền gửi không kỳ hạn lại giảm xuống còn 8.787 triệu đồng, tương đương giảm 22,74% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ngân hàng phát triển nhiều hình thức tiết kiệm ngắn hạn, khách hàng không gửi tiền nhiều trong tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mà chuyển sang hình thức tiết kiệm có thời hạn ngắn. Hơn nữa, với tình hình lạm phát tăng cao, vật giá leo thang, chi tiêu của khách hàng ngày càng nhiều hơn, do đó tiền gửi trong tài khoản thanh toán cũng ít hơn.
4.1.1.2 Vốn điều chuyển
Vốn điều chuyển là một bộ phận quan trọng trong tổng nguồn vốn. Cũng giống như nguồn vốn huy động, vốn điều chuyển của ngân hàng liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2010, vốn điều chuyển của ngân hàng là 225.591 triệu đồng, chiếm 77,75% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2011, nguồn vốn này đã tăng lên 252.036 triệu đồng, tăng 11,72% so với năm 2011. Và năm 2012, vốn điều chuyển của ngân hàng tiếp tục tăng lên 282.393 triệu đồng tương đương tăng 12,04% so với năm 2011. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng cũng nhận được nguồn vốn từ cấp trên hỗ trợ lên tới 315.228 triệu đồng. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì con số này tăng 13,14%. Nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên cho ngân hàng ngày càng tăng cùng với mức tăng của nguồn vốn huy động cho thấy sự lớn mạnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng còn quá lớn. Nguyên nhân nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng là do Mỹ Tú là huyện thuộc vùng sâu, mức sống của người dân chưa cao, cuộc sống của người dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, do vậy nguồn vốn huy động không cao, bên cạnh đó huyện có nhiều kế hoạch phát triển kinh tế làm nhu cầu vốn tăng cao. Nguồn vốn huy động thấp nhưng nhu cầu cho vay cao làm cho vốn tự huy động không thể đáp ứng đủ nhu cầu, đòi hỏi Ngân hàng cần có sự hỗ trợ từ vốn điều chuyển. Chính vì vậy mà vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Việc sử dụng nhiều nguồn vốn điều chuyển làm tăng chi phí của ngân hàng, bởi vì chi phí vốn điều chuyển lớn hơn chi phí vốn huy đông. Do đó, NH cần đẩy mạnh công tác huy động vốn hơn nữa để nâng cao lợi nhuận và có biện pháp để thu hút tốt hơn nguồn tiền gửi của dân cư, hạn chế sử dụng nguồn vốn điều chuyển giúp NH hoạt động có hiệu quả hơn.