6. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng
Kinh doanh có hiệu quả tạo ra được đồng lời cao là mục tiêu của tất cả các nhà kinh doanh, khi phân tích lợi nhuận chúng ta chỉ thấy được ngân hàng kinh doanh lời hay lỗ nhưng không thật sự biết được nguồn lợi nhuận tạo ra có thật sự xứng đáng với nguồn vốn của ngân hàng bỏ ra hay chưa. Việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời cho cái nhìn cụ thể hơn về khả năng sinh lời của ngân hàng.
Bảng 4.6: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013
Tổng tài sản Triệu đồng 290.157 336.912 385.016 364.148 417.882 Tổng thu nhập Triệu đồng 43.666 54.424 55.834 28.375 22.388 Tổng chi phí Triệu đồng 35.961 46.029 45.273 23.195 18.144 Lợi nhuận Triệu đồng 7.705 8.395 10.561 5.180 4.244 Thu nhập lãi Triệu đồng 30.330 43.906 46.881 19.737 16.851 Chi phí lãi Triệu đồng 24.642 36.139 35.448 19.336 14.204
ROA % 2,66 2,49 2,74 1,42 1,02
ROS % 17,65 15,43 18,91 18,26 18,96
Hệ số chênh lệch lãi % 1,96 2,31 2,97 0,11 0,63
Tổng CP / Tổng TN % 82,35 84,57 81,09 81,74 81,04
Hệ số sử dụng tài sản % 15,05 16,15 14,50 7,79 5,36
4.3.1.1 Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ số ROA cho thấy được khả năng của ngân hàng trong việc tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản. Nói cách khác, chỉ số này giúp nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA càng lớn, ngân hàng càng hoạt động có hiệu quả.
2,66 2,49 2,74 2,35 2,40 2,45 2,50 2,55 2,60 2,65 2,70 2,75 2,80
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
% ROA
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận ròng trên tài sản NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng qua các năm 2010-2012
Năm 2010, ROA của ngân hàng là 2,66%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra 2,66 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011, chỉ số này giảm nhẹ xuống còn 2,49%, giảm 0,17% so với năm 2010. Nguyên nhân năm 2011, tổng tài sản của ngân hàng tăng lên mạnh mẽ, tăng 16,11%, nhưng lợi nhuận của ngân hàng chỉ tăng ở mức 8,96%. Tốc độ tăng của tài sản lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận, chính điều này đã làm ROA của ngân hàng sụt giảm. Đến năm 2012, ROA của ngân hàng đã tăng lên 2,74% cho thấy tình hình sử dụng tài sản của ngân hàng có hiệu quả trở lại. Trong năm này, tình hình lãi suất có nhiều biến động, ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất huy động giảm xuống, có thời điểm 9%, khiến việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tổng tài sản của ngân hàng trong năm 2012 chỉ tăng 14,28% so với năm 2011. Song song đó, việc lãi suất huy động giảm, chi phí ngân hàng giảm xuống, lợi nhuận của ngân hàng đã tăng lên tới 25,8%. Đây là những nguyên nhân làm ROA của ngân hàng tăng trở lại trong năm 2012.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số ROA của ngân hàng là 1,02%. Cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012, chỉ số ROA là 1,42%. Như vậy, đầu năm 2013 chỉ số này đã giảm 0,40%. Giai đoạn này, lợi nhuận của ngân hàng giảm 18,07% so với cùng kỳ nhưng tài sản lại tăng lên tới 14,76%, điều này khiến ROA giảm. Kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn 6 tháng đầu năm của ngân hàng chưa tốt, cơ cấu tài sản chưa hợp lý. Do đó, ngân hàng cần hoạch định chính sách làm tăng lợi nhuận qua việc giảm chi phí đầu vào, tăng cường hoạt động tín dụng. Đồng thời nên hạn chế tối thiều các tài sản có không sinh lời như tiền mặt và tài sản cố định. Việc gia tăng lợi nhuận và giảm tài sản là biện pháp thường thấy là cho tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng lên, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ số này ngân hàng nên chấp nhận ở mức độ vừa phải vì lợi nhuận càng cao thì rủi ro mang lại cho ngân hàng càng lớn.
4.3.1.2 Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập (ROS)
Tỷ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận ròng. 17,65 15,43 18,91 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 18,00 20,00
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
% ROS
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận ròng trên thu nhập của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng qua các năm (2010-2012)
Qua bảng phân tích ta thấy ROS không ổn định. Năm 2010, ROS của ngân hàng là 17,65%, cứ 100 đồng thu nhập tạo ra được 17,65 đồng lợi nhuận. Năm 2011 là 15,43 đồng và năm 2012 là 18,91 đồng. Xét về hiệu quả ta thấy lợi nhuận tăng qua các năm, điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng thì hệ số ROS có sự biến
động. Năm 2011, với sự tăng lên mạnh mẽ của thu nhập (24,64% so với năm 2010) đã kéo theo lợi nhuận tăng lên. Nhưng ta đã biết giai đoạn này lãi suất huy động của ngân hàng ở mức cao, làm chi phí tăng lên. Thu nhập và lợi nhuận đều tăng nhưng tốc độ tăng của thu nhập nhiều hơn đã làm tỷ số ROS giảm xuống trong năm 2011. Năm 2012, lại một lần nữa thu nhập tiếp tục tăng 2,59% nhưng nhờ hiệu quả quản lý chi phí tốt ( chi phí giảm 1,64%) đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng lên tới 25,8%. Đây chính là nguyên nhân ROS tăng lại trong năm 2012. Tình hình 6 tháng đầu năm 2013 thì ROS cũng tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012, từ 18,26% tăng lên 18,96%. Giai đoạn này, cả thu nhập và lợi nhuận đều giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng do lợi nhuận giảm nhiều ít hơn nên tỷ số ROS có phần tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Nhìn chung, tỷ số này qua các năm có nhiều biến động nhưng vẫn giữ ở mức cao, tương đối tốt. Để đạt được điều này là nhờ ngân hàng có những biện pháp tích cực trong việc tăng lợi nhuận trong tổng thu nhập như áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi với khách hàng truyền thống, giảm những chi phí không cần thiết… Bên cạnh đó, chi nhánh cũng có những chiến lược kinh doanh hợp lý, thích ứng với biến động của thị trường.
4.3.1.3 Hệ số chênh lệch lãi
Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng trong hoạt động tín dụng. 1,96 2,31 2,97 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
% Hệ số chênh lệch lãi
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện hệ số chênh lệch lãi của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng qua các năm 2010-2012
Hệ số chênh lệch lãi của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỹ Tú tăng qua các năm từ 2010 đến 2012. Cụ thể năm 2010, chỉ số này của ngân hàng là 1,96%. Đến năm 2011 và năm 2012, chỉ số này tăng lên lần lượt là 2,31% và 2,97%. Điều này cho thấy nguồn lợi nhuận từ lãi của ngân hàng luôn tăng lên, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn tăng trong ba năm đặc biệt năm 2012, chỉ số này tăng tới 0,66%. Tiếp nối theo đà tăng trưởng đó, tình hình 6 tháng đầu năm 2013, hệ số chênh lệch lãi cũng đạt 0,63%. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì chỉ số này tăng khá cao (hệ số chênh lệch lãi 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 0,11%). Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tất cả là nhờ sự cố gắng, nổ lực của cán bộ, nhân viên của đơn vị trong công tác huy động vốn, cho vay vốn cùng với những chính sách tín dụng linh hoạt làm tăng thu nhập, giảm chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho ngân hàng.
4.3.1.4 Tổng chi phí trên tổng thu nhập (CIR)
Tỷ số này cho thấy khả năng bù đắp chi phí của tổng thu nhập.
82,35 84,57 81,09 79,00 80,00 81,00 82,00 83,00 84,00 85,00
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
% CIR
Hình 4.12: Biểu đồ tổng chi phí trên thu nhập NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng qua các năm 2010-2012
Tổng chi phí trên thu nhập của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Tú qua các năm có sự biến động. Năm 2010, tổng chi phí trên thu nhập của ngân hàng là 82,35%, đến năm 2011 tỷ số này tăng lên 84,57% và giảm trong năm 2012 xuống còn 81,09%. Điều này có
nghĩa là để có được 100 đồng thu nhập thì ngân hàng phải bỏ ra 82,35 đồng chi phí năm 2010, 84,57 đồng năm 2011 và 81,09 đồng năm 2012. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, tổng chi phí trên thu nhập của ngân hàng là 81,04% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 là 81,74%. Nhờ những biện pháp quản lý chi phí tốt của ngân hàng nên chỉ số này ngày càng giảm, cho thấy hiệu quả trong thu nhập của ngân hàng. Nhìn chung, tỷ số này qua các năm vẫn giữ ở mức thấp. So với NHNNo&PTNT Việt Nam lần lượt qua các năm 2010 đến 2012 là 96,37%, 94,15%, 89,37% thì ngân hàng Mỹ Tú có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ngân hàng cần xem xét đưa ra chiến lược kinh doanh mới phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay; quản lý tốt các khoản mục chi phí; hạn chế, tiết kiệm những chi phí không cần thiết đồng thời tăng cường các khoản thu nhập để tối đa hóa lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng.
4.3.1.5 Hệ số sử dụng tài sản
Hệ số này cho thấy khả năng tạo ra thu nhập từ một đồng tài sản.
15,05 16,15 14,5 13,50 14,00 14,50 15,00 15,50 16,00 16,50
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
% Hệ số sử dụng tài sản
Hình 4.13: Biểu đồ hệ số sử dụng tài sản của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú qua các năm 2010 – 2012
Qua hình trên ta thấy hệ số sử dụng tài sản của ngân hàng có sự biến động qua các năm. Năm 2010, hệ số sử dụng tài sản của ngân hàng là 15,05%, tức là cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 15,05 đồng thu nhập. Đến năm 2011, hệ số này đã tăng lên 16,15%. Hệ số này tăng lên là do thu nhập trong năm 2011 tăng lên một cách đáng kể, tăng 24,64% so với năm 2010. Tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng nhưng tăng với tốc độ thấp hơn (16,11%). Chính vì thế hệ số sử dụng tài sản của ngân hàng tăng lên, cho thấy hiệu quả trong hoạt
động của ngân hàng. Sang năm 2012, cùng với những biến động về lãi suất, thu nhập của ngân hàng chỉ tăng 2,59% so với năm 2011. Theo đó, tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng 14,28%. Tốc độ tăng tài sản cao hơn tốc độ tăng thu nhập, nguyên nhân này khiến hệ số sử dụng tài sản của ngân hàng giảm còn 14,50% trong năm 2012. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 cũng được đánh giá là một giai đoạn khó khăn. Hệ số sử dụng tài sản của ngân hàng chỉ còn 5,36%, giảm 2,43% so với 6 tháng đầu năm 2012 (hệ số sử dụng tài sản 6 tháng đầu năm 2012 là 7,79%). Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 tình hình thu nhập của ngân hàng giảm mạnh (giảm 21,10% so với 6 tháng 2012), một phần do lãi suất cho vay giảm dưới 10% cùng với tình hình sản xuất 6 tháng đầu năm của nông hộ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.