Chức năng các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỹ tú – sóc trăng (Trang 32)

6. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.3 Chức năng các phòng ban

* Giám đốc

Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền.

Công việc cụ thể liên quan tới hoạt động tín dụng bao gồm:

- Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng, khách hàng cùng lập.

- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý khách hàng.

* Phó giám đốc

- Trực tiếp phụ trách phòng Kế toán – Ngân quỹ.

- Thay mặt giải quyết các công việc của đơn vị khi giám đốc đi vắng. - Điều hành công việc của đơn vị theo sự phân công, ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công.

* Phòng tín dụng

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ xấu, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

* Phòng kế toán ngân quỹ + Phòng kế toán

- Lập kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính.

- Thu thập và lưu trữ hồ sơ khách hàng và các chứng từ có giá.

- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước và quyết toán tiền lương với cán bộ ngân hàng.

- Trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, đồng thời trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày.

- Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán chuyển tiền khác.

+ Phòng ngân quỹ

- Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện đúng chế độ quy định nghiệp vụ về kho quỹ.

- Kiểm tra lượng tiền mặt và ngân phiếu trong kho hằng ngày.

- Khóa sổ ngân quỹ, cuối ngày kết hợp với kế toán theo dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót, giúp bộ phận kế toán cân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn.

* Phòng giao dịch Mỹ Tú

- Tổ chức huy động vốn, cho vay, thu nợ và các dịch vụ… đối với khách hàng.

- Phòng giao dịch được Ngân hàng ủy nhiệm vốn kinh doanh và chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn này sao cho có hiệu quả nhất.

Chương 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

4.1.1 Khái quát tình hình huy động vốn

Một trong những chức năng của NHTM là tạo tiền nhưng để thực hiện được chức năng đó thì NH phải thu hút được lượng tiền nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Nguồn vốn huy động từ dân chúng là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của NH. Chính vì vậy, việc huy động vốn là hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện các hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế. Vì thế để đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng để xem ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không cần đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng.

Tình hình nguồn vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Tú qua các năm như sau:

Bảng 4.1: Khái quát tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng qua các năm (2010 – 6/2013)

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền (% ) Số tiền (% ) Số tiền (%) I. Vốn huy động 64.566 84.876 102.623 85.537 102.654 20.310 31,46 17.747 20,91 17.117 20,01

1. TG KKH

7.753 8.553 10.343 11.373 8.787 800 10,32 1.790 20,93 (2.586) (22,74) 2. TG CKH

56.813 76.323 92.280 74.164 93.867 19.510 34,34 15.957 20,91 19.703 26,57

II. Vốn điều chuyển 225.591 252.036 282.393 278.611 315.228 26.445 11,72 30.357 12,04 36.617 13,14 Tổng NV 290.157 336.912 385.016 364.148 417.882 46.755 16,11 48.104 14,28 53.734 14,76

Qua bảng số liệu trên đã cho thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm 2010 – 2012. Cụ thể, năm 2010 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 290.157 triệu đồng. Đến năm 2011, con số này tăng lên 336.912 triệu đồng tương đương tăng 16,11%. Sang năm 2012, tổng nguồn vốn lại tiếp tục tăng lên 385.016 triệu đồng, tương đương tăng 14,28% so với năm 2011. Cùng chung xu hướng với 3 năm 2010 – 2012, tình hình 6 tháng đầu năm 2013 cũng có những thay đổi rõ rệt. Tổng nguồn vốn của ngân hàng ở 6 tháng đầu năm này đạt mức 364.148 triệu đồng, so với 6 tháng đầu năm 2012 thì con số này tăng 53.734 triệu đồng, tương đương tăng 14,76% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu tổng nguồn vốn tăng qua các năm cho thấy trong những năm qua ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng rất thuận lợi, hoạt động có hiệu quả, tạo được lòng tin nơi khách hàng, thu hút lượng nguồn vốn huy động lớn. Để đạt được điều này phải kể đến sự hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền địa phương, ngân hàng cấp trên về việc tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng cho vay, đơn giản thủ tục, mở rộng tiện ích, đa dạng hóa loại hình huy động vốn.

225.591 252.036 282.393 315.228 64.566 84.876 102.623 102.654 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T 2013

Triệu đồng

Vốn huy động Vốn điều chuyển

Hình 4.1: Biểu đồ nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng qua các năm (2010- 6/2013)

4.1.1.1 Vốn huy động

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỹ Tú ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình kinh doanh nên Ngân hàng đã rất nỗ lực để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, tổ chức kinh tế để bổ sung vào nguồn vốn của Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục để Ngân hàng hoạt động và giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn. Qua các năm, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng một cách đều đặn. Cụ thể năm 2010, vốn huy động của ngân hàng là 64.566 triệu đồng. Đến năm 2011 và 2012, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng lên lần lượt 84.876 triệu đồng và 102.623 triệu đồng, tương đương với mức tăng lần lượt là 31,46% và 20,91%. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt mức 102.654 triệu đồng. So với cùng kỳ năm ngoái tức là 6 tháng đầu năm 2012 thì con số này đã tăng 17.117 triệu đồng, tương đương 20,01%. Kết quả này cho thấy ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt trong công tác huy động vốn, thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Nguồn vốn huy động NH chủ yếu huy động từ tiền gởi của tổ chức tín dụng khác, các tổ chức kinh tế - cá nhân dưới các hình thức tiền gởi có kỳ hạn và tiền gởi không kỳ hạn. Mỗi loại tiền gởi có mức lãi khác nhau và những ưu, nhược điểm khác nhau. Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thì tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 85%. Tiền gởi có kỳ hạn là nguồn vốn có tính ổn định và NH chủ động được thời gian hoàn trả vốn vì thế đây là nguồn vốn NH có thể sử dụng tốt cho hoạt động tín dụng, do đó việc huy động được tiền gởi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao là lợi thế cho hoạt động tín dụng của NH. Năm 2010, lượng tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng là 56.813 triệu đồng, chiếm 88% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, lượng tiền này đã tăng lên 76.323 triệu đồng, tương đương tăng 34,34% so với năm 2010. Đến năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn lại tiếp tục tăng lên 92.280 triệu đồng, tăng 20,91% so với năm 2011. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, lượng tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng lên mức 93.867 triệu đồng, tương đương mức tăng 26,57% so với thời giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012. Đây là kết quả nổ lực không ngừng của từng cán bộ, nhân viên ngân hàng chi nhánh trong công tác huy động vốn của ngân hàng.

Bên cạnh tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi không kỳ hạn cũng đóng góp phần nào vào tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Mặc dù tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền gởi không ổn định khách hàng có thể rút ra bất kì lúc nào, nhưng cũng có lúc chúng tạm thời nhàn rỗi và ngân hàng được sử dụng để đầu tư, tức nó cũng tạo nguồn vốn cho ngân hàng và đây là một nguồn huy động với chi phí thấp nên NH có thể có được lợi nhuận cao hơn nếu có thể sử dụng

được nguồn vốn huy động từ nguồn này. Đồng thời huy động được tiền gửi không kỳ hạn cao sẽ kéo theo NH sẽ có doanh thu cao từ thu phí dịch vụ. Cùng với tình hình chung, qua các năm 2010 – 2012, lượng tiền gửi không kỳ hạn liên tục tăng. Cụ thể năm 2010 là 7.753 triệu đồng, năm 2011 là 8.553 triệu đồng và năm 2012 là 10.343 triệu đồng. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm, lượng tiền gửi không kỳ hạn lại giảm xuống còn 8.787 triệu đồng, tương đương giảm 22,74% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ngân hàng phát triển nhiều hình thức tiết kiệm ngắn hạn, khách hàng không gửi tiền nhiều trong tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mà chuyển sang hình thức tiết kiệm có thời hạn ngắn. Hơn nữa, với tình hình lạm phát tăng cao, vật giá leo thang, chi tiêu của khách hàng ngày càng nhiều hơn, do đó tiền gửi trong tài khoản thanh toán cũng ít hơn.

4.1.1.2 Vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển là một bộ phận quan trọng trong tổng nguồn vốn. Cũng giống như nguồn vốn huy động, vốn điều chuyển của ngân hàng liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2010, vốn điều chuyển của ngân hàng là 225.591 triệu đồng, chiếm 77,75% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2011, nguồn vốn này đã tăng lên 252.036 triệu đồng, tăng 11,72% so với năm 2011. Và năm 2012, vốn điều chuyển của ngân hàng tiếp tục tăng lên 282.393 triệu đồng tương đương tăng 12,04% so với năm 2011. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng cũng nhận được nguồn vốn từ cấp trên hỗ trợ lên tới 315.228 triệu đồng. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì con số này tăng 13,14%. Nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên cho ngân hàng ngày càng tăng cùng với mức tăng của nguồn vốn huy động cho thấy sự lớn mạnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng còn quá lớn. Nguyên nhân nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng là do Mỹ Tú là huyện thuộc vùng sâu, mức sống của người dân chưa cao, cuộc sống của người dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, do vậy nguồn vốn huy động không cao, bên cạnh đó huyện có nhiều kế hoạch phát triển kinh tế làm nhu cầu vốn tăng cao. Nguồn vốn huy động thấp nhưng nhu cầu cho vay cao làm cho vốn tự huy động không thể đáp ứng đủ nhu cầu, đòi hỏi Ngân hàng cần có sự hỗ trợ từ vốn điều chuyển. Chính vì vậy mà vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Việc sử dụng nhiều nguồn vốn điều chuyển làm tăng chi phí của ngân hàng, bởi vì chi phí vốn điều chuyển lớn hơn chi phí vốn huy đông. Do đó, NH cần đẩy mạnh công tác huy động vốn hơn nữa để nâng cao lợi nhuận và có biện pháp để thu hút tốt hơn nguồn tiền gửi của dân cư, hạn chế sử dụng nguồn vốn điều chuyển giúp NH hoạt động có hiệu quả hơn.

4.1.2 Khái quát tình hình hoạt động cho vay

Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng. Nó không những có ý nghĩa với bản thân ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế bởi vì nó là kênh cung ứng vốn quan trọng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng nhất thiết phải xây dựng chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của ngân hàng.

Để có cái nhìn bao quát về hoạt động tín dụng, ta tiến hành tìm hiều một cách tổng thể thực trạng hoạt động này qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể là các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu. Số liệu được tổng hợp và trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.2: Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng qua các năm (2010 – 6/2013) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) DS cho vay 252.465 325.444 328.419 166.284 178.364 72.979 28,91 2.975 0,91 12.080 7,26

DS thu nợ 223.007 288.212 289.091 143.117 153.822 65.205 29,24 879 0,30 10.705 7,48

Dư nợ 230.798 268.030 307.358 291.197 331.900 37.232 16,13 39.328 14,67 40.703 13,98

Nợ xấu 5.983 5.813 3.777 4.627 4.571 (170) (2,84) (2.036) (35,02) (56) (1,21)

4.1.2.1 Doanh số cho vay 166.284 178.364 252.465 325.444 328.419 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T 2012 6T 2013

Triệu đồng DS cho vay

Hình 4.2: Biểu đồ doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú Sóc Trăng qua các năm (2010 – 6/2013)

Hoạt động cho vay luôn là vấn đề quan trọng trọng tâm của ngân hàng, nó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời tạo nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng. Ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2010 đạt mức 252.465 triệu đồng. Đến năm 2011, doanh số này tăng lên mạnh mẽ, đạt mức 325.444 triệu đồng, tăng 28,91% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số cho vay tiếp tục tăng nhẹ đạt mức 328.419 triệu đồng, tăng 0,91% so với năm 2011. Tình hình 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay cũng có sự tăng trưởng đạt mức 178.364 triệu đồng, tăng 7,26% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm chứng tỏ ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng. Người dân trong địa phương đa số là hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc mở rộng và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm, tạo điều kiện để phát triển, do vậy nhu cầu vốn trong những năm qua tăng cao. Đặc biệt năm 2011, doanh số cho vay tăng trưởng vượt bậc. Nguyên nhân là trong năm nhà nước có chính sách hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập phục vụ sản xuất nông nghiệp, do đó doanh số cho vay của ngân hàng tăng cao.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỹ tú – sóc trăng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)