Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỹ tú – sóc trăng (Trang 49)

6. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.2.2 Phân tích chi phí

Mọi ngành nghề muốn kinh doanh đạt được lợi nhuận thì cần phải kiểm soát tốt chi phí. Vì vậy chi phí là một trong những yếu tố quyết định nên lợi nhuận của doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng nói riêng. Muốn kinh doanh có hiệu quả thì ngân hàng cần phải tạo ra được doanh thu cao với mức chi phí bỏ ra thấp, có như vậy lợi nhuận mang lại mới cao. Như vậy việc phân tích chi phí là vấn đề cần thiết khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 4.4: Tình hình chi phí của ngân hàng qua các năm (2010 – 6/2013)

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Chi phí 35.961 46.029 45.273 23.195 18.144 10.068 28,00 (756) (1,64) (5.051) (21,78)

Chi HĐTD 24.642 36.139 35.448 19.336 14.204 11.497 46,66 (691) (1,91) (5.132) (26,54) Chi HĐ DV 386 344 259 30 16 (42) (10,88) (85) (24,71) (14) (46,67) Chi KDNH 2 3 6 4 8 1 50,00 3 100,00 4 100,00 Chi khác 10.931 9.543 9.560 3.825 3.916 (1.388) (12,70) 17 0,18 91 2,38

35.961 46.029 45.273 23.195 18.144 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 50.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T 2012 6T 2013

Triệu đồng Chi phí

Hình 4.7: Biểu đồ chi phí của NHNo&PTNT huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng qua các năm (2010- 6/2013)

Qua hình trên, ta thấy trong những năm qua chi phí có những biến đổi, tăng rồi giảm. Năm 2010, chi phí của ngân hàng là 35.961 triệu đồng. Sang năm 2011, con số này đã tăng lên 46.029 triệu đồng, tăng 10.068 triệu đồng, tương đương 28% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012, chi phí của ngân hàng có phần giảm nhẹ, 45.273 triệu đồng, giảm 1,64%. Tiếp theo đó, 6 tháng đầu năm 2013, chi phí của ngân hàng lại tiếp tục giảm còn 18.144 triệu đồng. So với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 thì con số này đã giảm 21,78%. Nhìn chung, tình hình chi phí biến động theo tình hình thu nhập của ngân hàng. Nguyên nhân làm chi phí năm 2011 tăng lên đáng kể là do nguồn vốn huy động trong năm tăng cùng với lãi suất huy động. Năm 2010, lãi suất huy động chỉ 12,44%, nhưng đến năm 2011, lãi suất này đã tăng lên tới 15,6%. Đây chính là nguyên nhân khiến chi phí của ngân hàng tăng cao. Đến giai đoạn năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tình hình lãi suất giảm xuống và ổn định trở lại, có thời điểm lãi suất huy động tại ngân hàng chỉ ở mức 9%, làm cho chi phí của ngân hàng giảm.

a. Chi hoạt động tín dụng

Cũng giống thu nhập, chi phí của ngân hàng được cấu thành từ 2 loại: chi phí cho hoạt động tín dụng và chi phí cho hoạt động ngoài tín dụng. Trong đó, chi phí cho hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2010, nguồn chi cho hoạt động tín dụng là 24.642 triệu đồng, chiếm 68,52% trong tổng chi phí của ngân hàng. Năm 2011, chi cho hoạt động tín dụng là 36.139 triệu đồng, tăng 11.497 triệu đồng, tương đương tăng 46,65% so với năm 2010. Năm 2012, chi phí này giảm xuống còn 35.448 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2013 chỉ còn 14.204 triệu đồng, giảm 26,54% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do qua các năm tình hình lãi suất có nhiều biến động khiến chi phí cho hoạt động tín dụng cũng biến động theo lãi suất.

b. Chi cho hoạt động dịch vụ

Đó là các chi phí cho dịch vụ thanh toán, bảo vệ tiền, hoa hồng mô giới, hoa hồng cho vay. Qua các năm, chi phí cho hoạt động này liên tục giảm. Năm 2010, chi phí cho hoạt động dịch vụ là 386 triệu đồng. Sang năm 2011, chi phí này giảm xuống 344 triệu đồng và năm 2012 tiếp tục giảm còn 259 triệu đồng. So với nguồn thu từ hoạt động này luôn tăng thì chi phí luôn giảm. Đây là dấu hiệu tốt trong hiệu quả hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Nguyên nhân là do trong những năm qua, ngân hàng đã thực hiện tốt trong công tác quản lý chi phí dịch vụ khiến các khoản chi này ngày càng giảm xuống.

c. Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và chi khác

Cũng như thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng chỉ chiếm một lượng nhỏ, không đáng kể (mỗi năm chỉ khoảng vài triệu đồng), vì đây không phải là hoạt động chủ yếu của ngân hàng nên chi phí chỉ chiếm một lượng nhỏ. Ngoài ra, ngân hàng còn phải chi cho nhiều hoạt động khác như chi nộp thuế, chi lương và phụ cấp, chi mua trang phục, chi nộp bảo hiểm, trợ cấp, vật liệu giấy tờ in, chi công tác phí, chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ,chi bưu phí, điện thoại và các chi phí quản lý khác… Nhìn chung, qua các năm chi phí cho các hoạt động này của ngân hàng giảm xuống, đây là dấu hiệu đáng mừng khi tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, ngân hàng đã tiết giảm được chi phí cho đơn vị, góp phần tăng nguồn lợi nhuận cho ngân hàng.

Tóm lại, tình hình chi phí của ngân hàng qua các năm tăng rồi giảm là điều hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Tuy nhiên, ngân hàng cần quản lý chặt chẽ hơn nữa các khoản mục chi phí, sử dụng chi phí tiết kiệm, hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỹ tú – sóc trăng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)