Giải pháp cho hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỹ tú – sóc trăng (Trang 73)

6. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

5.2.3 Giải pháp cho hoạt động tín dụng

Trong công tác tín dụng thực hiện đúng cơ chế ngành tăng cường kiểm tra kiểm soát đảm bảo chất lượng tín dụng ngày được nâng cao. Thực hiện tốt chủ trương ngăn chặn suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, Ngân hàng cần phải có các giải pháp cho công tác tín dụng như sau:

- Ưu tiên vốn cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện với mục tiêu an toàn và hiệu quả.

- Đa dạng hóa các hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu tín dụng đa dạng của khách hàng tại địa bàn như: cho vay hội phụ nữ, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh… Tăng cường các khoản cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn.

- Lãi suất cho vay phải linh hoạt, phù hợp với qui định của NHNo&PTNT. Phải công bố lãi suất cho vay một cách thường xuyên, nếu có thay đổi phải thông báo ngay đến khách hàng. Trong trường hợp nhà nước có hỗ trợ lãi suất thì Ngân hàng phải thực hiện đúng quy định về ngày tháng áp dụng, đối tượng áp dụng, đối tượng áp dụng và vốn đảm bảo phải sử dụng đúng mục đích.

- Tăng cường cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn đối với những khách hàng có lịch sử tín dụng xấu.

- Tiến hành phân loại khách hàng ngay từ đầu năm để có định hướng đầu tư mang lại hiệu quả và làm cơ sở để cơ cấu lại đối tượng dư nợ cho phù hợp và hạn chế rủi ro. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với khách hàng loại A.

- Thực hiện tốt công tác thẩm định, tìm hiểu kĩ khách hàng trước khi cho vay. Cán bộ tín dụng phải có trình độ, am hiểu địa bạn mình phụ trách. Thường xuyên xuống địa bàn kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng đóng lãi và trả nợ đúng hạn.

- Kiểm tra các khoản cho vay phát hiện càng sớm càng tốt những khoản vay có vấn đề. Khi xảy ra rủi ro, cán bộ tín dụng cần phải xác định nguyên nhân dẫn đến rủi ro là do khách hàng, Ngân hàng hay nguyên nhân khách quan rồi mới đưa ra hướng xử lý.

- Đối với tài sản đảm bảo thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng có nhiều trường hợp lấy tài sản sang bán, cầm cố. Vì thế, cán bộ tín dụng phải phối hợp chặt chẽ với phòng Tài nguyên Môi trường huyện và ủy ban nhân dân các xã, thị trấn để xác định tính hợp pháp của các tài sản trên rồi mới tiến hành cho vay.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỹ tú – sóc trăng (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)