Xét mức sinh lời trên doanh thu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí mê kông từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013 (Trang 79)

Mức sinh lời trên doanh thu của công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi nhân tố chính là tổng chi phí. Như vậy công ty cần phân tích chi phí để có biện pháp hạn chế bớt chi phí nhằm nâng cao tỷ số lợi nhuận trên doanh thu. Nhìn vào sơ đồ phân tích dupont trong ba năm ta thấy lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi doanh thu và chi phí. Trên cơ sở đó công ty muốn tăng lợi nhuận cần quan tâm đến tổng chi phí, đi sâu phân tích những nhân tố cấu thành tổng chi phí để có biện pháp xử lý hợp lý và kịp thời. Vậy để nâng cao lợi nhuận trên doanh thu công ty cần xem xét tổng chi phí. Nếu tổng chi phí giảm mà doanh thu thuần giảm chậm hơn thì khi đó lợi nhuận giảm ít xuống. Ngược lại khi doanh thu giảm mạnh mà tổng chi phí chỉ giảm tương đối thì lợi nhuận giảm đi rất nhiều. Trong năm 2011 thì lợi nhuận ròng của công ty giảm nhưng so với tốc độ giảm của doanh thu thuần thì chậm hơn do đó suất sinh lời trên doanh thu của công ty đang chậm lại, năm 2012 lợi nhuận ròng của công ty giảm nhưng so với tốc độ giảm của doanh thu thuần thì nhanh hơn. Đây là dấu hiệu không tốt do đó công ty cần có biện pháp giảm chi phí hoạt động, cần phải xem xét mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí để có thể nâng cao doanh thu với chi phí bỏ ra thấp và theo đó sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty. (Hình 4.1)

ROE = LN ròng Doanh thu X X Doanh thu Tổng TS Tổng TS VCSH

(Nguồn: Số liệu tính toán năm 2013)

Hình 4.1: Sơ đồ Dupont của Công ty 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2012 - 2013 ROE Năm 2010: 4,47 Năm 2011: 0,3 Năm 2012: 0,063 6 tháng năm 2012: 0,054 6 tháng năm 2013: 0,020 ROA Năm 2010: 0,105 Năm 2011: 0,105 Năm 2012: 0,029 6 tháng năm 2012: 0,024 6 tháng năm 2013: 0,008 TS/VCSH Năm 2010: 44,42 Năm 2011: 2,86 Năm 2012: 2,16 6 tháng năm 2012: 2,27 6 tháng năm 2013: 2,44 ROS Năm 2010: 0,018 Năm 2011: 0,024 Năm 2012: 0,006 6 tháng năm 2012: 0,011 6 tháng năm 2013: 0,003 DT/TTS Năm 2010: 5,8 Năm 2011: 4,4 Năm 2012: 5,2 6 tháng năm 2012: 2,1 6 tháng năm 2013: 2,3 LNR (Trđ) 2010: 105.435 2011: 103.644 2012: 23.362 6 th 2012: 20.351 6 th 2013: 7.204 Doanh thu (Trđ) 2010: 5.845.443 2011: 4.308.139 2012: 4.160.854 6 th 2012: 1.798.470 6 th 2013: 2.059.700 TTS (Trđ) 2010: 999.953 2011: 987.335 2012: 797.272 6 th 2012: 849.393 6 th 2013: 881.993 X X ÷ ÷

4.6.2 Xét doanh thu trên tổng tài sản hay vòng quay tổng tài sản

Tỷ lệ này phụ thuộc vào doanh thu và tổng tài sản sử dụng trong năm của công ty. Để tăng vòng quay tổng tài sản thì có hai cách hoặc là tăng doanh thu hoặc là giảm tài sản. Trong ba năm qua thì tổng tài sản và doanh thu thuần của công ty đều tăng và giảm với tốc độ gần tương đương nhau. Ta thấy năm 2010 ta thấy tỷ lệ này là 5,8 lần đến năm 2011 giảm xuống chỉ còn 4,4 lần, nhưng năm 2012 đã tăng lên 5,2 lần. Trong 6 tháng đầu năm 2012 tỷ số này là 2,1 lần nó đã tăng lên 2,3 lần trong 6 tháng đầu năm 2013. Tỷ số này có xu hứng giảm xuống làm ảnh hưởng đến ROE cũng giảm xuống. (Hình 4.1)

4.6.3 Xét đòn bẩy tài chính

Tỷ số đòn bẩy tài chính càng lớn càng có sức mạnh làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả. Ngược lại đòn bẩy tài chính lớn sẽ là động lực làm giảm mạnh suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi khối lượng hoạt động giảm và sẽ đẩy nhanh tình trạng tài chính của doanh nghiệp vào kết cục bi thảm. Tỷ số đòn bẩy tài chính của công ty đang giảm trong khi lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của công ty không thay đổi trong năm 2011 và giảm nhẹ trong năm 2012 do bị ảnh hưởng bởi mức sinh lời trên doanh thu (ROS) và vòng quay tổng tài sản. Do đó nó ảnh hưởng đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty giảm trong năm 2011 và năm 2008. (Hình 4.1)

Qua sơ đồ phân tích Dupont về tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Dầu Khí MêKông chúng ta có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty do hầu hết các tỷ số đều có tương tác với nhau.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊ KÔNG

5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 5.1.1 Những mặt Công ty đạt được 5.1.1 Những mặt Công ty đạt được

- Trong những năm qua Công ty đã xây dựng được thương hiệu vững mạnh trên thị trường (chiếm 7-8% thị phần tại khu vực ĐBSCL), tạo được uy tín cho khách hàng trong nước và ngoài nước với thái độ phục vụ ân cần và nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp tận tình trong công việc.

- Trong tình hình kinh tế khó khăn nhưng Công ty luôn đạt lợi nhuận trong kinh doanh, nó tương xứng với những đầu tư trong những năm vừa qua.

- Ngoại việc phát triển tối đa những gì đang có Công ty còn không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư xây dựng trang thiết bị tài sản cố định để tạo ra những mặt hàng có chất lượng cung cấp cho thị trường.

- Hoạt động trong nhiều lĩnh vực đa dạng và phân tán các nguồn thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho Công ty và có quan hệ rộng rãi thu hút được nhiều khách hàng.

- Công ty có qui mô hoạt động rộng lớn có đến 525 điểm bán lẻ xăng dầu có mặt ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL và có vị thế vững chắc cạnh tranh tố trên thị trường hiện nay.

- Khả năng sinh lời của Công ty có hiệu quả cho ta thấy được tình hình tài chính vững mạnh các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào nên quy mô hoạt động của Công ty ngày càng tăng.

- Công ty hoạt động hiệu quả đi kèm theo là khả năng thanh toán của Công ty cũng tăng theo, tạo được uy tín tốt đối với các đơn vị cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho Công ty.

- Lượng hàng tồn kho hợp lý giúp doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn dưới hình thức hàng tồn kho và có thể trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Khả năng tự chủ về tài chính ngày càng tăng: Tỷ lệ tự tài trợ qua các năm tăng với tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn, điều này đồng nghĩa với việc tỷ trọng nợ phải trả giảm đi. Cho thấy Công ty trong những năm gần đây phần

lớn tài sản của Công ty đều được đầu tư bằng vốn tự có, biểu hiện tài chính vững mạnh và Công ty ít bị ràng buộc bởi các chủ nợ.

5.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân tại Công ty

- Tỷ số sức sinh lời căn bản của Công ty giảm qua các năm cho thấy Công ty sử dụng tài sản chưa hiệu quả, tỷ lệ 100 đồng tài sản bỏ ra thu về càng ngày càng ít

- Tài sản cố định của Công ty chưa được sử dụng một cách hiệu quả hay nói cách khác là Công ty chưa khai thác triệt để từ việc sử dụng tài sản cố định.

- Tốc độ thu hồi nợ đang chậm dần và nguồn vốn bị chiếm dụng ngày một tăng dễ dẫn đến khả năng khách hàng mất khả năng thanh toán và Công ty không xoay vòng được nguồn vốn để hoạt động kinh doanh của mình.

- Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các loại chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Công ty chưa đạt được mục tiêu là giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh trong kỳ.

5.2 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

CỔPHẦN DẦU KHÍ MÊ KÔNG

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Dầu khí MêKông đã phát huy những điểm mạnh của mình và đã gặt hái được nhiều thành tích tốt. Bên cạnh những lợi thế phát triển cũng tồn tài những mặt yếu kém, khó khăn ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của Công ty. Vì vậy, Công ty cần nhanh chóng đề ra những biện pháp để khắc phục. Sau đây là một số giải pháp nhằm giúp Công ty cải thiện tình hình tài chính trong thời gian tới.

5.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

- Thanh lý các máy móc cũ, máy đã lỗi thời, mua sắm trang thiết bị mới để thay thế các trang thiết bị cũ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra Công ty cần phải bảo quản chặt chẽ những tài sản trong Công ty, tiến hành nâng cấp sửa chữa trong quá trình sử dụng tài sản.

- Định kỳ kiểm tra đánh giá lại tài sản, thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị và khi đầu tư tài sản mới phải nhanh chóng đưa vào sử dụng để nhanh chóng mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuát kinh doanh.

- Gắn liền quyền sử dụng và trách nhiệm bảo quản tài sản cố định cho từng bộ phận, thực hiện tốt chế độ khen thưởng đáng khích lệ công nhân có ý thức trong việc bảo quản máy móc thiết bị, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật sau cho đạt năng suất cao nhất và tiết kiệm được chi phí. Đồng thời, có

chế độ phạt bồi thường khi làm hỏng hay mất mát để tránh tình trạng tài sản được sử dụng một cách tùy tiện và bừa bãi.

5.2.2 Thúc đẩy thu tiền bán hàng

Công ty nên thúc đẩy việc thu tiền khách hàng, khách hàng có thể thanh toán qua hình thức trả chậm nhưng cần thu tiền theo mỗi quý để vốn của Công ty không bị ứ đọng, hạn chế thất thoát công nợ, xoay vòng đồng vốn nhanh hơn đồng thời kỳ thu tiền của Công ty sẽ nhanh hơn. Việc thu hồi công nợ phải được cân đối dựa trên từng khách hàng cụ thể, thời hạn tín dụng, tìm hiểu và phân loại khách hàng để có những chính sách bán hàng linh hoạt hơn để có thể thu hồi công nợ mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ mua bán giữa đôi bên. Thực hiện đối chiếu công nợ định kỳ hàng tháng để phòng ngừa rủi ro để có sự đôn đốc nhắn nhở và gởi giấy xác nhận công nợ cho khách hàng.

Xác định nhóm khách hàng chủ lực và khách hàng tiềm năng của Công ty, đối với nhóm khách hàng này Công ty có thể bán theo hình thức ghi sổ. Tuy nhiên với những đơn đặt hàng lớn Công ty nên thu trước 50% tiền mua hàng để đảm bảo nguồn vốn xoay vòng trong kỳ, đối với khách hàng vãng lai thanh toán trước 70% tiền mua hàng số còn lại sẽ thu khi giao hàng.

Thực hiện trích % hoa hồng thưởng cho nhân viên nào thu hồi được nợ sớm đối với các khoản nợ quá hạn.

5.2.3 Giải pháp tiết kiệm chi phí

Để quản lý hiệu quả được nguồn chi phí thì giá vốn hàng bán là một yếu tố quan trọng. Trong khi nguồn hàng của Công ty được nhập chủ yếu từ Tổng Công ty nên việc tìm cách giảm giá mua để tăng lợi nhuận cho Công ty là điều không dễ. Do vậy để tiết kiệm chi phí cần phải chú trọng tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí này tăng sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Vì vậy cần chú ý đến các khoản chi phí bán hàng như: Giảm chi phí vận chuyển, thực hiện hợp lý quảng đường vận chuyển tránh vận tải vòng, hạn chế qua các khâu trung gian để tiết kiệm chi phí, sử dụng tối đa công suất và tải trọng phương tiện vận chuyển, đảm bảo an toàn và giảm hao hụt hàng hóa. Giảm bớt các loại chi phí không cần thiết như: Tiết kiệm năng lượng, hạn chế tối đa văn phòng phẩm bằng cách ấn định mức cho khoản này, mua sắm và sử dụng công cụ dụng cụ hợp lý. Bên cạnh đó chi phí hoạt động tài chính cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Khi đầu tư vào các dự án Công ty nên tính toán kỹ vì đây là thị trường mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên khi thị trường này biến động các chi phí có liên quan và lãi ngân hàng cao thì sẽ dẫn đến thua lỗ, tình trạng ứ đọng có thể xảy ra. Vì vậy

Công ty cần có kế hoạch cụ thể khi đầu tư vào lĩnh vực này tránh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chính là mặt hàng xăng dầu của Công ty.

5.2.4 Quản lý hao hụt

Tăng cường quản lý hao hụt ở các kho và cửa hàng xăng dầu, tìm ra nguyên nhân dẫn đến hao hụt từ đó đề ra những biện pháp hạn chế, phấn dấu giảm định mức hao hụt mà Công ty giao, khuyến khích bằng hiện vật đối với những cửa hàng hoặc kho nào đạt mức hao hụt thấp nhất. Thường xuyên đo bể để phát hiện kịp thời những rò rỉ gây hao hụt và xử lý.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Mặc dù thị trường gặp nhiều khó khăn nhưng bằng sự nổ lực và quyết tâm của toàn bộ cán bộ công nhân viên cùng với sự lãnh đạo của Ban Tổng giám đốc, Công ty đã vượt qua khó khăn và từng bước khẳng định vị trí của mình trên thương trường.

Tình hình tài chính của Công ty hiện nay là tốt, quy mô càng đang được củng cố và mở rộng. Việc phát triển mở rộng thị trường Công ty chú trọng và phát triển hệ thống kênh phân phối theo các hình thức thuê, nâng cấp sửa chữa các kho và cửa hàng xăng dầu. Đồng thời mở rộng thêm đại lý, tổng đại lý khắp các tỉnh ĐBSCL và một số thị trường nước ngoài.

Doanh thu và lợi nhuận của Công ty tuy có giảm nhưng vẫn đang hoạt động có hiệu quả.

Vốn chủ sở hữu ngày càng tăng nâng cao tính tự chủ về mặt tài chính của Công ty.

Khả năng thanh toán của Công ty ngày càng tăng đảm bảo chi trả cho các khoản thanh toán phát sinh.

Lượng hàng tồn kho giảm qua 3 năm làm giảm chi phí trong quá trình bảo quản đồng thời vốn của Công ty ít bị ứ đọng.

Tóm lại, để giữ vững và phát triển vị thế của mình Công ty cần phải nổ lực tìm hiểu mọi vấn đề tác động đến hoạt động kinh doanh của mình, từ đó đưa ra những ứng phó kịp thời và những biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tương lai.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với nhà nước

- Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp tham gia trong ngành, xử lý nghiêm mọi hành vi đầu cơ tích trữ, gian lận thương mại nhằm mục đích vì lợi nhuận.

- Đầu tư phát triên cơ sở hạ tầng ở các khu vực vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với nguồn hàng giá rẻ hơn và các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng kênh phân phối, khai thác tiềm năng ở thị trường mới.

- Nới lỏng chính sách quản lý xăng dầu tạo điều kiện cho các công ty linh hoạt trong việc định giá bán, nâng cao tính cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập của nước ta, từng bước tiếp cận giá xăng dầu của các nước trong khu vực.

- Có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn việc buôn lậu xăng dầu qua biên giới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước kinh doanh thu về ngoại tệ và tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

6.2.2 Đối với Công ty

Đẩy mạnh tiềm kiếm thăm dò thị trường, phát triển mạng lưới kinh doanh. Nghiên cứu mục tiêu ở các vùng để mở rộng thêm các cửa hàng bán lẻ, tìm thêm các cửa hàng để làm đại lý để nâng cao chất lượng hàng bán ra và nâng cao thị phần của Công ty.

Tạo điều kiện cho cán bọ trẻ có năng lực nâng cao kiến thức thông qua

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí mê kông từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)