3.1.3.1 Vị trí
Công ty Petromekong là một trong 21 đơn vị sản xuất kinh doanh của Tập đoàn chuyên kinh doanh các sản phẩm xăng dầu dầu khí, cùng với PDC và Petechim là những Công ty chủ lực về sản xuất kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn, chiếm khoảng 20% thị phần trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu của toàn ngành.
Công ty đã có quan hệ mua bán thường xuyên với các đối tác chiến lược, các bạn hàng lớn tại Singapore, Hàn Quốc, Thái lan... Ngoài ra, Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh đầu tiên của Tập đoàn có văn phòng đại diện ở nước ngoài tại Campuchia, và sắp tới dự kiến sẽ mở thêm văn phòng đại diện tại Singapore để chủ động lựa chọn nguồn hàng hóa nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty.
3.1.3.2 Tiềm năng
Là Công ty thành viên của Tập đoàn và được hình thành trên cơ sở hợp tác toàn diện với các tỉnh ĐBSCL nên luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ của Tập đoàn và của các địa phương, có nhiều lợi thế khi triển khai đầu tư các dự án tại các tỉnh;
Có văn phòng Chi nhánh và nhân lực đầy đủ tại các tỉnh khu vực ĐBSCL và các tỉnh miền Đông, văn phòng đại diện tại Hà Nội và Campuchia;
Có hệ thống kho chứa, hệ thống đại lý/tổng đại lý tương đối hoàn chỉnh tại các tỉnh ĐBSCL với tổng sức chứa 54.575m3 xăng dầu các loại.
Có mạng lưới phân phối, có hệ thống đại lý/tổng đại lý tại hầu khắp các tỉnh, bao gồm: 188 đại lý trực tiếp, 10 tổng đại lý với 406 điểm bán lẻ, 38 khách hàng công nghiệp
Có đội ngũ CBCNV trẻ, năng động, có tinh thần học hỏi, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
19
3.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Các phòng chức năng
Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Đại hội đồng cổ đông Các chi nhánh khác
Ban nghiên cứu và phát triển sản phẩm mói P. Quản lí hàng hóa
P. Kế hoạch đầu tư
Các kho trung chuyển P. T.Mại thị trường Các cửa hàng xăng dầu P. Bán lẻ P. Tài chính kế toán P. Thanh tra pháp chế Văn phòng công ty Xí nghiệp tổng kho xăng dầu Cần Thơ P. Tổ chức nhân sự
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Dầu khí Mê Kông
3.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của một số phòng ban
- Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ của Công ty quy định.
+ Thông qua điều lệ, quyết định phương hướng hoạt động của Công ty. + Bầu, bãi nhiệm HĐQT và BKS.
+ Các nhiệm vụ khác do Điều kiện Công ty quy định.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của Công ty,có thẩm quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
- Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Ban điều hành: Ban điều hành của Công ty gồm 04 người: Giám đốc và 3 phó giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hoặc phê chuẩn.
- Giám Đốc: là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của Công ty, cụ thể:
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của Công ty; + Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty;
+ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty;
+ Giám đốc là người tham mưu cho HĐQT hoạch định các mục tiêu, chính sách; Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, các bộ phận nghiệp vụ, chi nhánh.
- Các phòng ban chức năng: có chức năng tham mưu và giúp cho việc Ban giám đốc, trực tiếp hoạt động và điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc như: Phòng Tổ chức Nhân sự, Phòng Kế hoạch Đầu tư, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Thanh tra Pháp chế, Phòng Quản lý hàng hóa, Phòng Bán lẻ, Phòng Thương mại thị trường và Ban nghiên cứu và
phát triển sản phẩm mới, Ban Giám đốc các xí nghiệp nhà máy, chi nhánh trực thuộc.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Tổng doanh thu: Qua bảng 3.1, ta thấy rằng tổng doanh thu của công ty giảm liên tục qua 3 năm từ 6.131.563 triệu đồng xuống 4.195.899 triệu đồng. Năm 2011 doanh thu giảm mạnh với 1.732.650 triệu đồng tương ứng với giảm 28,3% doanh thu năm 2010. Sang năm 2012, doanh thu công ty tiếp tục giảm 203.014 triệu đồng tương ứng 4,6% tổng doanh thu năm 2011. Doanh thu năm 2011 sụt giảm do tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn trước tác động của suy thoái kinh tế thế giới; ngoài ra, do Công ty đã tiến hành bàn giao thị trường ở một số tỉnh như: An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang cho PV Oil. Năm 2012, Do vẫn còn bị ảnh hưởng bởi suy thoái của nền kinh tế; bên cạnh đó Công ty không còn là đầu mối nhập khẩu xăng dầu, nguồn hàng của Công ty được phân bổ từ nguồn hàng của PV Oil nên sản lượng vì thế mà bị hạn chế. So với cùng kì năm 2012 thì 6 tháng năm 2013 tổng doanh thu đã tăng lên rõ rệt, tăng 258.927 triệu đồng tương ứng 14,36%. Qua đó ta thấy tình hình tiêu thụ của Công ty đang tiến triển tốt và sẽ làm nền tảng cho những phát triển vượt trội cho những kì tiếp theo.
Tổng chi phí: Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Chi phí tăng lên hoặc giảm xuống đều ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận. Qua bảng 3.1 cho thấy tổng chi phí qua các năm có xu hướng sụt giảm. Cụ thể: Năm 2011 Chi phí giảm 1.716.101 triệu đồng tương đương 28,6 % so với năm 2010; năm 2012 chi phí tiếp tục giảm 122.563 triệu đồng tương đương 2,9% so với năm 2011. Nguyên nhân chi phí giảm đột xuất trong năm 2011 do có sự cắt giảm thị trường ở một số tỉnh nên giá vốn hàng bán và các chi phí khác cũng đã giảm theo. So với cùng kì năm 2012, 6 tháng năm 2013 chi phí đã bắt đầu tăng trở lại cùng với sự tăng trưởng của sản lượng trong kì, tăng 272.523 triệu đồng tương ứng 15,29%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả xăng dầu không ổn định trước sự biến đổi của thị trường thế giới, mặc dù có sự kiểm soát của Nhà nước nhưng giá xăng dầu luôn luôn biến đổi làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của Công ty.
Tổng lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả của mọi hoạt động của Công ty, phản ánh chỉ tiêu chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cùng với sự biến đổi của doanh thu và chi phí, tổng lợi nhuận 3 năm của Công ty được thể hiện qua bảng 3.1 cho thấy lợi nhuận đều giảm từ 120.719 triệu đồng năm 2010 xuống 23.719 triệu đồng năm 2012. Cụ thể, năm 2011 lợi
nhuận giảm 16.549 triệu đồng tương ứng 13,7% so với năm 2010; năm 2012 lợi nhuận giảm 80.451 triệu đồng tương ứng 77,2% so với năm 2011. So với cùng kì 2012, 6 tháng 2013 lợi nhuận giảm 13.596 triệu đồng tương ứng 64,6%. Nhìn chung doanh thu và chi phí qua 3 năm đều sụt giảm nhưng xét về giá trị cho thấy tổng doanh thu có phần giảm nhiều hơn tổng chi phí nên đã làm lợi nhuận năm sau giảm nhiều hơn năm trước; Tuy lợi doanh thu của 6 tháng năm 2013 có phần tăng cao hơn 6 tháng năm 2012 nhưng do phần tổng chi phí tăng nhiều hơn làm lợi nhuận bị ảnh hưởng không nhỏ.
Từ kết quả trên cho thấy sự nổ lực hết mình của Công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời kì kinh tế khó khăn thông qua việc áp dụng thực hiện theo nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu, cùng với việc triển khai các chủ trương chính sách của Công ty để phù hợp với tình hình chung nhằm mang lại nhiều lợi nhuận ho Công ty.
Bảng 3.1: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng 2013
ĐVT: Triệu đồng
2011/2010 2012/2011 6th2013 /6th2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm
2011 Năm 2012
6th
2012 6
th
2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng DT 6.131.563 4.398.913 4.195.899 1.803.673 2.062.600 (1.732.650) (28,3) (203.014) (4,6) 258.927 14,36
Tổng CP 6.010.844 4.294.743 4.172.180 1.782.627 2.055.150 (1.716.101) (28,6) (122.563) (2,9) 272.523 15,29
Tổng LN 120.719 104.170 23.719 21.046 7.450 (16.549) (13,7) (80.451) (77,2) (13.596) (64,60)
3.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.3.1 Thuận lợi 3.3.1 Thuận lợi
Trụ sở của công ty đặt tại Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương và là đầu mối giao thông liên tỉnh ở khu vực ĐBSCL tạo ra một môi trường kinh doanh đầy tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, công ty vừa lắp đặt hệ thống xuất bán hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
Song song đó là sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho ngành Dầu khí qua việc trợ giá, các nhà máy lọc dầu đã dần mọc lên, đầu tiên là nhà máy lọc dầu Dung Quất tiếp theo là nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Về nội bộ công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiều kinh nghiệm, có năng lực tạo một môi trường năng động, sáng tạo góp phần thúc đẩy quá trình phát triển công ty.
Những năm gần đây giá xăng dầu tăng và cũng dần tương đối ổn định nên đã tạo lợi nhuận tăng cho công ty.
3.3.2 Khó khăn
Tình hình kinh doanh xăng dầu có nhiều thay đổi đáng kể khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường bán lẻ xăng dầu dần mở cửa và ngày càng cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các công ty xăng dầu mà còn phải cạnh tranh với các công ty xăng dầu chuyên nghiệp của Tập đoàn đa quốc gia.
Vị trí giữa tổng kho và các cửa hàng khá xa nên mất nhiều thời gian, chi phí hao hụt trong quá trình vận chuyển.
Về thiết bị công nghệ phải nhập từ nước ngoài, do đó hạn chế việc thăm dò, khai thác nên công ty cũng chịu ảnh hưởng nguồn nguyên liệu đầu vào. Thêm vào đó là sự bất ổn về giá dầu thô trên thề giới làm cho giá của các mặt hàng xăng dầu trong nước thay đổi liên tục gây khó khăn trong việc dự báo và thực hiện kế hoạch.
3.3.3 Định hướng phát triển
- Định hướng phát triển PV OIL MEKONG phát triển thành công ty đại
chúng vào năm 2013, có hệ thống phân phối dầu vững mạnh, đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả, an toàn và vì mục tiêu an ninh năng lượng của khu vực.
- Thực hiện tái cơ cấu lại tài sản theo hướng thanh lý các tài sản sử dụng không hiệu quả trong toàn hệ thống để thu hồi vốn đầu tư. Tái cơ cấu lại
nguồn vốn đầu tư theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc thông qua hình thức thuê – mua nhằm mục tiêu giữ vững và phát triển thị phần ở các địa bàn trung tâm của ĐBSCL.
- Phát triển các loại nhiên liệu sinh học như sản xuất phụ gia chống tách lớp, sản xuất hóa chất, dung môi, Gasolhol, Biodiezel từ năm 2013.
- Năm 2015 phát triển mở rộng hệ thống phân phối với hơn 1.200 điểm bán lẻ/đại lý xăng dầu; nâng cấp mở rộng hệ thống kho cảng phù hợp với nhu cầu kinh doanh, mục tiêu nâng tổng sức chứa lên khoảng 150.000 – 200.000m3.
- Đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động bên cạnh mặt hàng xăng dầu như: nhớt, gas, phân bón, dung môi, hóa chất, kinh doanh vận tải… mục tiêu chiếm 10% tổng doanh thu vào năm 2015 và trên 20% và năm 2020.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊ KÔNG
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN
Tài sản của doanh nghiệp là kết quả của quá trình phân bổ nguồn vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cơ cấu các loại tài sản phụ thuộc vào tính chất ngành nghề mà dựa vào đó nhà quản trị sẽ quyết định giữ bao nhiêu tài sản dưới hình thức tiền mặt, dự trữ hay các máy móc thiết bị,… quá trình phân bổ đó sẽ tạo cơ cấu tài sản thích hợp với đặc trưng của ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tình hình của các loại tài sản cũng thay đổi trong từng thời kỳ, cơ cấu và giá trị để thích nghi với những điều kiên biến đổi của môi trường kinh doanh. Vậy đối với ngành kinh doanh xăng dầu như công ty PetroMekông thì cơ cấu tài sản bố trí như thế nào và trong quá trình kinh doanh thì tình hình tài sản có sự vận động ra sao, để biết được câu trả lời ta đi vào phần phân tích sao:
4.1.1 Phân tích khái quát tài sản
4.1.1.1 Phân tích khái quát biến động tài sản
Qua bảng số liệu về tình hình tài sản (bảng 4.1) ta thấy tổng tài sản giảm đều qua 3 năm. Năm 2011 giảm 12.618 triệu đồng tương ứng 1,26% so với năm 2010, năm 2012 giảm 190.063 triệu đồng tương ứng 19,25% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu do: Đối với TSNH công ty giảm các khoản tiền và tương đương tiền và hàng tồn kho do Công ty dùng để đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn và thay đổi trong chính sách hàng tồn kho trong năm chủ yếu giảm mạnh trong năm 2012 cụ thể: năm 2011 TSNH tăng 10.968 triệu đồng tương ứng 1,69% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 lại đột ngột giảm mạnh 241.591 triệu đồng tương ứng 36,59% so với năm 2011; TSDH tuy có giảm trong năm 2011 nhưng với tỷ lệ tương đối và đến năm 2012 đã tăng trở lại, cụ thể: năm 2011 tài sản dài hạn giảm 23.586 triệu đồng tương ứng 6,74% so với năm 2010, năm 2012 tăng 51.888 triệu đồng tương ứng 15,91% so với năm 2011, nguyên nhân do Công ty định hướng thực hiện tái cơ cấu TS theo hướng thanh lý các TS sử dụng không hiệu quả trong toàn hệ thống, đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. So với cùng kì năm 2012, 6 tháng năm 2013 tổng tài sản tăng 32.600 triệu đồng tương ứng 3,84%, trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 33.874 triệu đồng (7,19%), nhưng tài sản dài hạn giảm nhẹ với 1.274 triệu đồng (0,34%).
Bảng 4.1: Bảng phân tích khái quát biến động tài sản qua ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th2012 6th2013 2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tài sản ngắn hạn 650.262 661.230 419.279 471.378 505.252 10.968 1,69 (241.951) (36,59) 33.874 7,19 Tài sản dài hạn 349.691 326.105 377.993 378.015 376.741 (23.586) (6,74) 51.888 15,91 (1.274) (0,34) Tổng tài sản 999.953 987.335 797.272 849.393 881.993 (12.618) (1,26) (190.063) (19,25) 32.600 3,84
4.1.1.2 Phân tích tỷ trọng các loại tài sản
Từ đồ thị 4.1 cho thấy giá trị cơ cấu tài sản biến động qua các năm. Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tăng giảm không liên tục qua 3 năm: năm 2010 tài sản ngắn hạn chiếm 65,03%, năm 2011 chiếm 66,09%, năm 2012 chỉ chiếm 52,59% trong tổng tài sản. Tuy năm 2012 tỷ trọng của tài sản ngắn hạn có giảm với tỷ lệ không nhỏ (từ 66,09% xuống 52,59%) nhưng nhìn trên tổng thể qua các năm thì nó luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn trong tổng tài sản. Cụ thể tài sản dài hạn trong năm 2010 chiếm 34,9%,