QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
Tình hình tài chính của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên khả năng huy động và sử dụng vốn bên cạnh đó các khi phân tích còn xem xét các tỷ số tài chính để đo lường được khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng như những rủi ro đang tồn tại trong doanh nghiệp. Qua đó sẽ đưa ra được những nhận xét chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu. Vì thế ta đi vào xem xét các tỷ số sau:
4.5.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán
Trước khi đi vào phân tích các tỷ số thanh toán ta phân tích tình hình thanh toán của công ty trong ba năm qua để thấy rõ hơn khả năng thanh toán của công ty đối với nhu cầu thanh toán hay các khoản nợ của mình.
Tình hình khả năng thanh toán là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất rủi ro về thanh khoản của đơn vị. Qua đó nó phản ánh được tình hình tài chính của đơn vị đang ở tình trạng ra sao. Vì tình hình khả năng thanh toán sẽ phản ánh mối quan hệ giữa các khoản phải thanh toán trong kỳ và các khoản có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán trong đơn vị.
4.5.1.1 Phân tích tình hình thanh toán của Công ty
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động kinh doanh thì tình trạng chiếm dụng vốn của các đơn vị khác là điều không tránh khỏi. Điều quan trọng là khả năng thanh toán của công ty ở thời điểm nào đó có được đảm bảo hay không. Để biết được điều đó ta phân tích nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán của công ty trong ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 và 2013.
- Nhu cầu thanh toán: Thông qua bảng 4.12 ta thấy được nhu cầu thanh toán qua 3 năm đều giảm. Năm 2010 nhu cầu thanh toán của Công ty là 879.817 triệu đồng, năm 2010 là 570.220 triệu đồng, năm 2012 là 392.874 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thanh toán giảm trong năm 2011 là do sự giảm mạnh của các khoản vay và nợ ngắn hạn, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp, các khoản phải trả phải nộp khác. Năm 2012 nhu cầu thanh toán tiếp tục giảm chủ yếu do vay và nợ ngắn hạn và các khoản phải trả người bán. Tuy nhiên Công ty nhanh chóng xoay vòng vốn và đã giải quyết các một phần các khoản nợ vào năm 2011 và vào năm 2012. Điều này được xem là những thành công lớn của Công ty trong việc xóa các khoản nợ ngắn và dài hạn. 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 nhu cầu thanh toán tăng
lên lần lượt là 439.836 triệu đồng và 485.028 triệu đồng do khoản mục phải trả người bán tăng.
- Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm cũng thay đổi liên tục. Năm 2010 khả năng thanh toán là 580.227 triệu đồng, chỉ đáp ứng được 65,95% nhu cầu thanh toán, điều này cho thấy Công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Năm 2011 khả năng thanh toán của Công ty tăng lên 615.458 triệu đồng do biến động tăng của các khoản mục phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho, trong năm này khả năng thanh toán của Công ty lên 107,9% hoàn toàn có thể chi trả cho những khoản nợ của Công ty. Năm 2012 khả năng thanh toán của Công ty lại giảm là do khoản tiền và tương đương tiền giảm cùng với một lượng lớn hàng tồn kho giảm và cuối năm, làm cho khả năng thanh toán chỉ đáp ứng được 91,15% nhu cầu thanh toán. Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 khả năng thanh toán đáp ứng được nhu cầu thanh toán lần lượt là 99,03% và 92,43%.
Bảng 4.12: Phân tích tình hình thanh toán qua ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 th 2012 6th2013 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
I. Khả năng thanh toán 580.227 615.458 358.092 435.598 448.324
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 198.891 139.074 10.062 55.927 16.479
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 173.419 214.448 261.577 241.663 217.475
3. Hàng tồn kho 207.149 261.280 85.323 137.246 213.360
4. Chi phí trả trước ngắn hạn 768 656 1.130 762 1.010
II. Nhu cầu thanh toán 879.817 570.220 392.874 439.836 485.028
1. Vay và nợ ngắn hạn 349.700 178.733 - 17.728 11.903
2. Phải trả người bán 200.010 327.796 289.484 399.995 436.859
3. Người mua trả tiền trước 9.259 2.353 2.034 282 525
4. Thuế và các khoản phải nộp 13.494 11.793 79.527 12.822 23.577
5. Phải trả công nhân viên 746 11.299 4.945 4.899 4.944
6. Chi phí phải trả 265 1.040 571 148 258
7. Phải trả, phải nộp khác 306.343 37.206 16.313 3.962 6.962
I/II (%) 65,95 107,9 91,15 99,03 92,43
(Nguồn: Trích từ BCĐKT qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 – Phòng TCKT)
4.5.1.2 Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của công ty thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, mỗi chỉ tiêu phản ánh một góc độ khác nhau. Từ đó cho ta một nhận xét về khả năng của công ty như thế nào. Nhóm tỷ số này bao gồm các tỷ số:
Bảng 4.13: Bảng phân tích các tỷ số thanh toán qua ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 1. TSLĐ Trđ 650.262 661.230 419.279 471.387 505.252 2. Hàng tồn kho Trđ 207.149 261.280 85.323 137.246 213.360 3. Nợ ngắn hạn Trđ 879.816 580.376 393.017 439.836 485.028
4. Tỷ số thanh khoản hiện hành (4=1/3)
Lần 0,74 1,14 1,07
1,07 1,04
5. Tỷ số thanh khoản nhanh (5=(1-2)/3)
Lần 0,50 0,69 0,85
0,76 0,60
(Nguồn: Số liệu tính toán năm 2013)
a. Tỷ số thanh khoản hiện thời
Hệ số này đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động. Nhìn vào bảng 4.13 ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của năm 2010 bằng 0,74 lần, tức là trong năm này Công ty có 0,74 đồng tài sản lưu động để chi trả cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Năm 2011 tỷ số này tăng lên 1,14 lần có nghĩa là có 1,14 đồng tài sản lưu động để chi trả cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Sang năm 2012 tỷ số này giảm nhưng vẫn đảm bảo thanh toán nợ cho Công ty. Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tỷ số này lần lượt là 1,07 lần và 1,04 lần. Ngoại trừ năm 2010 Công ty không đủ khả năng chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình thì những năm còn lại đều đáp ứng được, tuy nhiên tỷ số này chưa thể thấy được sức mạnh tài chính của Công ty.
b. Tỷ số thanh khoản nhanh
Là tỷ số đánh giá khả năng đảm bảo nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt ngoại trừ hàng tồn kho. Khả năng thanh toán của Công ty tăng dần qua các năm. Năm 2010 tỷ số này là 0,50 lần, năm 2011 là 0,69 lần, năm 2012 là 0,85 lần , tương tự 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lần lượt là 0,76 và 0,60 lần. Hệ số thanh toán nhanh năm 2010 cho thấy có 0,5 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn. Tương tự, hai năm 2011, 2012 và 6 tháng 2012, 2013 cũng vậy ta thấy hệ số thanh khoản nhanh của Công ty đều tăng qua các năm chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty ngày càng được cải thiện.
4.5.2 Các tỷ số về hoạt động
Bảng 4.14: Bảng phân tích các tỷ số hoạt động qua ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013
1. Doanh thu thuần Trđ 5.845.443 4.308.139 4.160.854 1.798.470 2.059.700
2. Các khoản phải thu Trđ 173.419 215.358 261.577 241.663 217.475
3. Giá vốn hàng bán Trđ 5.663.825 4.111.263 4.067.593 1.734.220 2.016.600 4. Hàng tồn kho Trđ 207.149 261.280 85.323 137.246 213.360 5. TSCĐ Trđ 349.691 326.105 377.993 378.015 376.741 6. TSLĐ Trđ 650.262 661.230 419.279 471.378 505.252 7. Tổng tài sản Trđ 999.953 987.335 797.272 849.393 881.993 8. Vốn chủ sở hữu Trđ 23.574 345.716 369.000 374.053 360.906 9. Vòng quay các khoản phải thu (9 = 1/2) Vòng 33,7 20,0 15,9 7,4 9,5 10. Vòng quay hàng tồn kho (10 = 1/4) Vòng 28,2 16,5 48,8 13,1 9,7 11. Số ngày tồn kho (11 = 360/10) Ngày 13 22 7 27 37
12. Kỳ thu tiền bình quân (12 = 360/9)
Ngày 11 18 23
48 38
13. Vòng quay tài sản lưu động (13 = 1/6) Lần 9,0 6,5 9,9 3,8 4,1 14. Vòng quay tài sản cố định (14 = 1/5) Lần 16,7 13,2 11,0 4,8 5,5 15. Vòng quay tổng tài sản (15 = 1/7) Lần 5,8 4,4 5,2 2,1 2,3 16.Vòng quay vốn chủ sở hữu (16 = 1/8) Lần 248,0 12,5 11,3 4,8 5,7
4.5.2.1 Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
Qua bảng 4.14, vòng quay các khoản phải thu biểu hiện cứ bình quân một đồng các khoản phải thu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng cao. Năm 2010 vòng quay các khoản phải thu là 33,7 vòng tương ứng với kỳ thu tiền là 11 ngày. Năm 2011 là 20,0 vòng ứng với 22 ngày cho một vòng. Năm 2012 số vòng quay giảm xuống là 15,9 vòng tương ứng 23 ngày cho một vòng. Số vòng quay ngày càng giảm chứng tỏ công ty thu hồi chậm các khoản nợ. Kỳ thu tiền bình quân năm các năm tăng lên là do Công ty sử dụng chính sách bán chịu để nâng sức cạnh tranh nên kỳ thu tiền đã tăng lên. Tuy nhiên việc thực hiện bán chịu và thu tiền trước cần phải linh hoạt để vừa thu được tiền bán hàng nhanh chóng vừa không bị mất khách hàng và sức cạnh tranh so với đối thủ.
4.5.2.2 Vòng quay hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân
Nhìn vào vòng quay hàng tồn kho ta có thể đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Thông qua bảng 4.14 ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 28,2 vòng tương ứng 13 ngày cho một vòng. Năm 2011 giảm xuống là 16,5 vòng ứng với 22 ngày cho một vòng. Năm 2012 vòng quay hàng tồn kho tăng lên 48,8 vòng tương ứng 7 ngày một vòng. Vòng quay hàng tồn kho tăng lên tương ứng với kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm xuống nghĩa là thời gian để sản phẩm trong kho giảm xuống. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho tăng là tốt vì sản phẩm kinh doanh của công ty là xăng dầu rất dễ bay hơi và hao hụt khi để trong kho quá lâu. Đồng thời nếu sản phẩm để trong kho quá lâu đòi hỏi tốn thêm chi phí bảo quản, mặt khác nhà nước qui định giá bán theo cơ chế thị trường nên có thể gặp rủi ro khi giá xăng dầu bán ra biến động giảm. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2012 vòng quay hàng tồn kho giảm xuống 13,1 vòng tương ứng 27 ngày một vòng và 6 tháng đầu năm 2013 vòng quay hàng tồn kho giảm xuống 9,7 vòng tương ứng 37 ngày một vòng. Vì vậy Công ty cần xem xét để dự trữ hàng tồn kho hợp lý nhất.
4.5.2.3 Vòng quay tài sản cố định
Ta thấy vòng quay tài sản cố định năm 2010 là 16,7 lần. Năm 2011 giảm xuống còn 13,2 lần và đến năm 2012 tiếp tục giảm còn 11,0 lần. Vòng quay tài sản cố định cho ta biết bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra từ một đồng tài sản cố định. Nguyên nhân vòng quay tài sản cố định các năm giảm xuống là do công ty đầu tư mua sắm mới TSCĐ nhưng chưa khai thác hết công suất,
đồng thời tốc độ giảm của doanh thu giảm nhanh hơn tốc độ giảm của tài sản cố định năm 2011 đã làm cho vòng quay giảm nhanh hơn năm 2012, đến 6 tháng đầu năm 2013 vòng quay này chỉ còn 5,5 lần. Điều này cho thấy việc sử dụng và khai thác tài sản cố định của Công ty chưa thực sự hiệu quả.
4.5.2.4 Vòng quay tài sản lưu động
Ngược lại với sự giảm xuống của hiệu suất sử dụng tài sản cố định là sự tăng lên của hiệu suất sử dụng tài sản lưu động biểu hiện dấu hiệu tốt của công ty. Năm 2010 vòng quay tài sản lưu động là 9,0 lần, năm 2011 là 6,5 lần và năm 2012 tăng lên 9,9 lần, 6 tháng đầu năm 2012 là 3,8 lần, 6 tháng đầu năm 2013 là 4,1 lần. Sự tăng lên qua các năm cho thấy công ty quản lý vốn lưu động tốt hơn. Để thấy rõ hơn ta phân tích thêm thời gian một vòng quay vốn lưu động. (Thời gian một vòng quay vốn lưu động = 360/ hiệu suất sử dụng TSLĐ).
Thời gian một vòng quay vốn lưu động (2010) = 40 ngày, năm 2011 là 55 ngày, năm 2012 là 36 ngày, 6 tháng đầu năm 2012 là 95 ngày và 6 tháng đầu năm 2013 là 88 ngày.
Từ kết quả tính toán trên ta thấy cứ một đồng vốn lưu động đầu tư thì công ty thu được 9,0 đồng doanh thu và mất 40 ngày năm 2010. Năm 2007 thì một đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu được 6,5 đồng doanh thu trong 55 ngày. Đến năm 2012 tăng lên cứ một đồng tài sản lưu động thu được 9,9 đồng lợi nhuận và chỉ mất 36 ngày. Qua phân tích cho thấy công ty sử dụng vốn lưu động rất hiệu quả qua 3 năm. Tuy nhiên 6 tháng năm 2012 thì một đồng tài sản lưu động chỉ thu được 3,8 đồng lợi nhuận và mất 95 ngày, 6 tháng đầu năm 2013 thì một đồng tài sản lưu động thu được 4,1 đồng lợi nhuận và mất 88 ngày. Công ty cần xem xét lại để phần TSLĐ được khai thác hiệu quả hơn.
4.5.2.5 Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay này cho ta thấy cứ 100 đồng tổng tài sản bỏ ra thì ta thu được 5,8 đồng doanh thu năm 2010. Tương tự, cứ 100 đồng tổng tài sản bỏ ra sẽ thu được 4,4 đồng doanh thu năm 2011 và 5,2 đồng doanh thu năm 2012. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản năm 2011 có giảm so với năm 2010 và sang năm 2012 đã tăng lên. Nguyên nhân là do năm 2011 tổng tài sản giảm với tỷ lệ chậm hơn năm 2012 và trong năm 2011 doanh thu cũng giảm nhiều hơn năm 2012 nên vòng quay của nó giảm vào năm 2011 rồi lại tăng vào năm 2012.
Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 thì vòng quay này lần lượt là 2,1 và 2,3 lần.
4.5.2.6 Vòng quay vốn chủ sở hữu
Năm 2010 cứ 100 đồng VCSH bỏ ra thì ta thu được 248,0 đồng doanh thu. Tương tự, cứ 100 đồng VCSH bỏ ra sẽ thu được 12,5 đồng doanh thu năm 2011 và 11,3 đồng doanh thu năm 2012. Vòng quay VCSH năm 2011 có giảm so với năm 2010 và sang năm 2012 vẫn chưa có dấu hiệu tăng lên. Nguyên nhân là do năm 2011 VCSH của công ty tăng với tốc độ nhanh hơn so với năm 2012 đồng thời doanh thu năm 2012 thấp hơn doanh thu năm 2011 đã làm cho vòng quay này lại giảm xuống năm 2012. 6 tháng đầu năm 2012 vòng quay này tương đối thấp là 4,8 đồng doanh thu thu được khi bỏ ra 100 đồng VCSH, tương tự vòng quay này vào 6 tháng đầu năm 2013 là 5,7 lần. Như vậy công ty đã sử dụng VCSH chưa được hiệu quả công ty cần cải thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của vòng quay này.
4.5.3 Các tỷ số quản trị nợ
Bảng 4.15: Phân tích các tỷ số quản trị nợ ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 th 2013 1. Nợ phải trả Trđ 976.380 641.619 428.272 475.340 521.087 2. Tổng tài sản Trđ 999.953 987.335 797.272 849.393 881.993 3. Tổng nguồn vốn Trđ 999.953 987.335 797.272 849.393 881.993 4. Vốn chủ sở hữu Trđ 23.574 345.716 369.000 374.053 360.906
5. LN trước thuế và lãi vay Trđ 164.349 117.242 25.562 23.479 7.450
6. Lãi vay Trđ 43.631 13.072 1.843 2.450 - 7. Giá vốn hàng bán Trđ 5.663.825 4.111.263 4.067.593 1.734.220 2.016.600 8. Tỷ số nợ trên TTS (8 = 1/2) % 97,64 64,98 53,72 55,96 59,08