THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí mê kông từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013 (Trang 36)

3.3.1 Thuận lợi

Trụ sở của công ty đặt tại Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương và là đầu mối giao thông liên tỉnh ở khu vực ĐBSCL tạo ra một môi trường kinh doanh đầy tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, công ty vừa lắp đặt hệ thống xuất bán hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

Song song đó là sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho ngành Dầu khí qua việc trợ giá, các nhà máy lọc dầu đã dần mọc lên, đầu tiên là nhà máy lọc dầu Dung Quất tiếp theo là nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Về nội bộ công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiều kinh nghiệm, có năng lực tạo một môi trường năng động, sáng tạo góp phần thúc đẩy quá trình phát triển công ty.

Những năm gần đây giá xăng dầu tăng và cũng dần tương đối ổn định nên đã tạo lợi nhuận tăng cho công ty.

3.3.2 Khó khăn

Tình hình kinh doanh xăng dầu có nhiều thay đổi đáng kể khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường bán lẻ xăng dầu dần mở cửa và ngày càng cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các công ty xăng dầu mà còn phải cạnh tranh với các công ty xăng dầu chuyên nghiệp của Tập đoàn đa quốc gia.

Vị trí giữa tổng kho và các cửa hàng khá xa nên mất nhiều thời gian, chi phí hao hụt trong quá trình vận chuyển.

Về thiết bị công nghệ phải nhập từ nước ngoài, do đó hạn chế việc thăm dò, khai thác nên công ty cũng chịu ảnh hưởng nguồn nguyên liệu đầu vào. Thêm vào đó là sự bất ổn về giá dầu thô trên thề giới làm cho giá của các mặt hàng xăng dầu trong nước thay đổi liên tục gây khó khăn trong việc dự báo và thực hiện kế hoạch.

3.3.3 Định hướng phát triển

- Định hướng phát triển PV OIL MEKONG phát triển thành công ty đại

chúng vào năm 2013, có hệ thống phân phối dầu vững mạnh, đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả, an toàn và vì mục tiêu an ninh năng lượng của khu vực.

- Thực hiện tái cơ cấu lại tài sản theo hướng thanh lý các tài sản sử dụng không hiệu quả trong toàn hệ thống để thu hồi vốn đầu tư. Tái cơ cấu lại

nguồn vốn đầu tư theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc thông qua hình thức thuê – mua nhằm mục tiêu giữ vững và phát triển thị phần ở các địa bàn trung tâm của ĐBSCL.

- Phát triển các loại nhiên liệu sinh học như sản xuất phụ gia chống tách lớp, sản xuất hóa chất, dung môi, Gasolhol, Biodiezel từ năm 2013.

- Năm 2015 phát triển mở rộng hệ thống phân phối với hơn 1.200 điểm bán lẻ/đại lý xăng dầu; nâng cấp mở rộng hệ thống kho cảng phù hợp với nhu cầu kinh doanh, mục tiêu nâng tổng sức chứa lên khoảng 150.000 – 200.000m3.

- Đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động bên cạnh mặt hàng xăng dầu như: nhớt, gas, phân bón, dung môi, hóa chất, kinh doanh vận tải… mục tiêu chiếm 10% tổng doanh thu vào năm 2015 và trên 20% và năm 2020.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊ KÔNG

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN

Tài sản của doanh nghiệp là kết quả của quá trình phân bổ nguồn vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cơ cấu các loại tài sản phụ thuộc vào tính chất ngành nghề mà dựa vào đó nhà quản trị sẽ quyết định giữ bao nhiêu tài sản dưới hình thức tiền mặt, dự trữ hay các máy móc thiết bị,… quá trình phân bổ đó sẽ tạo cơ cấu tài sản thích hợp với đặc trưng của ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tình hình của các loại tài sản cũng thay đổi trong từng thời kỳ, cơ cấu và giá trị để thích nghi với những điều kiên biến đổi của môi trường kinh doanh. Vậy đối với ngành kinh doanh xăng dầu như công ty PetroMekông thì cơ cấu tài sản bố trí như thế nào và trong quá trình kinh doanh thì tình hình tài sản có sự vận động ra sao, để biết được câu trả lời ta đi vào phần phân tích sao:

4.1.1 Phân tích khái quát tài sản

4.1.1.1 Phân tích khái quát biến động tài sản

Qua bảng số liệu về tình hình tài sản (bảng 4.1) ta thấy tổng tài sản giảm đều qua 3 năm. Năm 2011 giảm 12.618 triệu đồng tương ứng 1,26% so với năm 2010, năm 2012 giảm 190.063 triệu đồng tương ứng 19,25% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu do: Đối với TSNH công ty giảm các khoản tiền và tương đương tiền và hàng tồn kho do Công ty dùng để đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn và thay đổi trong chính sách hàng tồn kho trong năm chủ yếu giảm mạnh trong năm 2012 cụ thể: năm 2011 TSNH tăng 10.968 triệu đồng tương ứng 1,69% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 lại đột ngột giảm mạnh 241.591 triệu đồng tương ứng 36,59% so với năm 2011; TSDH tuy có giảm trong năm 2011 nhưng với tỷ lệ tương đối và đến năm 2012 đã tăng trở lại, cụ thể: năm 2011 tài sản dài hạn giảm 23.586 triệu đồng tương ứng 6,74% so với năm 2010, năm 2012 tăng 51.888 triệu đồng tương ứng 15,91% so với năm 2011, nguyên nhân do Công ty định hướng thực hiện tái cơ cấu TS theo hướng thanh lý các TS sử dụng không hiệu quả trong toàn hệ thống, đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. So với cùng kì năm 2012, 6 tháng năm 2013 tổng tài sản tăng 32.600 triệu đồng tương ứng 3,84%, trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 33.874 triệu đồng (7,19%), nhưng tài sản dài hạn giảm nhẹ với 1.274 triệu đồng (0,34%).

Bảng 4.1: Bảng phân tích khái quát biến động tài sản qua ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th2012 6th2013 2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tài sản ngắn hạn 650.262 661.230 419.279 471.378 505.252 10.968 1,69 (241.951) (36,59) 33.874 7,19 Tài sản dài hạn 349.691 326.105 377.993 378.015 376.741 (23.586) (6,74) 51.888 15,91 (1.274) (0,34) Tổng tài sản 999.953 987.335 797.272 849.393 881.993 (12.618) (1,26) (190.063) (19,25) 32.600 3,84

4.1.1.2 Phân tích tỷ trọng các loại tài sản

Từ đồ thị 4.1 cho thấy giá trị cơ cấu tài sản biến động qua các năm. Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tăng giảm không liên tục qua 3 năm: năm 2010 tài sản ngắn hạn chiếm 65,03%, năm 2011 chiếm 66,09%, năm 2012 chỉ chiếm 52,59% trong tổng tài sản. Tuy năm 2012 tỷ trọng của tài sản ngắn hạn có giảm với tỷ lệ không nhỏ (từ 66,09% xuống 52,59%) nhưng nhìn trên tổng thể qua các năm thì nó luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn trong tổng tài sản. Cụ thể tài sản dài hạn trong năm 2010 chiếm 34,9%, năm 2011 chiếm chỉ 33,03% nhưng đến năm 2012 đã chiếm 47,41%. Nguyên nhân do Công ty thay đổi chính sách sử dụng và lưu trữ các khoản mục tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho giảm với tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn tuy các khoản phải thu và các khoản mục khác có tăng nhưng không làm thay đổi tỷ trọng không nhiều so với các khoản mục giảm làm cho tỷ trọng TSDH tăng lên trong tổng TS. So với cùng kì năm 2012 tài sản ngắn hạn chiếm 55,50% và tài sản dài hạn chiếm 45,50% thì 6 tháng năm 2013 tài sản ngắn hạn chỉ chiếm 42,71% và tài sản dài hạn 57,29% trong tổng tài sản.

Do tính chất đặc thù của ngành nghề kinh doanh xăng dầu nên cơ cấu tài sản dài hạn trong tổng tài sản đang có xu hướng tăng lên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang thay đổi và ngày càng mở rộng, các chính sách đầu tư của Công ty ưu tiên vào những lĩnh vực có hiệu quả, các tài sản luôn được đảm bảo hoạt động hiệu quả và việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh luôn được chú trọng.

65,03% 34,97% 66,97% 33,03% 52,59% 47,41% 55,50% 44,50% 57,29% 42,71% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 th 2012 6 th 2013

TS ngắn hạn TS dài hạn

(Nguồn: Theo bảng CĐKT 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2012 – 2013 – Phòng TCKT)

Đồ thị 4.1: Tỷ trọng TS trong tổng TS qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

4.1.2 Phân tích kết cấu và sự biến động của các khoản mục TSNH

Trong quá trình phân tích tình hình tài sản không chỉ so sánh biến động của tổng tài sản qua các năm mà phải đánh giá giữa các bộ phận cấu thành nên tổng tài sản để thấy được việc sử dụng tài sản của Công ty và kết cấu tài sản có hợp lý hay không. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao tình hình sử dụng tài sản. Dựa vào bảng cân đối kế toán 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013 ta lập được bảng kết cấu các tài sản ngắn hạn (bảng 4.2).

Tài sản ngắn hạn tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Bao gồm nhiều khoản mục tạo thành, mỗi khoản mục có đặc điểm khác nhau và ý nghĩa cũng khác nhau chúng không ngừng quay vòng và thay đổi hình thái của mình. Việc thay đổi TSNH sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận cũng như tình hình tài chính của Công ty. Theo phân tích khái quát tài sản ở mục 4.1.1.1 và 4.1.1.2 cho thấy TSNH của Công ty thay đổi liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2010 là 650.262 triệu đồng chiếm 65,03% tổng tài sản, năm 2011 TSNH tăng lên một khoản không đáng kể với tổng số tiền là 661.230 triệu đồng chiếm 66,97% trong tổng tài sản, năm 2012 TSNH đã giảm một khoản tương đối lớn còn 419.279 triệu đồng chiếm 52,59% so với tổng tài sản. Cùng kì 6 tháng 2012 TSNH là 471.378 triệu đồng chiếm 55,5% trong tổng tài sản thì 6 tháng năm 2013 giá trị khoản mục này tăng lên 505.252 triệu đồng tương ứng 57,59% của tổng TS. Tuy Công ty đang tiến hành chú trọng các khoản mục TSDH trong những năm gần đây đã làm cho TSNH giảm qua từng năm nhưng trên thực tế nó vẫn đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng TS.

30,59% 26,67% 31,42% 11,33% 21,03% 32,57% 38,64% 7,76% 2,40% 62,39% 20,35% 14,86% 11,86% 51,27% 29,12% 7,75% 3,26% 43,04% 42,23% 11,47% % 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th2012 6th2013 I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản phải thu ngắn hạn III. Hàng tồn kho IV – Tài sản ngắn hạn khác

(Nguồn: Theo bảng CĐKT 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2012 – 2013 – Phòng TCKT)

Đồ thị 4.2: Tỷ trọng các khoản mục cấu thành TSNH 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2012 - 2013

Qua đồ thị 4.2 cho thấy có sự biến động lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn do các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và tăng đều qua các năm: chiếm 26,67% năm 2010, chiếm 32,57% năm 2011, chiếm 62,39% năm 2012, chiếm 51,27% vào 6 tháng đầu năm 2012, chiếm 43,04% vào 6 tháng đầu năm 2013. Ở khoản mục hàng tồn kho cũng có nhiều biến động với mức 31,42% năm 2010, tăng lên 38,64% năm 2011, giảm xuống 20,35% năm 2012; vào 6 tháng đầu năm 2012 chiếm 29,12% và 6 tháng 2013 chiếm tỷ trọng ở mức cao là 42,23%. Ngoài ra các khoản mục khác cũng tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể: Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 30,59% năm 2010 giảm xuống còn 21,03% năm 2011 và giảm một mức rất lớn xuống chỉ còn 2,40% năm 2012, so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2012 chiếm 11,86% đã giảm xuống còn 3,20% vào 6 tháng đầu năm 2013; Tài sản ngắn hạn khác cũng biến động không ngừng qua các năm: 11,33% vào năm 2010, giảm xuống còn 7,76% vào năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012 là 14,86%, so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2012 là 7,75% và tăng lên 11,47% ở 6 tháng đầu năm 2013.

Để biết được nguyên nhân của sự biến động về cơ cấu các khoản mục trong tài sản ngắn hạn ta bắt đầu xem xét đến các yếu tố cấu thành nên tài sản ngắn hạn của Công ty.

4.1.2.1 Tiền và các khoản tương đương tiền

Thông qua bảng 4.2 ta thấy vốn bằng tiền của Công ty đã giảm liên tục qua 3 năm. Năm 2010 vốn bằng tiền là 198.891 triệu đồng, năm 2011 vốn bằng tiền chỉ còn 139.074 triệu đồng tức đã giảm 59.817 triệu đồng tương đương 30,1% và đến năm 2012 vốn bằng tiền tiếp tục giảm 129.012 triệu đồng tương đương 92,8%.

Nguyên nhân làm cho vốn bằng tiền giảm rất nhiều là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhằm thu hút và giữ chân khách hàng Công ty đã thực hiện chính sách bán chịu cho các khách hàng đại lý và tổng đại lý của Công ty. Cụ thể Công ty bán hàng bằng hình thức trả chậm dưới sự bảo lãnh của Ngân hàng thương mại hoặc dùng tài sài sản thế chấp như nhà, đất… Bên cạnh đó Công ty còn sử dụng vốn bằng tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà Công ty đã vay cũng như thanh toán cho những nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho Công ty thêm vào đó giá cả thị trường cũng biến động theo hướng tăng đã ảnh hưởng đến chi phí bằng tiền cũng tăng lên và Công ty cũng tăng khoản tiền đầu tư vào công ty liên kết. Chính vì vậy mà vốn bằng tiền đã giảm xuống nhiều. So với cùng kì năm 2012 thì 6 tháng đầu năm 2013 thì khoản mục tiền và tương đương tiền giảm từ 55.927 triệu đồng xuống còn 16.479 triệu đồng

giảm 39.448 triệu đồng tương đương 70,5%. Do ở thời điểm giữa năm Công ty chưa thực hiện hết các nghiệp vụ phát sinh có liên quan nên tiền giữa năm 2012 lớn hơn cuối năm 2012.

Tuy nhiên Công ty cần xem xét lại cách phân bổ khoản mục tiền và tương đương tiền hợp lý hơn vì vốn bằng tiền quá thấp sẽ gây khó khăn cho Công ty trong việc thực hiện vay vốn từ ngân hàng vì thế có thể Công ty sẽ không tận dụng được hết nguồn vốn hỗ trợ từ đi vay.

4.1.2.2 Các khoản phải thu ngắn hạn

Đây là khoản mục có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản của Công ty sau khoản mục tiền và tương đương tiền. Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty bao gồm các khoản mục phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác, dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Nhìn chung khoản mục này tăng liên tục qua các năm, cụ thể: năm 2011 khoản mục này tăng 41.939 triệu đồng tương đương 24,18% so với năm 2010, đến năm 2012 khoản phải thu ngắn hạn vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm lại với 46.219 triệu đồng tương đương 21,46% so với năm 2010. So với cùng kì năm 2012 thì 6 tháng đầu năm 2013 khoản mục này đã sụt giảm với 24.188 triệu đồng tương ứng 10,01%.

Nguyên nhân làm cho khoản phải thu ngắn hạn tăng trong 3 năm là do: khoản phải thu khách hàng đã tăng đều qua các năm do chính sách bán chịu của Công ty để củng cố, giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút các khách hàng tiềm năng trong tương lai, cụ thể năm 2011 tăng 13.889 triệu đồng tương ứng 10,87% so với năm 2010, năm 2012 có phần giảm với 5.095 triệu đồng so với năm 2011 do thu hồi từ khách hàng, so cùng kì năm 2012 thì 6 tháng năm 2013 giảm 6.578 triệu đồng tương ứng 5,0%; Khoản trả trước cho người bán tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng đã giảm với tốc độ khá nhanh, cụ thể: năm 2011 giảm 2.999 triệu đồng tương đương 17,5% so với năm 2010, năm 2012 giảm 10.063 triệu đồng tương đương 71,17% so với năm 2011, so cùng kì năm 2012 thì 6 tháng năm 2013 giảm 6.801 triệu đồng tương ứng 35,89%, khoản mục này giảm qua các năm là do Công ty luôn tạo uy tín trong kinh doanh các khoản phải trả luôn được thực hiện đúng kỳ hạn nên đã tạo dựng được lòng tin với đối tác làm ăn và có thể mua với hình thức trả chậm; Các

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí mê kông từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)