PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí mê kông từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013 (Trang 26)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của công ty, cụ thể là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng lưu chuyển tiền tệ được tham khảo trực tiếp tại phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Dầu khí Mê Kông.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện theo 3 hình thức:

- So sánh theo chiều ngang - So sánh theo chiều dọc

- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu

So sánh ngang trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính.

So sánh dọc trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều đó được thể hiện: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chứng tỏ có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng, kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.

(Nguyễn Năng Phúc, 2008, trang 20)

2.2.2.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính của công ty. Trong phân tích tài chính của các công ty, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời… Sau đó thực hiện so sánh tỷ số của năm sau so với năm trước. Khi so sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệp sẽ biết được xu hướng biến động của các tỷ số và kết hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mỗi nhóm tỷ lệ bao gồm nhiều tỷ lệ chi tiết hay riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính của công ty. Trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo mục tiêu phân tích có thể lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau phù hợp với mục đích cụ thể của từng công ty, trong từng thời kỳ.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊ KÔNG

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊ KÔNG KÔNG

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

Năm 1996, với tầm nhìn chiến lược nhằm phát huy sức mạnh giữa ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước là dầu khí với nông nghiệp giữa trung ương và địa phương. Tổng Công ty Dầu khí Việt nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) đã cử đoàn cán bộ đến khảo sát địa điểm tại ĐBSCL để xây dựng kho bãi, phát triển mở rộng thị trường sản phẩm ở khâu hạ nguồn. Với vị trí là trung tâm của vùng ĐBSCL, Cần Thơ đã được chọn là địa điểm để đặt trụ sở và Tổng kho xăng dầu. Công ty Liên doanh Dầu khí Mêkông (Petromekong) đã được hình thành trên cơ sở hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn Dầu khí và 7 tỉnh ĐBSCL gồm TP Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh và tỉnh An Giang theo giấy phép số 007083/GP/GPTL-02 ngày 15-05-1998 do UBND tỉnh Cần Thơ cấp với các chức năng chính là: xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm dầu mỏ, sản xuất chế biến các sản phẩm xăng dầu, kinh doanh tạm nhập tái xuất, bán buôn bán lẻ các loại xăng dầu, gas, nhớt… nhưng nhiệm vụ chính vẫn là đầu tư xây dựng Tổng kho xăng dầu Cần Thơ.

Nhằm đào tạo cán bộ và chuẩn bị thị trường kinh doanh sau khi Tổng kho xăng dầu Cần Thơ đi vào hoạt động. Năm 1999, Công ty đã đạt được một bước phát triển mới khi chính thức trở thành một trong những đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu, được nhập khẩu trực tiếp và phân phối sản phẩm xăng dầu, giúp nâng cao vị thế không chỉ của Công ty mà còn là vị thế của tỉnh Cần Thơ khi có một doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tại địa bàn với các chỉ tiêu nộp ngân sách luôn đứng đầu trong tỉnh.

Năm 2002, năm đầu tiên Tổng kho xăng dầu đi vào hoạt động càng khẳng định vị thế của Công ty khi doanh thu tăng hơn 182% so với các năm trước. Đây cũng là năm đầu tiên bắt đầu tính chi phí khấu hao Tổng kho, do đó Công ty đã triển khai rất mạnh việc mở rộng thị trường tiêu thụ và khách hàng. Từ năm 2003-2006 là giai đoạn hết sức khó khăn do thị trường thế giới biến động tăng giá rất mạnh nhưng tốc độ phát triển của Công ty vẫn tăng đáng kể và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao hàng năm. Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc của Công ty về tất cả các chỉ tiêu với mức tăng trưởng 2-3 lần so với giai đoạn trước.

Năm 2007 là năm có nhiều biến đổi lớn đối với Công ty. Công ty đã lần lượt chuyển đổi loại hình hoạt động sang Công ty TNHH và được sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Cần Thơ cấp giấy phép CNĐKKD số 5702000488.

Bên cạnh đó,Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng đã chuyển đổi phần vốn góp của Tập đoàn về cho Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) từ tháng 08/2008. Từ thời điểm này, Công ty đã trở thành thành viên của Tổng Công ty Dầu Việt Nam.

Ngày 31/12/2008, Hội đồng thành viên của Công ty đã có Quyết định số 128/QĐ-HĐTV về việc chuyển đổi Công ty TNHH Dầu khí Mê Kông thành Công ty Cổ phần Dầu khí Mê Kông. Theo đó, ngày 15/01/2009, Công ty được sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ cấp giấy CNĐKKD và đăng ký thuế lần đầu với số vốn điều lệ là 112 tỷ.

Sau hơn 15 năm tồn tại và phát triển, Công ty đã khẳng định được vị thế của mình là Công ty kinh doanh xăng dầu uy tín cao của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại ĐBSCL. Công ty đã mở rộng được mạng lưới phân phối khắp các tỉnh ĐBSCL, TPHCM, các tỉnh miền Đông Nam bộ và là Công ty sản xuất kinh doanh đầu tiên của Tập đoàn mở chi nhánh nước ngoài tại Campuchia; góp phần rất đáng kể vào việc mở rộng sản phẩm mang thương hiệu PetroVietnam vươn tới mọi vùng miền của đất nước và các quốc gia lân cận.

* Sơ lược về công ty dầu khí Mê Kông

- Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Dầu khí Mêkông

- Tên tiếng Anh: Mekong Petroleum Joint Stock Compapy - Tên viết tắt: PV OIL MEKONG

- Địa chỉ trụ sở: Số 08, Phan Đình Phùng, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, Cần Thơ

- Điện thoại: (0710) 3810 817 - Fax: (0710) 3810 810

- Website: www.petromekong.com.vn

- Vốn điều lệ: 350.446.780.000 đồng (ba trăm năm mươi tỷ, bốn trăm bốn mươi sáu triệu, bảy trăm tám mươi nghìn đồng)

- Giấy CNĐ KKD số: 1800277683 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Cần Thơ cấp, đăng ký lần đầu ngày 15/01/2009, đăng ký thay đổi lần 16 ngày 23/08/2012

3.1.2 Ngành nghề hoạt động kinh doanh chính của Công ty

Hoạt động chính của công ty là đầu tư xây dựng tổng kho xăng dầu, đầu tư xây dựng các kho và của hàng kinh doanh các sản phẩm dầu khí, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, xuất nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ, kinh doanh địa ốc và cơ sở hạ tầng, đầu tư tài chính.

3.1.3 Vị trí và tiềm năng của Công ty

3.1.3.1 Vị trí

Công ty Petromekong là một trong 21 đơn vị sản xuất kinh doanh của Tập đoàn chuyên kinh doanh các sản phẩm xăng dầu dầu khí, cùng với PDC và Petechim là những Công ty chủ lực về sản xuất kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn, chiếm khoảng 20% thị phần trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu của toàn ngành.

Công ty đã có quan hệ mua bán thường xuyên với các đối tác chiến lược, các bạn hàng lớn tại Singapore, Hàn Quốc, Thái lan... Ngoài ra, Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh đầu tiên của Tập đoàn có văn phòng đại diện ở nước ngoài tại Campuchia, và sắp tới dự kiến sẽ mở thêm văn phòng đại diện tại Singapore để chủ động lựa chọn nguồn hàng hóa nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty.

3.1.3.2 Tiềm năng

Là Công ty thành viên của Tập đoàn và được hình thành trên cơ sở hợp tác toàn diện với các tỉnh ĐBSCL nên luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ của Tập đoàn và của các địa phương, có nhiều lợi thế khi triển khai đầu tư các dự án tại các tỉnh;

Có văn phòng Chi nhánh và nhân lực đầy đủ tại các tỉnh khu vực ĐBSCL và các tỉnh miền Đông, văn phòng đại diện tại Hà Nội và Campuchia;

Có hệ thống kho chứa, hệ thống đại lý/tổng đại lý tương đối hoàn chỉnh tại các tỉnh ĐBSCL với tổng sức chứa 54.575m3 xăng dầu các loại.

Có mạng lưới phân phối, có hệ thống đại lý/tổng đại lý tại hầu khắp các tỉnh, bao gồm: 188 đại lý trực tiếp, 10 tổng đại lý với 406 điểm bán lẻ, 38 khách hàng công nghiệp

Có đội ngũ CBCNV trẻ, năng động, có tinh thần học hỏi, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

19

3.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

Các phòng chức năng

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Đại hội đồng cổ đông Các chi nhánh khác

Ban nghiên cứu và phát triển sản phẩm mói P. Quản lí hàng hóa

P. Kế hoạch đầu tư

Các kho trung chuyển P. T.Mại thị trường Các cửa hàng xăng dầu P. Bán lẻ P. Tài chính kế toán P. Thanh tra pháp chế Văn phòng công ty Xí nghiệp tổng kho xăng dầu Cần Thơ P. Tổ chức nhân sự

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Dầu khí Mê Kông

3.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của một số phòng ban

- Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ của Công ty quy định.

+ Thông qua điều lệ, quyết định phương hướng hoạt động của Công ty. + Bầu, bãi nhiệm HĐQT và BKS.

+ Các nhiệm vụ khác do Điều kiện Công ty quy định.

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của Công ty,có thẩm quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

- Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Ban điều hành: Ban điều hành của Công ty gồm 04 người: Giám đốc và 3 phó giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hoặc phê chuẩn.

- Giám Đốc: là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của Công ty, cụ thể:

+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của Công ty; + Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT;

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty;

+ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty;

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty;

+ Giám đốc là người tham mưu cho HĐQT hoạch định các mục tiêu, chính sách; Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, các bộ phận nghiệp vụ, chi nhánh.

- Các phòng ban chức năng: có chức năng tham mưu và giúp cho việc Ban giám đốc, trực tiếp hoạt động và điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc như: Phòng Tổ chức Nhân sự, Phòng Kế hoạch Đầu tư, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Thanh tra Pháp chế, Phòng Quản lý hàng hóa, Phòng Bán lẻ, Phòng Thương mại thị trường và Ban nghiên cứu và

phát triển sản phẩm mới, Ban Giám đốc các xí nghiệp nhà máy, chi nhánh trực thuộc.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Tổng doanh thu: Qua bảng 3.1, ta thấy rằng tổng doanh thu của công ty giảm liên tục qua 3 năm từ 6.131.563 triệu đồng xuống 4.195.899 triệu đồng. Năm 2011 doanh thu giảm mạnh với 1.732.650 triệu đồng tương ứng với giảm 28,3% doanh thu năm 2010. Sang năm 2012, doanh thu công ty tiếp tục giảm 203.014 triệu đồng tương ứng 4,6% tổng doanh thu năm 2011. Doanh thu năm 2011 sụt giảm do tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn trước tác động của suy thoái kinh tế thế giới; ngoài ra, do Công ty đã tiến hành bàn giao thị trường ở một số tỉnh như: An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang cho PV Oil. Năm 2012, Do vẫn còn bị ảnh hưởng bởi suy thoái của nền kinh tế; bên cạnh đó Công ty không còn là đầu mối nhập khẩu xăng dầu, nguồn hàng của Công ty được phân bổ từ nguồn hàng của PV Oil nên sản lượng vì thế mà bị hạn chế. So với cùng kì năm 2012 thì 6 tháng năm 2013 tổng doanh thu đã tăng lên rõ rệt, tăng 258.927 triệu đồng tương ứng 14,36%. Qua đó ta thấy tình hình tiêu thụ của Công ty đang tiến triển tốt và sẽ làm nền tảng cho những phát triển vượt trội cho những kì tiếp theo.

Tổng chi phí: Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Chi phí tăng lên hoặc giảm xuống đều ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận. Qua bảng 3.1 cho thấy tổng chi phí qua các năm có xu hướng sụt giảm. Cụ thể: Năm 2011 Chi phí giảm 1.716.101 triệu đồng tương đương 28,6 % so với năm 2010; năm 2012 chi phí tiếp tục giảm 122.563 triệu đồng tương đương 2,9% so với năm 2011. Nguyên nhân chi phí giảm đột xuất trong năm 2011 do có sự cắt giảm thị trường ở một số tỉnh nên giá vốn hàng bán và các chi phí khác cũng đã giảm theo. So với cùng kì năm 2012, 6 tháng năm 2013 chi phí đã bắt đầu tăng trở lại cùng với sự tăng trưởng của sản lượng trong kì, tăng 272.523 triệu đồng tương ứng 15,29%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả xăng dầu không ổn định trước sự biến đổi của thị trường thế giới, mặc dù có sự kiểm soát của Nhà nước nhưng giá xăng dầu luôn luôn biến đổi làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của Công ty.

Tổng lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả của mọi hoạt động của Công ty, phản ánh chỉ tiêu chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cùng với sự biến đổi của doanh thu và chi phí, tổng lợi nhuận 3 năm của Công ty được thể hiện qua bảng 3.1 cho thấy lợi nhuận đều giảm từ 120.719 triệu đồng năm 2010 xuống 23.719 triệu đồng năm 2012. Cụ thể, năm 2011 lợi

nhuận giảm 16.549 triệu đồng tương ứng 13,7% so với năm 2010; năm 2012 lợi nhuận giảm 80.451 triệu đồng tương ứng 77,2% so với năm 2011. So với

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí mê kông từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)