8. Kết cấu luận văn
1.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nói về lĩnh vực dịch vụ du lịch, hiện nay có khá nhiều đề tài nghiên cứu trong nước về lĩnh vực này, đặc biệt là các đề tài nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ, trong đó phổ biến nhất là các đề tài nghiên cứu về sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch.
Đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Đình Thọ và nhóm giảng viên trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2003) về “Đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại TP. Hồ Chí Minh” đã đưa ra mô hình và kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa 5 thành phần chất lượng dịch vụ của thang đo SERVQUAL và mức độ thỏa mãn của khách hàng. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tại thị trường các khu vui chơi giải trí ngoài trời TP.HCM, chất lượng dịch vụ bao gồm 4 thành phần, đó là (1) mức độ tin cậy, (2) mức độ đáp ứng, (3) mức độ đồng cảm, (4) phương tiện hữu hình. Kết quả này cũng cho thấy để tạo sự thỏa mãn cho khách hàng thì mức độ đáp ứng và phương tiện hữu hình là hai yếu tố hàng đầu.
Hà Thị Hớn Tươi (2008) đã thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ” đưa ra 6 nhân tố đo lường chất lượng dịch vụ như sau: khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, độ tin cậy, sự đồng cảm, phương tiện hữu hình, tiếp cận thuận tiện.
Ngoài ra còn có nghiên cứu của Võ Thị Thu Trang (2013), Đánh giá sự hài lòng
của khách hàng về tour du lịch biển đảo của trung tâm dịch vụ du lịch Sanest Tourist,
Luận văn thạc sĩ, thực hiện tại trường Đại Học Nha Trang, mô hình nghiên cứu của tác giả bao gồm 5 thành phần chất lượng dịch vụ của Parasuraman gồm: tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đồng cảm và phương tiện hữu hình cùng với hai yếu tố là giá cả cảm nhận và hình ảnh thương hiệu tác động đến sự hài lòng của khách hàng. Hay nghiên cứu của nhóm tác giả Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung và Trương Quốc Dũng (2011), Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch tỉnh
Sóc Trăng thông qua mô hình SERVPERF.
Đối với lĩnh vực dịch vụ lưu trú du lịch cũng có nhiều đề tài nghiên cứu đã được thực hiện như nghiên cứu của Lê Hữu Trang (2007), Sự hài lòng của khách hàng đối
với chất lượng dịch vụ khách sạn của công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang, tác giả đã
sử dụng mô hình của Parasuraman et al. (1990) với 5 thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ là: phương tiện hữu hình, độ tin cậy, độ phản hồi, sự đảm bảo, sự cảm thông. Ngoài ra, trong mô hình này ông còn đưa thêm vào nhân tố sự tín nhiệm mà ông cho là nó có mối tương quan đáng kể với sự hài lòng của khách hàng.
Hay trong nghiên cứu của Nguyễn Công Tâm (2013), Đánh giá sự hài lòng của du
khách đối với dịch vụ khách sạn tư nhân trên địa bàn thành phố Nha Trang, tác giả đã
chí riêng cho ngành khách sạn gồm 5 thành phần chất lượng dịch vụ với 27 biến quan sát để xây dựng mô hình và thực hiện nghiên cứu. Một nghiên cứu tương tự, đó là nghiên cứu của Lê Quang Đồng (2013), Đo lường sự hài lòng của du khách nội địa
đối với chất lượng dịch vụ của các khách sạn 3 và 4 sao tại thành phố Nha Trang, tác
giả cũng sử dựng thang đo SERVQUAL của Parasuraman gồm 5 thành phần chất lượng dịch vụ làm mô hình nghiên cứu trong đề tài .
Gần đây nhất là nghiên cứu của Ngô Nguyên Quý (2013), Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại khách sạn Novotel Nha Trang, Luận văn thạc sĩ, thực hiện tại trường Đại Học Nha Trang. Nghiên cứu này cũng đã dựa trên mô hình SERVQUAL của Parasuraman et al. (1990) để xây dựng mô hình nghiên cứu với 6 nhân tố tác động đến sự hài lòng là: mức độ tin cậy, mức độ đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đồng cảm, cơ sở vật chất kỹ thuật và giá cả cảm nhận.
Phần trên đã trình bày một số công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến chất lượng dịch vụ du lịch và sự hài lòng. Tiếp theo sau là phần trình bày những công trình nghiên cứu của một số học giả trên thế giới.