Tỉ lệ đạt HAMT khi ra viện là 87,23%. Kết quả này tƣơng đƣơng với tỉ lệ 87,1% trong nghiên cứu của Trần Lệ Quyên tại khoa tim mạch BV Trung ƣơng quân đội 108 [15] hay kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Tân Hƣơng tại đơn vị quản lý và điều trị có kiểm soát bệnh THA khoa khám bệnh BV Bạch Mai (89,0%) [11], tỉ lệ tại Viện Quân y 103 là 85,9% trong nghiên cứu của
Trần Thanh Tú [22]. Không có sự khác biệt về tỉ lệ đạt HAMT giữa hai nhóm nam và nữ (P = 0,672 > 0,05). Cũng không có sự khác biệt về tỉ lệ đạt HAMT giữa hai nhóm THA giai đoạn 1 và nhóm THA giai đoạn 2&3 (P = 0,090 > 0,05).
Nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện nhằm đánh giá lợi ích của việc điều trị THA. Giảm HA 2mmHg giúp làm giảm 7-10% biến cố tim mạch và việc điều trị THA giúp giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật [32]. Việc xác định đích huyết áp, khởi trị bằng thuốc trong các khuyến cáo lớn về THA dựa vào tuổi, ĐTĐ và bệnh thận mạn [25], [28], [33], [40].
Về tuổi: Các khuyến cáo NICE 2011, CHEP 2013, ESC/ESH 2013 đều lấy đích HA là < 150/90 mmHg cho quần thể chung ngƣời ≥ 80 tuổi và < 140/90 mmHg cho ngƣời < 80 tuổi; ngoại trừ KC JNC VIII 2014 vẫn lấy hai ngƣỡng đích huyết áp nhƣ trên nhƣng thay vì điểm cắt tuổi là 80 thì khuyến cáo này lấy tuổi 60 làm mốc ranh giới do có bằng chứng các thử nghiệm lâm sàng cho thấy trên quần thể ≥ 60 tuổi, đích HA < 150/90 mmHg đã làm giảm đột quỵ, suy tim và bệnh mạch vành.
Về THA kèm ĐTĐ: ESC/ESH 2013 lấy đích < 140/85 mmHg, CHEP 2013 lấy đích < 130/80 mmHg, JNC VIII chọn đích < 140/90 mmHg.
Về THA kèm bệnh thận mạn: CHEP 2013, ESC/ESH 2013, JNC VIII đều lấy đích 140/90 mmHg. Ngoài ra: ESC/ESH 2013 lấy đích < 130/90 mmHg cho trƣờng hợp có bệnh thận mạn kèm tiểu đạm.