Yếu tố nguy cơ, tổn thƣơng cơ quan đích và biến chứng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch, bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới (Trang 64)

Theo Khuyến cáo 2008 thì THA có mối tƣơng quan liên tục và mức độ với tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ khác nhƣ tuổi, hút thuốc lá và cholesterol cũng dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch với bất kỳ mức THA nào. Do đó, nguy cơ tuyệt đối bệnh tim mạch ở bệnh nhân THA dao động mạnh, khoảng trên 20 lần, tùy thuộc vào giới, tuổi, mức HA và sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ khác [8]. Vì vậy: đánh giá yếu tố nguy cơ và tổn thƣơng cơ quan đích trên từng cá thể là rất cần thiết để có chiến lƣợc điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả.

* Về yếu tố nguy cơ:

Trƣờng hợp có yếu tố nguy cơ chiếm đến 86,02%. Trong đó chiếm tỉ lệ cao là: 1 YTNC (58,36%), và 2 YTNC (21,88%).

Trong số các yếu tố nguy cơ khảo sát thì yếu tố nguy cơ tuổi cao (Nam>55 tuổi, nữ > 65 tuổi) chiếm tỉ lệ cao nổi bật: 77,51%. Điều này cho thấy sự gia tăng tuổi thọ đang đẩy THA trở thành gánh nặng về sức khỏe trên toàn cầu. Ở ngƣời cao tuổi, tính đàn hồi của thành mạch giảm làm giảm khả năng giãn của động mạch gây tăng hậu gánh, nồng độ noradrenalin trong máu cao hơn gây tình trạng cƣờng giao cảm tƣơng đối, sự gia tăng dòng calci đi vào và giảm hoạt động của renin gây co mạch.

Rối loạn lipid máu cũng là yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp, trong nghiên cứu yếu tố này chiếm tỉ lệ 23,71%. Đó là hậu quả của sự phát triển xã hội, chế độ ăn giàu chất béo, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, ít rau quả, lƣời vận động . . .Sự có mặt đồng thời rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp sẽ dẫn đến gia tăng tình trạng xơ vữa động mạch, dễ gây vỡ mạch máu khi có tăng huyết áp [8]. Trên những bệnh nhân này, việc lựa chọn thuốc điều trị THA cần phải đƣợc cân nhắc để không làm nặng thêm tình trạng RLLM (không sử dụng nhóm lợi tiểu, nhóm chẹn ) đồng thời phải kết hợp dùng thuốc hạ lipid máu và điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống.

Đái tháo đƣờng là yếu tố nguy cơ chiếm 11,25% trong nghiên cứu. So với ngƣời không bị ĐTĐ, THA gặp ở ngƣời ĐTĐ nhiều gấp đôi. Ngoài mức độ thƣờng gặp cao, bản thân THA làm tăng mạnh các yếu tố nguy cơ vốn đã tăng ở bệnh nhân ĐTĐ. ĐTĐ làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành gấp hai lần ở nam và bốn lần ở nữ. Có cả THA và ĐTĐ sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ và nguy cơ tử vong so với bệnh nhân THA không bị ĐTĐ Ngƣỡng HA bắt đầu dùng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ là khi chỉ số HA ≥ 140/90 mmHg. Và các hƣớng dẫn hiện thời đều đề nghị đích HAMT trên

Hút thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng, chiếm tỉ lệ 6,99% trong nghiên cứu, gặp trên 23 bệnh nhân nam có thói quen hút thuốc lá vẫn chƣa bỏ đƣợc hẳn. Theo nghiên cứu, hút một điếu thuốc lá có thể gây tăng HATTh lên tới 11 mmHg, HATTr tăng thêm 9 mmHg, kéo dài 20- 30 phút , hút nhiều có thể dẫn tới cơn THA kịch phát. Nếu hút trên 10 điếu/ ngày, liên tục trong 3 năm thì có nguy cơ THA và mắc các bệnh tim mạch cao hơn so với bình thƣờng. Bỏ thuốc lá có thể không giảm trực tiếp huyết áp, nhƣng giảm đáng kể các biến cố tim mạch. Vì nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng gấp 2- 6 lần và nguy cơ đột quỵ tăng gấp 3 lần ở ngƣời hút thuốc so với ngƣời không hút [39].

* Về tổn thương cơ quan đích và biến chứng:

Trong nghiên cứu, 65,35% trƣờng hợp có tổn thƣơng cơ quan đích và biến chứng: có 1 tổn thƣơng chiếm tỉ lệ cao nhất: 54,10%; có 2 tổn thƣơng (10,94%); có 3 tổn thƣơng (0,30%). Tỉ lệ có tổn thƣơng cao là do đa phần bệnh nhân nhập viện khi có tiền sử THA lâu năm, THA đã ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3. Tổn thƣơng trên não chiếm tỉ lệ cao nhất 41,64% (hay gặp nhất là tai biến mạch máu não, nhồi máu não, xuất huyết não); tổn thƣơng trên tim là 19,45% (đau thắt ngực, suy tim, nhồi máu cơ tim) và suy thận là 9,73%.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch, bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới (Trang 64)